Phóng sự ảnh của LIFE về sự tàn khốc của trận Khe Sanh
Tạp chí LIFE số ra ngày 23/2/1968 đã đăng tải một phóng sự ảnh gây sốc do phóng viên David Douglas Duncan thực hiện về chiến trường Khe Sanh, Quảng Trị…
Trong màn sương bao phủ khu vực thung lũng bị đạn bom cày xới, các lính thủy đánh bộ Mỹ căng thẳng chờ đợi động thái tiếp theo của quân đội Giải phóng đang bao vây xung quanh. Trong một tuần qua, họ đã phải gánh chịu sức ép dồn dập từ hỏa lực của đối phương. Không ai ở bên ngoài có thể hình dung được thực tế ở Khe Sanh: 5.000 lính của Trung đoàn 26 như những con bò thiến bị buộc một chổ để làm mồi cho hổ.
Đường băng làm bằng các tấm kim loại này là cánh cửa duy nhất kết nối lính Mỹ ở Khe Sanh với thế giới. Nhưng nó thường xuyên bị vô hiệu hóa bởi sương mù hoặc hỏa lực của đối phương. Pháo binh của quân đội Giải phóng được chỉ dẫn của các trinh sát lão luyện nã xuống từ đỉnh núi, hiếm khi nào lại không trúng một ai hay một vật thể nào đó, trên đường băng hay các hầm trú ẩn của lính Mỹ. Trong những đêm tồi tệ, có đến 5,6 quả rocket nã xuống mỗi phút.
Sự nhạy cảm khi bom đạn nã xuống sát các đường hào là rất quan trọng. Những từ có ý nghĩa nhất ở đây là “Incoming!” (Hãy chui vào!) và “Outgoing!” (Hãy thoát ra!). Trong ảnh trên bên trái, đường ống dẫn xăng cho máy bay đã bốc cháy do trúng đạn. Ảnh trên bên phải: Các binh lính chuyền tay những quả đạn pháo chưa nổ để tiêu hủy. Hai ảnh dưới: Máy bay chiến đấu Phantom bay đi thực hiện các vụ trả đũa bằng bom napalm hoặc bom có cánh nhằm vào các vị trí của đối phương.
Hỏa lực Giải phóng nhắm bắn chính xác vào tất cả những chiếc máy bay nào cố hạ cánh. Hiếm có chiếc trực thăng nào bay đi mà không dính đạn súng máy và quay về với những binh sĩ bị thương hoặc thiệt mạng. Những chiếc C-130 bay rất thấp để hạ cánh, thả hàng chớp nhoáng rồi vội vã bay đi ngay cũng bị trúng đạn. Ảnh trên: Một chiếc C-130 may mắn không bị nổ dù trúng đạn pháo. Ảnh dưới: Một chiếc C-130 khác đã trúng đạn khi còn ở trên không, trượt trên đường băng và biến thành một ngọn đuốc. Toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.
Video đang HOT
Các lính bắn tỉa Mỹ, từ trái sang phải gồm Hạ sĩ Albert Miranda, Hạ sĩ David Burwell và Trung úy Alec Bodenwiser đang tìm kiếm mục tiêu phía ngoài hàng rào, trên những ngọn núi xa. Làm việc trong các tổ 3 người, họ phải ngồi tại một vị trí trong nhiều giờ, quan sát bằng kính viễn vọng và ra quyết định khai hỏa vào những con người không hề hay biết mình đã lọt vào tầm ngắm của kẻ thù.
Cũng như tiếng nổ của đạn pháo hay tiếng động cơ máy bay phản lực gầm rú, cái chết là một điều quá quen thuộc ở Khe Sanh. Bạn có thể nghe tin về cái chết của một đồng đội thân thiết ở nơi bốc dỡ hàng hóa, bãi rác, hầm cá nhân, trạm xá, hay bất kỳ chỗ nào, thậm chí là ngay cả khi anh ta vừa đứng cạnh bạn. Mọi người chỉ còn biết phó thác sinh mạng của mình cho Chúa trời. Ảnh bên phải: Binh nhất Joseph Marshall (18 tuổi, đến từ Alexandria) đang hát một bài Thánh ca yêu thích từ thời thơ ấu ở quê nhà.
Theo Kiến thức
Trận đánh không thể quên trên điểm cao 689
Có mặt tại Khe Sanh, Hướng Hóa vào những ngày đầu tháng 7 lịch sử, nơi đang sôi nổi kỷ niệm Chiến thắng Khe Sanh, tôi được nghe các cựu chiến binh kể lại nhiều câu chuyện cảm động về một trận đánh oanh liệt, hào hùng nhưng cũng nhiều mất mát.
Vượt đường sá xa xôi để đến Khe Sanh, đoàn Cựu chiến binh tỉnh Phú Thọ, thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246, Quân khu Việt Bắc (nay là Quân Khu 1) - những người trực tiếp tham gia trận đánh ác liệt 1968 giải phóng Hướng Hóa cách đây 45 năm trôi qua bồi hồi xúc động, lại có dịp quay trở về chiến trường xưa để thăm lại cứ điểm lịch sử, nơi ta và địch tranh giành nhau từng tấc đất, nơi những người đồng đội thân yêu của họ đã anh dũng hy sinh...
Thề tiêu diệt toàn bộ cứ điểm...
Trong suy nghĩ của Cựu chiến binh Nguyễn Đức Bình, nguyên Chỉ huy trận đánh cao điểm 689, vào ngày 7/7/1968, trận cuối cùng giải phóng Khe Sanh, Hướng Hóa vẫn chưa bao giờ phai nhạt. Về thăm lại chiến trường, những ký ức cứ sống dậy trong tâm trí ông như mới vừa xảy ra.
Ông Bình nhớ lại trận đánh ác liệt trên điểm cao 689
Ông Bình kể lại: Ngày 6/7, Tiểu đoàn 3 nhận được lệnh đánh vào cao điểm 689, lúc này địch đang thất thủ và tuyên bố rút quân khỏi Khe Sanh. Trước tình hình trên, Ban chỉ huy trận đánh nhận định Tà Cơn là cứ điểm trọng yếu của địch nên theo kế hoạch, quân ta sẽ đánh thọc vào đây nhằm bẽ gãy âm mưu của chúng. Tôi được giao trọng trách là Đại đội phó chỉ huy trận đánh. Thời điểm này, tuyến hàng rào điện tử của địch đã được ta mở từ ngày 28/6, gồm 9 hàng rào, mỗi tuyến cách nhau 5m. Vào trận đánh, địch sử dụng vũ khí tối tân cùng các phương tiện hiện đại, chúng ném lựu đạn qua các cửa ngõ. Trong tình thế đó chúng tôi quyết định xông lên tấn công kẻ thù. Trận đánh diễn ra hết sức ác liệt, Mỹ - Ngụy được tăng cường quân số lớn hơn ta gấp nhiều lần, chính vì vậy quân ta cũng bị tổn thất lớn, Tiểu đoàn 3, C10 và C11 bị hy sinh gần 300 người. Dù chênh lệch về quân số nhưng trong trận đánh này, quân ta cũng tiêu diệt được hơn 300 quân địch.
