Phóng sinh cá chép tiễn ông Táo: Vừa được thả đã bị “tóm”
Nhiều người đã dùng câu hoặc vợt để vớt lại những con cá vừa được người dân phóng sinh.
Như thông lệ, sáng 20.1 (tức 23 tháng Chạp), nhiều người dân lại tìm tới các bờ sông, ao hồ, kênh rạch để phóng sinh cá chép, tiễn ông Táo về trời.
Tại TP.HCM, ghi nhận tại kênh Nhiêu Lộc (quận Tân Bình), từ tờ mờ sáng, nhiều người đã ghé lại nơi đây để thả cá chép. Tuy nhiên, bên cạnh đó lại có không ít người cầm câu đứng trên bờ để sẵn sàng câu lại những con cá chép vừa được phóng sinh.
Một người đàn ông lội xuống sông Sài Gòn để thả cá được xa hơn.
Ngoài kênh Nhiêu Lộc, bờ sông Sài Gòn (Q.2) cũng là một điểm đến được nhiều người lựa chọn để thả cá, thậm chí có người mang theo cả cá diêu hồng “khủng” để phóng sinh thay cho cá chép.
Anh Phan Xuân Lương (54 tuổi, ngụ quận Tân Bình) cho biết: “23 tháng Chạp năm nào vợ cũng đi chợ sớm rồi mua cá chép để đưa tôi mang đi phóng sinh ở kênh Nhiêu Lộc. Năm nay ý thức của mọi người có vẻ tốt hơn khi không còn bao ni lông trôi bồng bềnh dưới nước. Người ta dọn dẹp sạch sẽ vậy thì mình phải có ý thức giữ gìn chung”.
Anh Phan Xuân Lương đang thả từng con cá chép xuống kênh Nhiêu Lộc.
Những con cá chép nhỏ được anh Lương mua với giá 15.000 đồng/con.
Trong khi đó, anh Hùng (43 tuổi, ngụ quận Tân Phú) đã chạy một quãng đường xa ra bờ sông Sài Gòn để thả cá. Anh Hùng cho hay: “Gần nhà cũng có kênh nhưng thấy môi trường nước không đảm bảo, nên tôi chạy ra đây để thả cá cho nó dễ sống. Ngoài thả cá, tôi cũng rải theo cát và tro của chân nhang đã thắp trong năm qua”.
Một phụ nữ mang cá chép ra kênh Nhiêu Lộc bằng bể kính.
Theo thông lệ, mỗi gia đình sẽ phóng sinh 3 con cá chép để tiễn ông Táo về trời và cầu mong may mắn trong năm mới.
Năm nay, mặt kênh Nhiêu Lộc không còn bồng bềnh bao ni lông như thường xảy ra ở các năm trước, do người dân đã ý thức hơn trong việc bỏ vào sọt rác trên bờ kênh.
Bên cạnh thả cá, một số người rải cả cát, tro của các chân nhang đã đốt trong năm qua.
Video đang HOT
Có người mang tới hơn chục con cá để phóng sinh giúp người khác.
Ở sông Sài Gòn, xuất hiện nhiều người cầm vợt vớt lại cá vừa được phóng sinh.
Một người đàn ông đã vớt được con cá chép “khủng” do một phụ nữ vừa phóng sinh.
Tại Hà Nội, sáng nay 23 tháng Chạp, người dân nô nức mang cá chép đến các sông, ao, hồ phóng sinh, tiễn ông Táo về chầu trời.
Các bến ven Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) đông nghịt người dân thả cá chép, đây là phong tục truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam.
Mọi người thường đựng cá chép trong túi nilon đi thả khiến môi trường bị ô nhiễm sau ngày ông Táo về trời.
Người thả nhẹ nhàng gần mặt nước, người lại tiện tay vứt túi nilon cùng với cá chép xuống hồ.
Có người cẩn thận, buộc dây là xô đựng cá chép rồi thả xuống mặt nước vì sợ cá chết nếu quăng từ trên cao xuống.
Tại bến ven Hồ Tây trên đường Thanh Niên, xuất hiện nhiều khẩu hiệu “thả cá đừng thả túi nilon”
Khởi xướng việc làm này là thầy Tịch Giác (chùa Kim Sơn, Gia Lâm). Đã 6 năm nay, thầy làm công việc gom rác, túi nilon từ cầu Chương Dương, cầu Long Biên đến Hồ Tây.
Năm đầu tiên thầy làm việc này một mình, những năm sau được sự hỗ trợ của các bạn sinh viên, tăng ni phật tử nên thầy đỡ vất vả hơn trước mà lại thu gom được nhiều rác hơn.
