Phòng tác hại của ánh nắng mặt trời sao cho đúng?
Các loại tia UV (cực tím) có thể gây tăng sắc tố da, bỏng da, viêm da tiếp xúc, thậm chí là ung thư da nếu con người tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng thời gian dài.
Tia UV nguy hiểm thế nào?
Hiện nay Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi hơn 40 độ C. Nắng nóng với chỉ số tia UV (tia cực tím) ở mức cao gây ảnh hưởng lớn đến làn da. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chống nắng cho da đúng cách.
Theo ThS. BS Nguyễn Thị Kim Hương – Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô, phổ ánh sáng mặt trời bao gồm 3 chùm tia UVA, UVB và UVC.
Da có thể bị cháy/bỏng nắng, thậm chí ung thư nếu như người dan không có biện pháp phòng ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời. (Ảnh minh họa: SKDS).
Trong đó, tia UVC có khả năng gây ung thư rất cao. Nhưng nhờ tác dụng bảo vệ của tần ozon nên các tia này hầu như không thể “xuyên thấu” tới bề mặt trái đất và ít gây ảnh hưởng tới con người.
Tia UVB có tác động lên lớp thượng bì của da, gây hiện tượng cháy nắng sau vài giờ phơi nắng. Đồng thời, tia UVB cũng kích thích các tế bào hắc tố, tăng sản xuất melanin cùng các tế bào sừng gây hiện tượng tăng sắc tố và dày sừng ở thượng bì.
Còn đối với tia UVA có thể làm tổn thương DNA của tế bào da, dần dần gây ra ung thư da.
Như vậy, dù ở mức độ lớn nhỏ khác nhau và thể loại gì thì tia UV cũng gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là làn da nếu như không có biện pháp phòng tránh.
“Ở thể cấp tính, tia UV sẽ gây ra các hiện tượng cháy nắng, bỏng nắng… Với trường hợp tiếp xúc với tia UV kéo dài sẽ gây ra các bệnh mạn tính, như: nám má, sạm da, tổn thương lão hóa da, nguy hiểm hơn là ung thư da. Hiện nay, chỉ số tia UV đạt đỉnh trong ngày là từ 10h-14h. Để da tiếp xúc với ánh mặt trời thời điểm này rất dễ bị cháy nắng. Chính vì vậy, người dân nên hạn chế ra đường vào thời gian trên”, BS Hương cảnh báo.
Video đang HOT
Cũng theo BS Hương, khi da bị cháy nắng, thường mất vài ngày và thậm chí là vài tuần để có thể hồi phục. Cũng có những người tổn thương da nặng có thể gặp những biến chứng khác như: bỏng da, viêm da tiếp xúc… Vì vậy, khi bị cháy nắng, tuyệt đối không được chủ quan, không được tự ý điều trị mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá mức độ và có biện pháp điều trị kịp thời.
Mối nguy hại của tia UV và cách chống nắng sao cho đúng
Theo ThS. BS Nguyễn Thị Kim Hương, người dân có thể phòng tránh ánh nắng (tia UV) bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phòng chống tác hại của ánh nắng mặt trời sao cho đúng.
Theo đó, người dân cần đặc biệt chú ý tới việc che chắn vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng bằng các trang bị bảo hộ, như: kem chống nắng, mũ, kính râm, khẩu trang, găng tay, áo chống nắng…
“Kem chống nắng là biện pháp quan trọng để bảo vệ da, cần bôi kem chống nắng khoảng 2-3 giờ/lần, trước khi ra nắng 20 phút ở vùng da cần được bảo vệ. Các nhà sản xuất đã lưạ chọn chỉ số chống nắng phù hợp với làn da đó người sử dụng chỉ cần chọn loại kem phù hợp với loại da của mình. Các loại da phổ biến có thể kể đến như: da khô, da dầu, da hỗn hợp hay da nhạy cảm..”, BS Hương nói.
Các bác sĩ đang chăm sóc da cho người bệnh. (Ảnh: BVCC).
Chuyên gia Da liễu này cũng khuyến cáo, việc sử dụng áo chống nắng không phải chỉ đơn giản là tìm một chiếc áo có khả năng che kín các vùng cơ thể hay mặc lên người. Mà người dân cần phải hiểu rõ loại áo, chất liệu và khả năng bảo vệ khỏi tác hại của tia UV.
Rất nhiều trường hợp thường mắc các sai lầm khi chọn áo chống nắng. Chẳng hạn như có người lầm tưởng rằng, màu áo càng sáng thì sẽ chống nắng sẽ càng tốt. Tuy nhiên, thực tế các loại áo màu tối có khả năng hấp thụ nhiệt và biến đổi thành nhiệt lượng tốt hơn. Vì vậy, những áo chống nắng có màu này sẽ có khả năng chống tia cực tím tốt hơn.
“Chất liệu vải cũng là một tiêu chí rất quan trọng. Các loại chất liệu thông thường chỉ có khả năng ngăn chặn được sức nóng từ bên ngoài, không thể ngăn chặn được tia cực tím. Do đó, người dân nên chọn loại áo của các hãng có uy tín, đạt chuẩn UPF (chỉ số chống tia UV), hoặc chọn loại áo có mũ, có khả năng che được hết cổ và tay.
