Phong ’sói’ được thuê sang Campuchia giết người hàng loạt như thế nào?
Từ những vụ trộm xe máy hàng loạt, công an lập chuyên án điều tra. Lực lượng đã có phát hiện chấn động là gã giang hồ ở An Giang được sĩ quan Campuchia thuê giết nhiều người…
Từ đường dây trộm, tiêu thụ xe xuyên biên giới
Phòng Cảnh sát hình sự ( PC45), Công an tỉnh An Giang đã ngăn chặn kịp thời Phạm Thanh Phong (28 tuổi, còn gọi là Phong “sói”, ngụ xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) cùng sĩ quan của Campuchia dự mưu giết nhiều người. Liên quan đến vụ việc này, nhiều tình tiết mới đã hé lộ.
Theo đó, tháng 2/2017, các trinh sát của Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), Công an tỉnh An Giang phát hiện một nam Campuchia đang nhận xe máy từ 1 người phụ nữ bịt mặt ở xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn để mang sang bên kia biên giới.
Phong “sói” tại Cơ quan Công an
Qua xác minh, các trinh sát xác định người đàn ông nói trên là 1 thiếu úy công an của Campuchia. Chiếc xe máy mà thiếu úy người Campuchia điều khiển là của 1 thanh niên quê ở An Giang bị mất khi đang đậu tại 1 quán cà phê ở TP. Long Xuyên.
Làm việc với Cơ quan điều tra, thiếu úy nói trên khai, từ tháng 1/2016 đến khi bị phát hiện, y đã cấu kết với 1 sỹ quan ở Campuchia vận chuyển, tiêu thụ 18 chiếc xe gắn máy trộm cắp từ Việt Nam sang đất nước Chùa Tháp. Tiền công là 30 USD/xe.
PC45 Công an tỉnh An Giang xác định, đây là loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, liên quan đến nhiều băng nhóm. Đối tượng thực hiện cực kỳ nguy hiểm, hoạt động ở nhiều địa bàn. Đặc biệt, vụ việc có liên quan đến các đối tượng là sĩ quan Campuchia.
Chính vì vậy, PC45 đề xuất và được Ban giám đốc Công an tỉnh An Giang chấp thuận xác lập chuyên án và thành lập Ban chuyên án truy xét các vụ trộm cắp tài sản nói trên.
Ban chuyên án do Đại tá Lê Văn Tiền, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng ban; Đại tá Bùi Bé Năm – Trưởng phòng PC45 làm Phó ban thường trực và các thành viên còn có đội trưởng Đội cảnh sát hình sự 11 huyện, thị.
Trong đó, Đại tá Bùi Bé Năm được phân công trực tiếp chỉ huy 3 tổ công tác gồm 37 thành viên thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyên án.
Lộ kế hoạch dự mưu giết 7 người
Video đang HOT
3 tổ công tác do Đại tá Bùi Bé Năm chỉ huy đã khẩn trương điều tra, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu thập chứng cứ làm rõ các đối tượng gây án. Từ đó, Ban chuyên án quyết định “cất lưới” triệt phá các băng nhóm và bắt giữ nhiều đối tượng gây án.
Đáng nói trong quá trình điều tra, PC45 Công an tỉnh An Giang phát hiện Phong “sói” cùng sỹ quan quân đội Campuchia nói trên đang thực hiện dự mưu sử dụng súng quân dụng để giết nhiều người ở Campuchia.
Ban chuyên án triệt xóa đường dây tiêu thụ xe máy trộm cắp do sỹ quan quân đội nói trên cầm đầu, đồng thời bắt giữ hàng loạt nghi can có liên quan, trong đó có vợ của Phong “sói”. Lúc này, gã tiết lộ rằng 1 thượng sĩ đang công tác cùng cơ quan cung cấp thông tin cho công an.
Gã dự định thuê 1 đối tượng ở Phnom Penh giết thượng sĩ với giá 3.000 USD nhưng ý định này bị gát lại vì song Phong “sói” đã đồng ý thực hiện vụ này, sang Campuchia để thủ tiêu cả gia đình 7 người của thượng sĩ. Phong “sói” cũng nói với viên sỹ quan việc hắn mua 1 khẩu súng ngắn ở Campuchia và 9 viên đạn.
Khẩu súng mà Phong “sói” định dùng bắn 7 người ở Campuchia
Phong “sói”đã bắn thử hết 2 viên, còn lại 7 viên. Gã dự định sẽ tìm cách sang Campuchia ra tay giết người rồi đi đường tắt trốn về Việt Nam.
