Phong phú ngõ Hà Nội
Thủ đô Hà Nội có những không gian khiến người ta phải luyến nhớ, đó là ăn trong ngõ, gọi tắt (ăn ngõ).
Nghĩa là ăn uống trong ngõ, nhỏ hơn nữa là hẻm phố chứ không phải trên những tuyến phố lớn, những nhà hàng to rộng. Khi nền nếp, đời sống trong các con ngõ dài ở Thủ đô trở thành một phần không thể tách rời của đời sống đô thị, thì đương nhiên, trong đó có những quán hàng ấn tượng, có đời sống và có một vị rất riêng.
Hà Nội văn hiến, tích tụ trầm tích văn hóa nghìn năm đã phát triển văn hóa ẩm thực vô cùng tinh tế, đa dạng. Không chỉ nổi tiếng với những món ăn ngon, ẩm thực Hà Nội còn nổi tiếng bởi không gian ăn uống đặc biệt, vừa lạ lẫm nhưng cũng rất đỗi thân thuộc. Ăn uống trong các con ngõ nhỏ, những hẻm phố có phần chật chội. Ăn uống thầm lặng
Cháo sườn ngõ Huyện
Ở Thành phố với lịch sử ngàn năm văn hiến này, nói về nếp ăn, nhiều người ưng cái bụng, mong mỏi được ngồi trong những quán hàng giản dị, nằm sâu trong ngõ, chứ nhất định không chịu tụ tập bạn bè ở mặt tiền phố lớn, ngã ba ngã tư đông đúc. Vì ngồi trong ngõ hẹp nên việc tụ tập cũng chỉ là những nhóm nhỏ, dăm ba người ngồi sát vào nhau.
Thậm chí chân chạm chân. Đi lại phải gượng ghẹ, từ tốn, lách chỗ này, né chỗ kia. Như thế càng chứng tỏ sự thân tình của các nhóm bạn, đối tượng ngồi cùng mâm với mình. Do ngồi sát nhau như vậy nên dễ cảm thụ lời nói của nhau, dễ chia sẻ và nhất là không cần phải nói to.
Như mấy ông bạn họa sĩ của tôi thích nhâm nhi mấy chai bia, một chai rượu nhỏ với món nem chua rán ở Hội Quán, số 36 ngõ Tạm Thương. Đó là một con ngõ nhỏ, không dài, nối với phố Hàng Bông sầm uất. Hỏi vì sao đến con ngõ có phần u trầm này uống bia, nhâm nhi cảnh vắng lặng, với những bức tường cũ, xám bó trong không gian chật hẹp. Bạn trả lời rằng, không phải cứ xô bồ mới hay.
Đôi khi thưởng thức cái sự chật hẹp, ngồi vỉa hè uống rượu, trò chuyện với những bức tường cũ, với sự hoang vắng nó lại tạo cảm hứng sáng tạo khủng khiếp. Cũng có ý kiến rằng đôi khi chán sự đông đúc thì ngồi nơi vắng vẻ, dù là trong trung tâm phố cũ.
Tôi cũng thưởng thức đôi lần và thành quen. Quen đến mức mỗi tuần phải rủ bạn bè đến một lần. Quen đến mức đi xa là nhớ. Như nhớ bốn mùa Hà Nội thân thương và phải về bằng được để nhâm nhi cùng bạn bè. Thật thích thú khi được ngồi cùng người tri âm, đúng quán quen đó vào những ngày đặc biệt, hoặc kể cả lúc vui, khi buồn.
Một quán hàng không tên, phía đối diện số nhà 36 cũng chỉ gồm ba cái bàn nhỏ, kê mấy chiếc ghế gỗ cũng nhỏ nhắn, xinh xắn. Vậy mà tạo được ấn tượng cho không ít nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh. Chủ quán là một người phụ nữ chừng 50 tuổi. Chị bảo: “Mỗi ngày tôi đón vài mâm khách, không cần đông, chẳng ồn ào, cứ thế túc tắc sống. Nhờ những vị khách thích hoài niệm, trốn sự ồn ào nên những người bán hàng lâu năm như chúng tôi vẫn còn đất sống”.