“Năm nay thầy thấy mọi ngưới ý thức tốt hơn, đa số mọi người đi thả bằng xô, chậu, chỉ có một vài người thả cá cả túi nilon”, thầy Tịch Giác nói.
Những người nước ngoài thích thú với cảnh người dân Hà Nội tấp nập đi thả cá ở Hồ Tây, thầy Tịch Giác nói chuyện với họ, giải thích về phong tục thả cá chép tiễn ông Táo về trời của người dân Việt Nam.
Chị Châu Mỹ Vân gom rác cùng thầy Tịch Giác cho biết, sau khi gom túi nilon, nhà chùa sẽ làm sạch, mang cho các cô bán hàng rau hay rửa sạch để bọc rau của nhà chùa đem bán lấy tiền đi làm từ thiện.
Các bạn sinh viên cầm khẩu hiện đứng dọc ven Hồ Tây kêu gọi mọi người và thu gom túi nilon.
Tuy nhiên, nhiều đoạn ven Hồ Tây người dân vẫn vô tư thả cá chép cùng với các đồ cúng như tiền vàng và tro xuống hồ.
Theo quan sát của phóng viên, đoạn cuối đường Nguyễn Đình Thi ven Hồ Tây, rất đông người dân thả tro xuống hồ, gió mạnh khiến tàn tro bay lên cả mặt người dân đi đường.
Chỉ trong một buổi trưa, mặt nước Hồ Tây đoạn này đã đen ngòm.
Theo Danviet
Lễ cúng ông Công ông Táo của một gia đình miền Bắc
Đi chợ từ sáng sớm, bà Tuyết sắm đủ đồ làm mâm cỗ chay và không thể thiếu 3 con cá chép - "phương tiện" cho các Táo lên chầu Ngọc Hoàng.
Theo quan niệm dân gian, trước 12h ngày 23/12 âm lịch, các Táo phải lên chầu Ngọc Hoàng, báo cáo tất cả công việc trong năm của gia chủ. Vì thế, hầu hết gia đình thường làm cỗ cúng ông Công ông Táo trước ngày này.
Sớm 22/12 âm lịch, bà Nguyễn Thị Tuyết (thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội) đi chợ sắm đồ lễ cúng ông Công ông Táo, gồm hoa quả, rau củ và không thể thiếu 3 con cá chép vàng to khỏe "để đưa ông Táo lên trời cho thuận lợi".
Mâm cỗ cúng của gia đình bà Tuyết không cầu kỳ, thường là đồ chay.
Bà Tuyết cùng con gái sắp xếp mâm cơm, canh để cúng.
Sau một năm thờ cúng, bát hương của các gia đình đã đầy và đây là thời điểm để tỉa, chào đón năm mới.
Đồ thờ cũng được lau rửa cẩn thận. Theo quan niệm, đây là cách gột rửa những bụi bẩn của năm cũ, đón tài lộc cho năm mới.
Không thể thiếu trên các ban thờ là ngọn lửa, tượng trưng cho sự ấm cúng đoàn viên.
Bà Tuyết sắp xếp các bộ "quần áo" ông Công ông Táo vào đúng vị trí. Mâm cỗ cúng sẽ gồm ba bộ mã, hai bộ đàn ông tượng trưng cho hai Táo ông và một bộ đàn bà tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra, còn có hương, hoa, oản, quả, cau, trầu tiền vàng, "lộ phí" cho các Táo đi đường.
Bà Tuyết sắp xếp đồ lễ sao cho hài hòa nhất. Người miền Bắc thường cúng con cá vàng cùng với lễ cúng ông Công ông Táo.
Trong ngày lễ này, người dân thường cầu sức khỏe, bình an, mong được bỏ qua những lỗi lầm năm qua.
Sau lễ cúng, đợi hết một tuần nhang, ba bộ quần áo cùng tiền vàng sẽ được hóa.
Cuối cùng, bà Tuyết đem thả cá chép xuống sông để ông Táo lấy "phương tiện" lên trời báo cáo. Người dân thường thả cá ở sông vì sông sẽ chảy ra biển lớn; còn ao, hồ là chỗ nước đọng ít được chọn hơn.
Gia Chính
Theo VNE
Dân làng cá chép tất bật phục vụ Tết ông Công ông Táo Cá chép - "phương tiện" để ông Công ông Táo về trời - đang được người dân làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ) thu hoạch, bán cho thương lái khắp tỉnh thành phía Bắc. Từ ngày 17/12 âm lịch, cả làng Thủy Trầm nhộn nhịp bơm nước, kéo lưới, tát ao vớt cá chép, phục vụ người dân miền...