Khi Phong “sói” đang tìm cách sang Campuchia gây án thì bị lực lượng PC45 mật phục bắt giữ tại bến xe Hùng Cường (thuộc phường Mỹ Long, TP Long Xuyên). Khám xét trên người gã này, công an thu giữ 1 khẩu súng ngắn, 7 viên đạn, 6 chìa khóa tự chế dùng để trộm xe máy…
Theo công an, Phong “sói” là đối tượng nghiện ma túy, gã có nhiều tiền án tiền sự. Đặc biệt gã này rất nguy hiểm, sống bất cần đời. Gã không có chỗ ở nhất định, liên tục di chuyển ở nhiều tỉnh thành nên quá trình điều tra vụ án này gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi làm việc với công an, gã rất ma mãnh, không chịu khai báo…
“Thành công của chuyên án trong việc triệt xóa 7 băng nhóm tội phạm chuyên trộm cắp và tiêu thụ xe máy qua đường biên giới, cũng như bắt giữ, xử lý hàng chục đối tượng phạm tội nguy hiểm trong các băng nhóm này là chiến công đặc biệt của Ban chuyên án, trong đó vai trò chủ công là Phòng Cảnh sát hình sự”, lãnh đạo PC45 Công an tỉnh An Giang nói.
Đặc biệt bằng các biện pháp nghiệp vụ, Ban chuyên án đã phát hiện, bắt giữ, kịp thời ngăn chặn việc đối tượng Phong “sói” cùng sỹ quan quân đội Campuchia dự mưu sử dụng súng để giết nhiều người.
Hoài Thanh
Theo VNN
'Phòng thủ' từ xa trước hiểm họa thủy điện trên dòng Mekong
Từ vụ vỡ đập bên Lào, Việt Nam nên tìm hiểu nhiều hơn về những đập thủy điện trên dòng nhánh Mekong để có phương án ứng phó với những kịch bản xấu nhất...
"Sự cố vỡ đập ở Lào xảy ra trên dòng nhánh Mekong, lại xảy ra ở đập phụ, đó là điều khá bất ngờ. Điều đó cho thấy những sự cố từ các đập thủy điện rất khó lường. Nếu không có phương án ứng phó ngay bây giờ thì hậu quả sẽ rất lớn". ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia về quản lý lưu vực sông, bày tỏ khi đề cập đến những ảnh hưởng từ hệ thống thủy điện trên Mekong.
Vỡ cứ vỡ, xây cứ xây
Theo ông Quảng, đối với những thủy điện lớn trên dòng chính Mekong thì những đập thủy điện ở Trung Quốc có mức độ ảnh hưởng rất lớn, nếu đập bị sự cố rất dễ xảy ra tình trạng domino (tác động dây chuyền). Tất nhiên, các nước gần Trung Quốc như Thái Lan, Lào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn Việt Nam.
"Đối với Việt Nam, các đập thủy điện ở Lào, Campuchia mới là mối lo lớn hơn và gần hơn. Do đó, từ vụ vỡ đập bên Lào, chúng ta cần phải đánh giá đầy đủ về những rủi ro có thể xảy ra để có phương án ứng phó với những kịch bản xấu nhất như thiên tai, động đất". ông Quảng nói và cho rằng sau sự cố vỡ đập bên Lào, phía Việt Nam nên tìm hiểu nhiều hơn về những đập thủy điện trên dòng nhánh Mekong vì những thủy điện này cũng có khả năng gây thiệt hại lớn.
TS Dương Văn Ni, ĐH Cần Thơ, người có nhiều năm nghiên cứu về ảnh hưởng của đập thủy điện trên Mekong đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng bày tỏ lo ngại: "Lào và Campuchia đang xây dựng và dự kiến xây dựng nhiều đập thủy điện trên cả dòng chính và dòng nhánh Mekong, trong đó có những thủy điện xây hồ chứa rất lớn. Do những thủy điện này nằm ở hạ lưu Mekong không có độ dốc cao nên những hồ chứa được xây bờ cao để tích nước. Vì thế mức độ rủi ro cũng tăng lên, nếu xảy ra sự cố thì mức độ gây thiệt hại cũng rất cao".
Theo TS Dương Văn Ni, trên dòng Mekong khu vực thuộc Trung Quốc đến Lào có địa chất rất phức tạp, dễ xảy ra tình trạng đứt gãy nên việc xây dựng quá nhiều hồ tích nước với khối lượng lớn ở khu vực này thật sự rất đáng lo ngại. Vì thế các nước trong lưu vực cần phải cam kết thực hiện chương trình an toàn đập và giám sát chặt chẽ về vấn đề này.
Thượng nguồn sông Mekong dự kiến có 467 thủy điện, trong đó khoảng 1/4 đang trong quá trình xây dựng hoặc dự kiến xây dựng. Riêng trên dòng chính Mekong, Trung Quốc,Lào và Campuchia đã quy hoạch hơn 20 đập thủy điện. Trong đó, Trung Quốc đã xây tám đập ở thượng nguồn; Lào và Campuchia có kế hoạch xây 11 đập ở hạ nguồn. Ảnh: internationalrivers.org
Cần tiếng nói kịp thời
TS Ni nhớ lại: "Nhiều năm trước, khi Lào dự tính xây đập thủy điện Xayaburi trên dòng chính Mekong, tôi và nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu những tác hại đến ĐBSCL và kiến nghị các cấp lãnh đạo từ địa phương đến trung ương về nhiều vấn đề liên quan. Lúc đó, chúng tôi mong muốn chính phủ Việt Nam làm việc với chính phủ Lào và đề nghị nước bạn nên dời thời gian xây đập thủy điện lại khoảng 10 năm để đánh giá thật đầy đủ về những tác động khi xây dựng đập thủy điện. Rất tiếc là đập thủy điện này vẫn triển khai xây dựng...".