Khi chúng ta chiếm được 2/3 chiến trường, quân Mỹ phản công ở đồi B và đồi C. Đến đêm 7/7, địch đã thất thủ tại chiến trường Khe Sanh, thừa thắng quân ta xông lên chiếm toàn bộ căn cứ. Địch phải lên trực thăng rút khỏi căn cứ Tà Cơn. Ngày 9/7, Khe Sanh, Hướng Hóa sạch bóng quân thù, đây cũng là huyện đầu tiên của miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Khu di tích Tà Cơn - nơi sẽ được dựng lại thời kỳ ác liệt nhân kỷ niệm 45 năm chiến thắng Khe Sanh
Đến bây giờ nhắc lại trận chiến ở điểm cao 689, ông Bình vẫn chưa quên được hình ảnh liệt sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước lúc hy sinh, liệt sĩ Khoát đã móc túi lấy tiền đưa cho đồng đội nhờ nộp Đảng phí cho tổ chức Đảng. "Trước lúc anh Khoát ra đi, anh vẫn không quên nghĩa vụ của một người lính, người Đảng viên cách mạng" - giọng ông Bình trầm buồn.
Một kỷ niệm buồn khác khiến ông Bình day dứt, trong chận chiến ác liệt giữa ta và địch, anh Phương (một chiến sĩ của Tiểu đoàn 3) trong lúc xông trận đã bị địch bắn vào bụng. "Lúc đó, thân xác anh ấy ngả vào đầu tôi, máu me chảy khắp người... Thương tiếc cho những đồng đội đã ngã xuống, chúng tôi thề phải tiêu diệt toàn bộ cứ điểm của địch. Trước khi vào đây, tôi vẫn thường nằm mơ thấy anh".
Ngược dòng ký ức
Giữa trưa nắng chói chang của miền Trung, những Cựu chiến binh thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 246 trở lại cứ điểm Tà Cơn để thăm lại chiến trường một thời ác liệt. Những kỷ niệm năm nào lại sống dậy trong tâm trí của mỗi người.
Cựu chiến binh Tiểu đoàn 3 chụp ảnh lưu niệm với Phóng viên chiến trường Trần Duy Hinh
Anh hùng LLVTND Nguyễn Hữu Quyền, xúc động nói: "Sau 45 năm, chúng tôi lại có dịp trở về Khe Sanh để dâng lên phần mộ các anh nén tâm nhang tưởng nhớ. Mỗi bước đi, chúng tôi nghe từng nhịp đập và hơi thở các anh, mong cho linh hồn các anh được yên nghỉ. Trong trận đánh tại điểm cao 689, ông Quyền đã lập nhiều thành tích và cũng là người được giao trọng trách phải cắm bằng được lá cờ giải phóng trên căn cứ Tà Cơn.
Anh hùng LLVTND Nguyễn Hữu Quyền kể lại chiến thắng Khe Sanh
Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, Trưởng ban liên lạc, nguyên chiến sĩ "Tiểu đoàn K3 - Tam Đảo anh hùng" chưa thể quên được quá khứ hào hùng. Cái tên Tiểu đoàn K3 - Tam Đảo đã đi vào lịch sử với thắng lợi trong chiến dịch giải phóng Khe Sanh - đường 9, chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - nơi ta và địch giành nhau từng tấc đất, mỗi m2 là biết bao xương máu của các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống. Nơi đây, các cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao quyết tâm: "K3 - Tam Đảo còn thì Thành cổ Quảng Trị còn". Suốt thời gian này, đơn vị của ông Hợi đã phải chịu biết bao tổn thất, phần lớn cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh.
Những dòng ký ức năm nào cứ hiện về trong tâm trí Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi
Nhắc đến chiến thắng Khe Sanh, ông Hợi kể: Hồi đó, Khe Sanh được địch xem là "Điện Biên Phủ thứ 2" ở Việt Nam, có lúc địch tăng cường quân số lên vài nghìn người. Nhận được chỉ thị phải tiêu diệt địch ở Khe Sanh, đêm 28 rạng ngày 29/6/1968, Trung đội 1, Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 của Anh hùng, liệt sĩ Phạm Ngọc Khánh đã phản công địch khắp mọi hướng. Trong trận này ta đã tiêu diệt được 114 tên địch, phá hủy 3 hầm ngầm. Tham gia chiến dịch này, Tiểu đoàn 3 Tam Đảo có 37 người, đã hy sinh 13 người, bị thương 6 người. Sau trận này, Đại đội 10, Tiểu đoàn 3 do anh Nguyễn Đức Bình chỉ huy đã mở một trận đánh quyết định, buộc địch phải rút lui khỏi Khe Sanh, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.
Trong tâm trí của Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, mảnh đất Quảng Trị đã ăn sâu vào máu thịt, nơi đây có rất nhiều đồng đội của ông đã ngã xuống. Đến bây giờ nhắc lại ông vẫn thấy nhói lòng. Những kỷ niệm về một thời kỳ ác liệt được ông đưa vào tập "Nhật ký Nguyễn Văn Hợi: Từ Khe Sanh đến Thành cổ Quảng Trị" ghi lại những khoảnh khắc ông cùng động đội chiến đấu trên chiến trường và những kỷ niệm khó quên.
Theo Dantri
Vang mãi bản anh hùng ca Khe Sanh Những ngày tháng 7, người dân huyện Hướng Hóa, Quảng Trị lại sôi nổi không khí kỷ niệm chiến thắng Khe Sanh. Chiến thắng Khe Sanh 45 năm về trước đã đập tan một ý đồ ngông cuồng và ngoan cố của giặc Mỹ tại chiến trường Đường 9 - Quảng Trị... Cách đây 45 năm, quân dân ta đã đoàn kết một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Truy tìm chủ sở hữu chiếc xe ô tô đâm xe máy rồi bốc cháy