Ngoài quán của chị, tôi cũng thích ngồi ăn phở, ăn quà trong ngõ 23 Phan Huy Ích, nơi có thể vừa ăn vừa ngắm nhìn vóc dáng của một khu tập thể cũ, với những bức tường cổ kính rêu phong. Đó là cách tôi có thể tâm sự với lòng mình, với phố và nhấn nhá sự trầm lắng sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Chung tay thụ hưởng
Những món ăn trong ngõ nhỏ đã trở thành một phần không thể thiếu khi nhắc tới ẩm thực Hà Nội
Các cụ có câu “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”, càng chứng tỏ, chuyện ăn uống quan trọng biết nhường nào với con người. Theo các nhà văn, văn hóa ẩm thực là một nghệ thuật nấu nướng, pha chế và nghệ thuật thưởng thức tinh tế, cầu kỳ mang đậm bản sắc dân tộc, ẩn chứa những triết lý sâu xa…
Sau này, ngay cả những người tuổi chưa nhiều cũng có cách thưởng thức văn hóa ẩm thực trong ngõ, hẻm cũng rất tinh tế và tạo thành nề nếp văn hóa. Có phải vì thế, nem chua rán cứ phải về ngõ Tạm Thương, với 7 quán hàng đã trở thành thương hiệu, thu hút cả những bạn trẻ thích “gam trầm” trong cuộc sống này?
Video đang HOT
Các cụ có câu “ăn hết nhiều chứ ở hết bao nhiêu”, càng chứng tỏ, chuyện ăn uống quan trọng biết nhường nào với con người. Theo các nhà văn, văn hóa ẩm thực là một nghệ thuật nấu nướng, pha chế và nghệ thuật thưởng thức tinh tế, cầu kỳ mang đậm bản sắc dân tộc, ẩn chứa những triết lý sâu xa…
Sau này, ngay cả những người tuổi chưa nhiều cũng có cách thưởng thức văn hóa ẩm thực trong ngõ, hẻm cũng rất tinh tế và tạo thành nề nếp văn hóa. Có phải vì thế, nem chua rán cứ phải về ngõ Tạm Thương, với 7 quán hàng đã trở thành thương hiệu, thu hút cả những bạn trẻ thích “gam trầm” trong cuộc sống này?
Các con phố nổi tiếng với ẩm thực, nhất là ẩm thực ban đêm là ngõ Cấm Chỉ, ngõ chợ Đồng Xuân, ngõ Tràng An, ngõ Huế, ngõ Huyện… Mỗi ngõ chỉ dài vài trăm mét, thậm chí vài chục mét, ấy thế mà có vô vàn món ăn vừa sang trọng vừa bình dân. Nhiều quán ăn đến nỗi những thực khách chuyên đến khu vực này cũng chưa từng ăn hết tất cả các món.
Nhưng đó là những con ngõ đã rất sang, phục vụ khách không chỉ ban ngày, mà buổi tối cũng khá đông đúc. Nhiều hàng cơm, bún phở, vịt, ngan nằm trong những con ngõ rất nhỏ trên phố Hàng Trống, Hàng Bông, Hàng Nón, Hàng Khay, Đường Thành…nhưng thu hút đông thực khách là những người làm việc trong khu vực chung quanh những quán hàng đó.
Người ta ngầm hiểu, trong vùng đô thị lõi, tấc đất tấc vàng, chỉ cần quán hàng nhỏ nhoi thế thôi, đã cho thu nhập rất cao. Cũng bởi, nếu là quán ngon, thực khách sẽ mách nhau đến ngày một đông. Đông đến mức có lúc không còn chỗ ngồi mà nhóm sau phải đứng chờ nhóm trước ăn xong để được ngồi xuống.
