Phóng sinh ngày rằm tháng Giêng như thế nào mới đúng?
Mọi người thường hay phóng sinh đầu năm để cầu bình an, sức khỏe, may mắn và mọi việc trong năm được hanh thông. Nhưng không phải ai cũng biết phóng sinh thế nào cho đúng cách.
Có nên phóng sinh ngày rằm tháng Giêng không?
Người sát sinh nhiều sẽ tạo nghiệp, hứng chịu vận xui xẻo. Vậy nên theo giáo lý nhà Phật, phóng sinh là hành động đẹp nhằm cứu thả các sinh mạng mắc nạn. Nhưng phóng sinh còn mang ý nghĩa phóng thích sự ô uế, không trong sạch như cái tâm tham, cái tâm đố kị, hơn thua và thù hận ra khỏi đầu để được tự do, thanh thản trong tâm tưởng.
(Ảnh minh họa: Vietnamnews.vn)
Người phóng sinh vì thế cũng tích lũy được nhiều công đức về sức khỏe, tuổi thọ, giảm bớt đại nạn, bản thân có thể trở nên tốt đẹp hơn và quan trọng là tâm an.
Vì vậy, không chỉ ngày rằm tháng Giêng mà còn nhiều ngày lễ trong năm, các gia đình thường phóng sinh tại đền, chùa hoặc tại nhà với mong mong cầu bình an, may mắn, mọi chuyện thuận lợi trong cả năm.
Nhưng phóng sinh “cho có”, phóng sinh không đúng cách vô tình trở thành hành động tạo nghiệp, sát sinh, sẽ đem lại nhiều tai họa.
Phóng sinh như thế nào mới đúng?
Hiện nay, nhiều người thực hiện theo phong trào hoặc làm lễ dâng lên Phật trước khi phóng sinh. Điều này hoàn toàn không cần thiết. Thay vì “thủ tục” rườm rà, cầu kì, nên thực hiện bằng hành động nhỏ, tâm hướng thiện.
Nhiều người tuy có tinh thần phóng sinh nhưng lại coi đây như một nghi lễ mang tính hình thức, muốn tư lợi cho bản thân. Một số sai lầm mọi người thường mắc phải khi phóng sinh là phóng sinh vào môi trường ô nhiễm hoặc không để ý nên sinh vật có thể bị c.h.ế.t, ngạt thở trước khi được phóng sinh.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa: Zing.vn)
Người ta thường phóng sinh cá chép, cá cảnh, chim sẻ, chim ri, bồ câu, cua, lươn, ốc, rùa…
Những điều cần lưu ý khi phóng sinh:
- Việc phóng sinh cần xuất phát từ lòng từ bi, tâm trong sáng. Nếu cúng phóng sinh tại nhà thì nên làm lễ cúng ngắn gọn, chờ hương tàn 1/3 và mang các con vật đi thả.
- Khi phóng sinh cần thực hiện âm thầm, nên chọn nơi vắng vẻ để không khởi lên lòng tham của những người săn bắt.
- Nên chọn địa điểm thuận lợi để các con vậy có thể sống được sau khi phóng sinh về môi trường tự nhiên, chẳng hạn như không thả cá ở nơi ao tù, nước đọng hay nguồn nước bẩn mà nên chọn môi trường sạch sẽ.
- Không nên thả những con vật có thể gây hại cho môi trường và con người như rắn độc, rắn hổ mang, ốc bươu vàng, chuột…
- Việc phóng sinh cần phù hợp với môi trường. Không xả rác thải, túi nilong một cách bừa bãi tại khu vực thả. Sau khi thả sinh vật thì nên chờ nó bơi khuất thì hãy đứng dậy đi về.
- Khi thả có thể đọc thêm bài Chú Đại bi hoặc niệm Phật để tiếp duyên cho các con vật được phóng thích.
Mỗi ngày, con người có thể thực hiện phóng sinh bằng cách hành động nhỏ như giúp cá mắc cạn, chim sa lưới, chó mèo sắp bị làm thịt… được về môi trường sống tự nhiên.