Việt Nam trao công hàm phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông

Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong

Tài xế xe Mazda biển số Hà Nội va chạm xe Lexus rồi húc thẳng vào nhà dân

Sạt lở đất vùi lấp căn nhà ở Sa Pa, người phụ nữ tử vong

Mưa lớn quật đổ hàng loạt trụ điện ở Gia Lai

Trưởng công an cấp xã mới sẽ có thẩm quyền xử phạt như trưởng công an huyện

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi
Có thể bạn quan tâm

Làm ăn thua lỗ, thuê xe ô tô rồi mang đi cầm cố
Pháp luật
18:24:17 15/05/2025
Em gái Trấn Thành ngượng vì cảnh thân mật với mỹ nam cao 1,88m
Hậu trường phim
18:02:03 15/05/2025
Khoản đầu tư 50 tỷ USD của Roche gặp trở ngại do sắc lệnh về giá thuốc
Thế giới
17:59:42 15/05/2025
MV debut nhóm Anh Tài sao thế này: Như "lẩu thập cẩm" càng nghe càng sến, phối cảnh nghèo nàn tưởng sân khấu kịch
Nhạc việt
17:46:35 15/05/2025
G-Dragon lần đầu nhắc đến T.O.P sau gần 1 thập kỷ, cơ hội tái hợp đến gần?
Nhạc quốc tế
17:42:42 15/05/2025
Triệu Đức Dận 'ngưu ma vương' của Triệu Lệ Dĩnh, lộ quá khứ bán chất cấm?
Sao châu á
17:42:08 15/05/2025
Thông tin chính thức mới nhất liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
17:21:42 15/05/2025
Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng!
Netizen
17:17:40 15/05/2025
Miss World: Ý Nhi điểm yếu chí mạng, thua trông thấy, 1 người đẹp lộ tham vọng?
Tv show
16:56:29 15/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món ngon nhìn cực mát mắt
Ẩm thực
16:45:46 15/05/2025