Phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp mùa lạnh
Thời tiết lạnh, nhất là khi nhiệt độ chênh lệch trong ngày khá lớn, sáng sớm và chiều tối rét sâu, những người có bệnh mạn tính, nhất là người già và trẻ nhỏ, sức đề kháng kém hơn thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn, vi nấm). Khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ rất dễ gây nên viêm mũi, họng, xoang… từ đó, nhiễm khuẩn có thể lan xuống đường hô hấp.
Những dấu hiện cần biết
Tùy nhiễm khuẩn đường hô hấp (NKĐHH) trên hay dưới mà có các dấu hiệu lâm sàng khác nhau.
- NKĐHH trên (viêm mũi, xoang, họng, viêm thanh quản cấp) biểu hiện hay gặp là: sốt, sổ mũi, hắt hơi, ho, khạc đờm, ngứa họng hoặc đau họng khi nuốt, nói khàn. Kèm theo ho có thể khạc đờm: đờm có thể trong, hoặc ban đầu trong sau đó chuyển sang vàng, xanh… Ở trẻ em có thể xuất hiện khó thở, nặng hơn có thể xuất hiện dấu hiệu tím môi, đầu chi vật vã kích thích, vã mồ hôi. Khám thực thể thường thấy niêm mạc mũi, họng sung huyết, viêm đỏ, nề, tăng tiết nhầy, amidan sưng to, hoặc có các hốc mủ… Xét nghiệm công thức máu có thể thấy thay đổi số lượng và công thức bạch cầu. NKĐHH trên nếu không được phát hiện, điều trị sớm và đúng có thể dẫn đến NKĐHH dưới và đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
Đeo khẩu trang khi đi ra đường là biện pháp hiệu quả phòng tránh các bệnh NKĐHH.
- Các bệnh NKĐHH dưới rất đa dạng (viêm phổi, viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, giãn phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn) với triệu chứng phổ biến gồm sốt, ho, khạc đờm, khó thở và đau ngực. Đặc điểm đờm tùy theo bệnh và căn nguyên vi sinh gây bệnh: viêm phế quản cấp thường gặp khạc đờm ở giai đoạn viêm long viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn và giãn phế quản đợt cấp thường gặp số lượng đờm tăng và thay đổi màu sắc đờm căn nguyên NKĐHH dưới do virut thường khạc đờm trong căn nguyên do vi khuẩn thường khạc đờm đục và có các màu sắc khác nhau.
Video đang HOT
Khám thực thể tùy theo các bệnh mà có thể thấy các ran rít, ran ngáy, ran ẩm (trong viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế quản), ran nổ (trong viêm phổi cấp). Các biến chứng của NKĐHH dưới có thể gặp như suy hô hấp, tràn dịch, tràn khí màng phổi, trụy tim mạch… Dựa vào đặc điểm thay đổi công thức máu và tổn thương trên Xquang có thể gợi ý căn nguyên vi sinh gây bệnh để định hướng điều trị. Xét nghiệm đờm (nuôi cấy hoặc xác định gen…) nhằm xác định căn nguyên vi sinh gây bệnh.
Làm gì khi bị NKĐHH?
Khi bị NKĐHH, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Cần chú ý điều trị các triệu chứng như hạ sốt, điều trị nghẹt mũi, bổ sung nước điện giải, có chế độ dinh dưỡng tốt… Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của thầy thuốc. Cần theo dõi sát những diễn biến của bệnh, nếu bệnh nặng lên phải đưa ngay đến các cơ sở y tế để có các biện pháp điều trị và xử trí kịp thời. Nguyên tắc điều trị chung của NTĐHH là điều trị nguyên nhân, điều trị các triệu chứng và các biến chứng nếu có. Đối với NTĐHH trên: nếu do nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. Nếu định hướng đến căn nguyên do virut thường chỉ điều trị các triệu chứng. Đối với NKĐHH dưới: dựa vào đặc điểm lâm sàng, thay đổi công thức máu, tổn thương trên Xquang phổi để định hướng căn nguyên vi khuẩn và lựa chọn kháng sinh thích hợp (còn gọi là điều trị kháng sinh ban đầu theo “kinh nghiệm”).
Theo dõi đáp ứng lâm sàng, Xquang để thay đổi kháng sinh thích hợp. Điều trị triệu chứng và dự phòng các biến chứng cũng rất quan trọng: dùng thuốc hạ sốt, long đờm, giãn cơ trơn phế quản, bổ sung nước, điện giải… Đối với bệnh nhân viêm phổi, thầy thuốc cần đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh để đưa ra tiên lượng và quyết định bệnh nhân điều trị ngoại trú, nội trú hay ở Khoa Hồi sức tích cực. Các yếu tố để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân viêm phổi gồm: tuổi, tiền sử mắc các bệnh phối hợp hay các dấu hiệu lâm sàng nặng, tổn thương trên Xquang rộng, tràn mủ màng phổi…
Mô hình cấu trúc Rhinovirus – Thủ phạm gây NKĐHH.
Cách phòng bệnh
Một trong những biện pháp chủ yếu để dự phòng NKĐHH là thay đổi những thói quen và cải thiện môi trường sống, làm việc: bệnh nhân cần ngừng hút thuốc lá, hoặc cai thuốc nhờ tư vấn và trợ giúp của các thầy thuốc. Hạn chế uống rượu, bia. Khi ra đường nên đeo khẩu trang. Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với các loại khói, bụi. Vệ sinh thường xuyên nhà ở và môi trường xung quanh nhà. Thường xuyên vệ sinh răng, miệng sạch sẽ. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất đạm, vitamin, chất khoáng. Có chế độ lao động, nghỉ ngơi, rèn luyện thể dục hợp lí, tránh lạnh đột ngột (không tắm lạnh, ăn đồ ăn, uống nước quá lạnh…).