Điển hình như quán ngan ở số nhà 31 Lý Quốc Sư, đối diện ngõ Huyện có mặt tiền hẹp và cửa cũng rất hẹp. Nơi đây buổi trưa nào cũng nườm nượp khách. Ngoài ngồi ở hai gian phòng nhỏ tầng dưới, khách có thể lách qua mấy gian nhà cũ, leo lên cầu thang cũ, rêu phong, nhỏ xíu để đến một gian phòng của một ngôi nhà khác, có ban công rộng hơn. Trên này có thể ngồi được cỡ chục mâm. Điều đáng nói, nơi này là một xóm gồm 5 hộ dân, nhưng bằng cách “chia sẻ”, họ đã thống nhất dành không gian để phục vụ thực khách.
Ở Hà Nội, tập thể một nhóm gia đình chung tay kinh doanh kiểu này không ít. Cùng một không gian, nếu chỉ một gia đình làm thì sẽ ảnh hưởng đến những hộ còn lại. Nhưng chung tay thì tất thảy được hưởng lợi. Thậm chí có nơi các hộ gia đình thay phiên nhau, buổi sáng gia đình này bán hàng ăn sáng, buổi tối gia đình khác bán đồ nhậu. Cùng cộng sinh, buôn bán và hưởng lợi.
Chuyện ăn uống, có lúc chẳng cần phải cao lương mỹ vị. Quan trọng hơn là một chỗ ngồi, cách “khép mình vào hồn ngõ”, để tận hưởng những cảm giác chầm chậm, nhẹ nhàng nhưng rất đỗi sâu lắng.
Lê Thắm
Theo laodongthudo.vn
Kỳ lạ nơi 4 khu chợ nằm cạnh nhau độc nhất Hà Nội
Giữa trung tâm Hà Nội có một "tổ hợp" chợ có thể nói là độc nhất vô nhị Việt Nam, nơi bốn khu chợ họp cạnh nhau tạo nên cảnh phố chợ nhộn nhịp hiếm có. Đó là bốn chợ: Đồng Xuân - Bắc Qua - Cầu Đông - Thanh Hà.
1. Nằm ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội, Chợ Đồng Xuân là khu chợ có lịch sử lâu đời và nổi tiếng bậc nhất của mảnh đất Hà thành. Tiền thân của chợ là hai khu chợ họp ở cạnh chùa Cầu Đông và cạnh đền Bạch Mã. Năm 1889, người Pháp giải tỏa hai chợ này và dồn vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân.
Năm 1890 chính quyền thuộc địa cho xây dựng chợ Đồng Xuân theo kiến trúc Pháp. Khi mới khánh thành, chợ Đồng Xuân là khu chợ có quy mô lớn nhất và hiện đại bậc nhất Việt Nam. Đây cũng là một trong những công trình tạo nên diện mạo kiến trúc Hà Nội thời thuộc địa.
Sau năm 1954, chợ Đồng Xuân khẳng định vai trò của một khu chợ đầu mối lớn nhất Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Năm 1991, chợ Đồng Xuân được xây dựng lại nhưng vẫn giữ những nét kiến trúc cũ ở mặt tiền. Năm 1994, chợ bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng. Sau vụ cháy kinh hoàng, chợ đã được tu sửa.
Ngày nay chợ Đồng Xuân vừa là một chợ đầu mối dành cho bán buôn, vừa là một "thiên đường" bán lẻ dành cho người dân và du khách. Trong bản đồ du lịch Hà Nội ngày nay, chợ Đồng Xuân đã trở thành một địa điểm thăm quan không thể bỏ qua của du khách trong và ngoài nước.
2. Nằm ở mặt sau chợ Đồng Xuân, chợ Bắc Qua là một khu chợ có lịch sử khá thú vị. Đây vốn là một khu chợ tạm được hình thành vào khoảng thập niên 1960, ban đầu chỉ là khu đất trống dành cho những người nông dân từ bờ Bắc sông Hồng qua bán rau quả rồi dần dần trở nên sầm uất.