"Trái tim sống"
Lưu vực Mekong là một thực thể sống, hồ Tonle Sap (Campuchia) là trái tim và các dòng sông là mạch máu. Nó không cần trái tim phải lớn hơn mà cần một trái tim biết đập. Nó không cần thêm máu mà cần dòng máu chảy. Do đó, bất kỳ sự phát triển nào ở lưu vực Mekong đều nên quan tâm tới sự thay đổi nguồn nước và những tác động đến môi trường sinh thái...
TSDƯƠNG VĂN NI , ĐH Cần Thơ
Ông Ni chia sẻ thêm: "Khi kiến nghị về việc dừng xây đập Xayaburi, trong thâm tâm tôi cũng mong muốn rằng trong khoảng thời gian dừng xây đập Xayaburi sẽ có những công nghệ mới về sản xuất năng lượng hiện đại hơn, tốt hơn cho môi trường chứ không nhất thiết là phải làm thủy điện...".
Theo TS Ni, hiện nay Campuchia đang triển khai dự án xây đập Sambor trên dòng chính Mekong. Đây là đập thủy điện lớn gần ĐBSCL nhất. Do đó, những ảnh hưởng từ đập thủy điện này trong tương lai là rất đáng lo ngại. Ông đề xuất: "Theo tôi, từ vụ vỡ đập bên Lào, chúng ta nên tổ chức một hội thảo khoa học đủ tầm để đánh giá đầy đủ những rủi ro về những ảnh hưởng của hệ thống thủy điện trên dòng Mekong đến vùng ĐBSCL. Từ đó đề xuất Chính phủ có những tiếng nói kịp thời với các quốc gia trong lưu vực sông Mekong. Vụ vỡ đập bên Lào cho thấy những điều chúng ta lo ngại trước đây đã xảy ra chứ không còn là điều gì đó xa vời nữa".
Các nước cùng chia sẻ trách nhiệm
Theo ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia về quản lý lưu vực sông, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam nên tiếp tục thu thập thông tin qua các nguồn khác nhau để có thể phân tích các tác động của việc khai thác tài nguyên nước Mekong và kiến nghị với các cơ quan hữu quan có các giải pháp kịp thời. "Chính phủ Việt Nam nên có những hành động phù hợp để các bên liên quan trong câu chuyện hợp tác Mekong một mặt cần nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết sẵn có, đồng thời tiếp tục tìm kiếm các giải pháp thay thế, bao gồm cả việc thiết lập các cơ chế chia sẻ quyền lợi, chia sẻ trách nhiệm trong vấn đề tài nguyên nước Mekong" - ông Quảng bày tỏ thêm.
Thủy điện Hòa Bình xả lũ, ngoại thành Hà Nội bắt đầu ngập
Sáng 29-7, tỉnh lộ 421B đoạn qua xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội bị ngập 0,2-0,5 m khiến xe máy và ngay cả ô tô cũng khó lưu thông. Nhiều ô tô chết máy khi cố chạy qua đoạn ngập sâu.
Người dân xã Cấn Hữu cho biết nguyên nhân ngập do nước sông Bùi dâng cao chứ tại địa phương nhiều ngày qua không có mưa lớn. Trong khi đó, lãnh đạo xã Cấn Hữu xác nhận tình trạng ngập bắt đầu từ chiều 28-7. Nguyên nhân do nước sông Bùi dâng lên khi Nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ.
Trước đó, do tình hình mưa lũ tại các tỉnh vùng núi phía Bắc diễn biến phức tạp, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đã ra lệnh Công ty Thủy điện Hòa Bình mở thêm một cửa xả đáy từ 9 giờ sáng 27-7 (ảnh). Đồng thời, phát liên tục tất cả tám tổ máy phát điện. Tùy theo diễn biến của mưa lũ thượng nguồn, Công ty Thủy điện Hòa Bình có thể tiếp tục mở thêm các cửa xả đáy.
NB
TRUNG THANH
Theo PLO
Truy bắt nghi phạm sát hại dã man 2 người ở Hải Phòng Trưa 27.7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an Hải Phòng cùng Công an quận Lê Chân, Hồng Bàng tổ chức truy bắt Đàm Văn Hiếu (35 tuổi) ở quận Lê Chân. Hiếu được xác định là nghi can liên quan vụ án khiến 2 người tử vong. Nạn nhân là anh Đàm Văn Thắng...