Tiêm vaccin là một trong những biện pháp dự phòng NKĐHH có hiệu quả nhất: tiêm vaccin phòng phế cầu 5 năm một lần ở người trên 65 tuổi và ở những người dưới 50 tuổi nhưng mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản… Tiêm vaccin phòng cúm cho những người từ 50 tuổi những người có các bệnh mạn tính như tiểu đường, suy thận, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với các bệnh nhân có nguy cơ NKĐHH. Khi có các triệu chứng gợi ý NKĐHH người bệnh cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám xét, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Ai dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp?
Những người có các yếu tố sau dễ mắc NKĐHH: trẻ đẻ non, nhẹ cân hay trẻ không được bú sữa mẹ trẻ em suy dinh dưỡng, còi xương trẻ mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh những người có suy giảm miễn dịch: mắc các bệnh mạn tính (hen phế quản, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tiểu đường, bệnh ác tính dùng corticoid kéo dài…). Những người nghiện hút thuốc lá, thuốc lào hoặc sống trong môi trường luôn tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào (hút thuốc thụ động). Những người nghiện rượu, môi trường sống ô nhiễm khói, bụi (khói than tổ ong, khói bếp, sống gần nhà máy khói bụi hay sản xuất các hóa chất độc hại) hay nơi ở chật chội, ẩm thấp… Người có chế độ dinh dưỡng kém, lao động nặng, nhọc cũng rất dễ mắc NKĐHH.
Theo PGS.TS.BS. Tạ Bá Thắng/SK&ĐS
Bệnh thường gặp ở đường hô hấp
Trời trở lạnh, cơ thể con người kém thích nghi với nhiệt độ lạnh, suy giảm sức đề kháng nên rất dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy chúng ta cần hiểu biết các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
Phòng các bệnh cúm mùa
Thời tiết lạnh giá, có khi còn rét đậm và rét hại nên bệnh cúm có nguy cơ bùng phát. Bệnh cúm dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là trong các phòng kín, tập trung đông người như phòng học, phòng họp, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị... Để phòng bệnh, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau đây: đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, cơ quan, trường học. Thường xuyên rửa tay mỗi khi tiếp xúc với đồ vật như tay cầm chốt cửa, vòi nước, trao đổi tiền khi mua bán, dụng cụ lao động... Giữ ấm cơ thể: cần mặc quần áo ấm, chú ý giữ ấm vùng cổ ngực bằng cách quàng khăn khi trời lạnh, tránh bị ướt, tránh dầm nước trong thời tiết lạnh. Súc miệng, họng bằng nước sát khuẩn hằng ngày hoặc làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tránh hoặc hạn chế đến những nơi đông người hoặc nơi có dịch bệnh. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, chú ý không bỏ bữa sáng. Không uống nhiều rượu bia vì sẽ làm giảm sức đề kháng. Tránh thức khuya, bổ sung vitamin C hằng ngày qua ăn uống hoặc uống vitamin C tổng hợp. Khi có triệu chứng: sổ mũi hắt hơi, đau mình mẩy cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mặc ấm, đeo khẩu trang khi ra đường để phòng bệnh cúm và các bệnh đường hô hấp.
Các bệnh phổi, phế quản
Với yếu tố thời tiết như: độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn gây bệnh, virut, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi. Do đó cần chú ý đề phòng một số bệnh thường gặp như sau :
Hen phế quản: bệnh nhân hen rất nhạy cảm với các kích thích như nhiệt độ lạnh, khói, bụi, nấm mốc, vi khuẩn, các yếu tố gây dị ứng như vi khuẩn, thức ăn, thuốc chữa bệnh...Các thể hen dễ phát là: hen phế quản thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu thường gặp ở bệnh nhân bị hen lâu ngày thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo... Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải tránh các yếu tố gây bệnh như: tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, ký sinh vật, nấm mốc... bằng cách đeo khẩu trang. Khi cơn hen đã xảy ra, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.
Viêm phế quản cấp: mầm bệnh gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là các loại virut... khi bị bệnh cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp. Phòng bệnh giống như phòng bệnh cúm đã nói trên. Khi đã mắc bệnh phải điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân để phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Tâm phế mạn: mùa lạnh bệnh nhân tim phổi mạn tính rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh diễn biến nặng đột ngột, khó thở nhiều, có thể chỉ sau vài đợt bệnh cấp là tử vong. Do đó cần biết phòng tránh không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn trong mùa lạnh. Bệnh nhân phải kiên quyết bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo khẩu trang hoặc dùng các phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Thường xuyên luyện tập thể dục để có một bộ máy hô hấp khỏe mạnh. Nên làm việc nhẹ, không nên gắng sức. Không nên ăn mặn. Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí. Khi đã bị suy tim phải nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối tránh gắng sức. Giữ ấm cơ thể, tránh tắm nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá hoặc ăn kem.
Giãn phế quản: khi thời tiết lạnh ẩm, bệnh nhân thường bị giãn phế quản ướt hay giãn phế quản xuất tiết, với triệu chứng: ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn bội nhiễm. Nhiệt độ lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết, niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Phòng chống bệnh bằng cách chống lạnh, ăn uống đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ hằng ngày, giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ngày 2-3 lần vào mắt, mũi.
Theo SKDS
Mùa lạnh, chủ động ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp Thời tiết lạnh, nhất là khi nhiệt độ chênh lệch trong ngày khá lớn, sáng sớm và chiều tối rét sâu, những người có bệnh mạn tính, nhất là người già và trẻ nhỏ, sức đề kháng kém hơn thì mọi loại bệnh tật có thể tấn công dễ dàng, nhất là các bệnh gây ra bởi vi sinh vật (virut, vi khuẩn,...