Phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên muốn “dằn mặt” ai?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở cách xa nhà hàng ngàn km, nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể đã gửi thông điệp rõ ràng rằng, hãy nghĩ kỹ trước khi thân mật với tân Tổng thống Mỹ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo CNN, ông Abe hiện đang có chuyến thăm Mỹ. Nhật Bản có thể là mục tiêu trong thông điệp mới nhất khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo mới.
Thông điệp gửi đến Nhật Bản
“Vụ phóng diễn ra ngay sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật, đây rõ ràng là hành động khiêu khích với Nhật Bản và khu vực”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói.
Quan chức Mỹ nói, vật thể mà Triều Tiên phóng đi là tên lửa đạn đạo tầm trung. Tên lửa bay 500km rồi rơi xuống Biển Nhật Bản.
Tên lửa đạn đạo tầm trung thường có tầm bắn 3.000-5.000km, đủ xa để bao trùm Hàn Quốc nhưng không vươn được đến lãnh thổ Mỹ.
“Đây rõ ràng là hành động nhằm trực tiếp vào Nhật bản”, Carl Schuster, Giáo sư Đại học Thái Bình Dương Hawaii và cựu giám đốc chiến dịch tại Trung tâm tình báo thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ nhận định.
Mặc dù Hàn Quốc lo ngại về chương trình hạt phát triển tên lửa và hạt nhân Triều Tiên nhất, các nhà phân tích nói rằng, Bình Nhưỡng đã không còn chủ trương gây hấn, đặc biệt sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị luận tội.
“Trong tháng qua, Triều Tiên đang rất cẩn thận, tránh gây căng thẳng với Hàn Quốc.”, cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, Christopher Hill nói trên CNN. “Triều Tiên khiêu khích theo dạng này chỉ đem lại lợi ích cũng như cách phản ứng cứng rắn của Hàn Quốc”.
Video đang HOT
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga.
Triều Tiên và Nhật Bản không có mối quan hệ ngoại giao trực tiếp nhưng hai bên đã cố gắng bình thường hóa quan hệ trong những năm qua.
Trong giai đoạn 1970-1980, Triều Tiên bắt giữ công dân Nhật Bản nhưng sau đó đã phải xin lỗi về vụ việc. Nước này không giải thích lý do vì sao chấp nhận đề nghị từ Nhật Bản.
Ngày nay, hành động gây hấn của Triều Tiên nhằm vào Nhật Bản có thể nhằm chia cắt nước này khỏi nước láng giềng Hàn Quốc và đồng minh Mỹ.
Chỉ là phô trương sức mạnh?
Có hai yếu tố trong mỗi lần Triều Tiên phóng tên lửa, gồm kỹ thuật và chính trị.
Ngay cả khi thử tên lửa thất bại, Triều Tiên vẫn có thể lấy đó làm bài học kinh nghiệm. “Bình Nhưỡng có thể phân tích vì sao tên lửa rơi xuống biển. Họ có thể thử nghiệm lớp lá chắn nhiệt cho đầu đạn phân hướng. Họ có thể thử nghiệm liệu tên lửa có thể chịu được lực hấp dẫn khi mang tải trọng lớn”, cựu Trung tướng Mỹ Mark Hertling nói.
“Triều Tiên cũng có lý do chính trị để phóng tên lửa”, ông Schuster nói. “Vụ phóng diễn ra lần đầu tiên sau khi tân Tổng thống Mỹ lên nắm quyền, 10 ngày sau khi Tướng James Mattis hứa sẽ bảo vệ Hàn Quốc và Nhật trước mối đe dọa Triều Tiên”.
Hệ thống phòng thủ THAAD
Để chống lại đợt tấn công tiềm tàng từ Triều Tiên, chiến lược đánh chặn tên lửa luôn là cột trụ quan trọng trong chính sách phòng thủ của Mỹ với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Người Hàn Quốc xem bản tin về việc Triều Tiên phóng thử tên lửa.
“Chính phủ Hàn Quốc sẽ đảm bảo tính mạng của người dân và an ninh quốc gia trước mối đe dọa từ Triều Tiên, dựa trên hệ thống phóng thủ chung Mỹ-Hàn”, Cho June-Hyuck, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố sau khi Bình Nhưỡng thử tên lửa.
Ông Cho June-Hyuck nhiều khả năng ám chỉ đến Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD). Hệ thống này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa liên lục địa Triều Tiên trước khi nó tiếp cận mục tiêu.
Triều Tiên hồi tháng 7 thông báo, THAAD sẽ được lắp đặt tại huyện Seongju, cách thủ đô Seoul khoảng 250km.
THAAD không được đưa đến Nhật Bản nhưng sau khi Triều Tiên phóng tên lửa, Tokyo có thể sẽ cân nhắc sử dụng hệ thống này một cách nghiêm túc hơn.
Điều này sẽ càng khiến Trung Quốc và Nga giận dữ. Bắc Kinh và Moscow luôn phản ứng trước khả năng Mỹ đặt hệ thống tên lửa như vậy ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo Danviet
Phản ứng của Trump trước vụ phóng tên lửa Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện quan điểm rõ ràng, trong cuộc họp báo tổ chức ngay sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong cuộc họp báo sau khi Triều Tiên phóng tên lửa.
Theo Bloomberg, trong cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Florida, ông Abe gọi vụ phóng tên lửa là "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Thủ tướng Nhật Bản kêu gọi Triều Tiên tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa, kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Trump lên nắm quyền.
Về phần mình, ông Trump khẳng định sự ủng hộ tuyệt đối với Nhật Bản. "Tôi chỉ muốn mọi người hiểu, và biết rằng, nước Mỹ ủng hộ Nhật Bản 100%m một đồng minh lớn của chúng ta".
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Tokyo đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gửi thông điệp mạnh mẽ tới Triều Tiên, để phản đối vụ việc này.
Người Triều Tiên theo dõi bản tin truyền hình Hàn Quốc về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Trong khi đó, Hàn Quốc cũng đã lên án mạnh mẽ vụ thử tên lửa đạn đạo, và gọi đó là mối đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Sáng ngày 12.2, Triều Tiên bất ngờ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung mới. Tên lửa bay về phía đông đến vùng biển Nhật Bản khoảng 500km. Hiện chưa rõ chính xác tên lửa này được phóng thuộc loại nào.
Trong thông điệp mừng năm mới 2017, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, nước này có thể phóng thử tên lửa bất cứ lúc nào và ở nơi nào.
Chính quyền Tổng thống Trump khi đó cảnh báo sẽ đáp trả mạnh mẽ nếu Bình Nhưỡng tiếp tục thử tên lửa.
Theo Danviet
Lực lượng nào dám tấn công tàu chiến Mỹ ở Trung Đông? Đợt tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ nhằm vào mục tiêu của phiến quân Houthi ở Yemen có thể sẽ đẩy Washington can thiệp sâu hơn vào cuộc nội chiến ở quốc gia này. Lực lượng Houthi đang ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ ở Yemen. Lực lượng Houthi bắt nguồn từ đâu? Houthi đóng vai trò chính trong...