Ngoài kem chống nắng, quần áo, người dân cũng cần lưu ý tới việc chọn khẩu trang và các loại kính râm chuyên dùng để đi ngoài trời. Nhờ vậy mới có thể giảm bớt được tác hại của tia UV lên da và sức khỏe con người”, BS Hương nhấn mạnh.
Tia cực tím cao ở Hà Nội: Cách "che chắn" tránh bệnh hiểm về da
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo ngày 22-24/6, chỉ số tia cực tím (UV) ở Hà Nội có giá trị từ 8-9, mức nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới làn da.
Trong ngày 22-24/6, chỉ số tia cực tím (UV) ở Hà Nội có giá trị từ 8-9 với mức nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo khi chỉ số tia UV mức 8-10, nếu ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng da. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ. Tia UV ở mức 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Tia cực tím có thể gây nguy hại đến làn da, khiến da khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Ảnh: Internet.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết bức xạ cực tím là thành phần trong ánh sáng mặt trời, quan trọng nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) do có thể gây tổn thương DNA của tế bào da.
Theo bác sĩ Vũ, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị bỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Da bị bỏng nhiệt sẽ phồng rộp, đỏ, đau.
Bác sĩ Lê Đức Thọ, chuyên khoa Da liễu, cho hay, bức xạ tia cực tím hay các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời rất nguy hại đến làn da vì đây là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, da có thể gặp các vấn đề như sạm, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da và các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm.
ThS.BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết tia cực tím có thể gây hại cho da bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, da bị tác động nhiều hơn vào những tháng mùa hè, nắng nóng cao điểm khi mức độ tiếp xúc của chúng ta cao hơn.
Cách chăm sóc da mùa nắng
Vào những ngày hè, ánh nắng mặt trời trở nên chói chang gay gắt, rất dễ gây ra sốc nhiệt, ảnh hưởng lớn đến da và mắt nếu không được bảo vệ cẩn thận. Để tránh tác động tiêu cực từ tia cực tím, chúng ta nên lựa chọn những biện pháp bảo vệ phù hợp với bản thân để chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Việc chăm da sóc đúng cách vào mùa hè rất quan trọng để có làn da khỏe, đẹp. Đặc biệt, với sự thay đổi của thời tiết, mọi người cần chủ động theo dõi tình trạng da và thay đổi chăm sóc.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi chỉ số tia cực tím từ 3 trở lên phải mặc áo chống nắng, đeo kính râm, khẩu trang khi đi ra đường, đội mũ rộng vành để che chắn bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời nói chung và tia cực tím nói riêng. Đặc biệt, là tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 - 16h.
Đeo kính râm bảo vệ mắt. Lựa chọn chất liệu tròng kính có khả năng chống nắng, độ hấp thụ tia cực tím từ 99 - 100% sẽ bảo vệ tốt nhất cho mắt và vùng da xung quanh.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi chỉ số tia cực tím từ 3 trở lên phải mặc áo chống nắng, đeo kính râm, khẩu trang khi đi ra đường. Ảnh: Internet.
Để bảo vệ da khỏi những tác động xấu của ánh nắng mặt trời, chúng ta phải biết lựa chọn kem chống nắng thích hợp theo các tiêu chí sau: Kem chống phổ rộng (chống cả tia UVA và UVB), chỉ số chống nắng SPF 30, loại không thấm nước (water-resistance hoặc very water-resistance) và dạng sử dụng theo ý thích của mình (kem, dầu, lotion, gel hay xịt). Chúng ta nên thoa trước khi ra nắng 30 phút, thoa lại lần 2 sau khi tiếp xúc nắng 30 phút và sau đó cứ mỗi 2 giờ thoa lại một lần. Lưu ý, bạn không sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Để ý các bề mặt phản chiếu như mặt nước, tuyết, cát và kính. Chúng có khả năng phản chiếu tia nắng mặt trời, vô tình gây hại cho làn da, tăng nguy cơ bị cháy nắng cũng như ung thư da.
Bổ sung hoa quả tươi giàu vitamin C, giúp hạn chế tác động có hại từ tia cực tím.
Nhận biết tác dụng phụ của một số thuốc khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời. Các thuốc này bao gồm một số loại kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc kháng nấm, thuốc trị tăng huyết áp và một số loại thuốc hóa trị.
Tránh tắm nắng khi ngoài trời đã nắng gắt. Ngoài ra, không nên sử dụng đèn mặt trời, giường nằm tắm nắng hoặc các dịch vụ làm cho da rám nắng bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao.
Sử dụng kem chống nắng đều đặn mỗi khi ra ngoài, ngay cả khi trời nhiều mây. Tia cực tím có thể xuyên qua mây và qua các loại cửa kính.
Sử dụng son dưỡng môi hoặc son môi có chứa chất chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30.
Mẹo hay chọn kem chống nắng cho da dầu mụn bạn nhất định không được bỏ qua Vào mùa hè, điều khiến phụ nữ lo lắng nhất đó chính là nên lựa chọn loại kem chống nắng nào phù hợp với làn da nhiều dầu và có mụn của mình. Đừng lo học ngay những tip hữu ích sau. 1. Thành phần thảo mộc tự nhiên Thành phần kem chống nắng hết sức quan trọng và không được bỏ qua...