Khương Châu (Tổng hợp)
Theo Đời sống & Pháp lý
TP.HCM: Xác định 12 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề chủ lực
Phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực là định hướng của nền nông nghiệp đô thị TP.HCM. Mỗi huyện, mỗi xã vùng nông thôn phải đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền và sản xuất theo đúng chuẩn quy trình VietGAP.
UBND TP.HCM vừa phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn vùng nông thôn TP.HCM đến năm 2020.
Làng nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh. Ảnh: TL.
Theo đó, TP sẽ phát triển 6 sản phẩm nông nghiệp chủ lực đã được xác định và lựa chọn bao gồm: rau, hoa cây cảnh, bò sữa, heo, tôm nước lợ, cá cảnh.
Phát triển 6 sản phẩm thuộc 6 làng nghề truyền thống bao gồm: lang nghê đan đat Thai My, lang nghê banh trang Phu Hoa Đông, lang nghê manh truc Tân Thông Hôi (huyên Cu Chi), lang nghê đan gio trac Xuân Thơi Sơn (huyên Hoc Môn), lang nghê se nhang Lê Minh Xuân (huyên Binh Chanh), lang nghê muôi Ly Nhơn (huyên Cân Giơ).
Phát triển 3 sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành bao gồm: khô cá dứa Cần Giờ, khô cá sặc Củ Chi, tổ yến Cần Giờ; và phát triển 1 sản phẩm nông nghiệp mang đậm nét vùng miền của huyện Cần Giờ là sản phẩm xoài (Long Hòa - Cần Giờ).
Xoài Long Hòa, sẽ là thương hiệu đặc trưng của huyện Cần Giờ. Ảnh: N.Vỹ
Theo định hướng, TP sẽ mở rộng diện tích sản xuất theo quy trình sản xuất VietGAP; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; khuyến khích hộ dân sản xuất tham gia liên kết doanh nghiệp, tham gia và trở thành thành viên của hợp tác xã nông nghiệp; khuyến khích doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đối với hợp tác xã; xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm...
Cá dứa Cần Giờ một sản phẩm được ưa chuộng tại TP.HCM. Ảnh: N.Vỹ
Ngoài ra, TP cũng sẽ thực hiện xã hội hóa xây dựng và đưa vào hoạt động 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm đặc trưng của địa phương (Củ Chi, Cần Giờ) gắn với các tuyến du lịch hiện có; có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn đặc trưng được lựa chọn tham gia chương trình.
Trước đó, Sở NN&PTNT thành phố cũng đã phê duyệt và ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 đã nêu rõ nhưng nội dung và định hướng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại thành phố.
Cây cảnh của làng hoa quận Thủ Đức, một trong những thương hiệu được chú trọng phát triển. Ảnh: N.Vỹ.
Đó là tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị hiện đại, hiệu quả, bền vững theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, trở thành trung tâm sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ về giống và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao.
Theo Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, mặc dù diện tích đất nông nghiệp hàng năm có giảm nhưng giá trị sản xuất trên 1ha đất nông nghiệp vẫn tăng. Nếu như năm 2014 là 325 triệu đồng/ha/năm thì đến nay đạt gần 500 triệu đồng/ha/năm, và phấn đấu chỉ tiêu 800 triệu đồng/ha những năm tới.
"Đạt được điều này là nhờ việc ứng dụng công nghệ cao ngày càng mạnh và sâu" - Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2019.
Theo Danviet
Ốc bươu vàng phá hoại lúa xuân trên diện rộng ở Quỳnh Lưu Nhiều diện tích lúa xuân vùng sâu trũng trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) bị ốc bươu vàng cắn phá. Hiện bà con nông dân đang khẩn trương bắt, thu gom ốc bươu vàng để xử lý, bảo vệ lúa xuân. Vụ xuân năm nay, toàn huyện Quỳnh Lưu cơ cấu gieo trồng 7.500 ha lúa. Do tâm lí người dân...