Như vậy, tên gọi "Bắc Qua" có hai yếu tố, "Bắc" là chỉ địa điểm bờ Bắc sông Hồng, còn "Qua" là chỉ luồng vận chuyển hàng hóa từ bờ Bắc qua bờ Nam của sông. Do chợ Bắc Qua "dính liền" với chợ Đồng Xuân nên người Hà Nội thường gọi cả hai chợ là bằng cái tên chung là chợ Đồng Xuân - Bắc Qua.
Ngày nay, chợ Bắc Qua họp chủ yếu trên hai tuyến phố, là phố Nguyễn Thiện Thuật giới hạn bởi mặt sau chợ Đồng Xuân và phố Cao Thắng. Khu chợ trên phố Nguyễn Thiện Thuật chủ yếu bán mặt hàng khô. Phố Cao Thắng thì ngược lại, bán các loại nông sản tươi như rau, củ, quả...
Nằm ở trung tâm phố cổ Hà Nội, chợ Bắc Qua là một địa điểm thu hút khá đông du khách tới tham quan. Do chợ họp trên các trục đường sầm uất, người đi chợ có thể mua hàng khi vẫn ngồi trên xe máy. Đây là một điểm độc đáo của khu chợ này...
3. Nằm ở đầu phố Cầu Đông, cạnh chợ Đồng Xuân, chợ Cầu Đông là một khu chợ được mở sau khi chợ Đồng Xuân được xây lại năm 1991. Chợ được xây cao tầng khang trang, cổng chính hướng ra phố Nguyễn Thiện Thuật, cổng phụ thông ra phố Cầu Đông.
Tầng một của chợ là nơi chuyên kinh doanh các mặt hàng kim loại, đồ cơ khí, tầng hai bán các mặt hàng may mặc, các tầng 3, 4 được dùng làm văn phòng hoặc phòng chức năng. Từ tầng hai của chợ Cầu Đông có một lối đi trên cao dẫn sang chợ Đồng Xuân.
Do chợ Cầu Đông là một chợ mới xây và lại nằm sát chợ Đồng Xuân nổi tiếng nên có khá nhiều người Hà Nội không biết đến sự tồn tại của khu chợ này, hoặc nghĩ rằng đây chỉ là một phần mở rộng của chợ Đồng Xuân.
Tên chợ Cầu Đông khiến nhiều người liên tưởng đến câu ca dao "Bà già đi chợ Cầu Đông". Nhưng thực tế khu chợ trong câu ca dao không còn nữa, chợ Cầu Đông hiện tại chỉ mang một cái tên gợi nhớ về khu chợ cũ nơi "bà già xem bói".
4. Họp dọc ngõ Thanh Hà và phố Nguyễn Thiện Thuật, đoạn từ đầu phố Cầu Đông đến phố Hàng Chiếu, chợ Thanh Hà là một khu chợ tạm phát sinh từ chợ Đồng Xuân.
Các mặt hàng buôn bán ở chợ Thanh Hà khá phong phú, trong đó thực phẩm tươi sống là nhiều nhất. Thực phẩm ở chợ Thanh Hà được giới nội trợ đánh giá là thuộc hàng tươi ngon nhất Hà Nội.
Đoạn đầu phố Nguyễn Thiện Thuật giáp phố Hàng Chiếu thì tập trung nhiều hàng đồ ăn chế biến sẵn, như các loại giò chả, thịt trâu, bò sấy, mắm tép và các loại đồ khô.
Sắc màu dân dã của các quầy hàng kết hợp với không gian chật chội đặc trưng của ngõ hẻm phố cổ đem lại cho chợ Thanh Hà một sự hấp dẫn khó cưỡng. Ngày nay, chợ là một điểm tham quan lý thú dành cho du khách ở phố cổ Hà Nội.
T.B (tổng hợp)
Theo vietnamdaily.net.vn
Phượt phố cổ Hà Nội Nói đến phượt chúng ta sẽ nghĩ đến hình ảnh của những chiếc xe phân khối lớn, những chuyến đường dài ngày. Tuy nhiên với những bạn yêu thích đi phượt nhưng với thời gian hạn hẹp hãy thử phượt đêm phố cổ Hà Nội chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thú vị. Hà Nội ban ngày mộng mơ với những con phố...