Phòng ngừa và điều trị virus viêm gan A
Thưa quý bác sỹ, tôi có người thân khi đi khám sức khỏe phát hiện viêm gan A, bệnh này có nguy hiểm không và có phải điều trị uống thuốc không?
Bệnh này lây qua đường nào? Khi mắc bệnh này cần phải làm gì?
- Nếu trường hợp chưa mắc bệnh về gan thì đi tiêm ngừa tại đâu là an toàn nhất, nếu mắc bệnh rồi thì đi khám và đều trị tại bệnh viện nào chuyên về khoa này.
- Trường hợp gan nhiễm mỡ có phải là trước đây máu đã nhiễm mỡ rồi sau đó mới đến gan không? Nếu gan nhiễm mỡ thì phải làm gì? Gan nhiễm mỡ điều trị hết không?Phuong Tran (phuonghongstyle@…)
Ảnh minh họa
Trả lời của bác sĩ:
1. Bạn không nói rõ tuổi nhưng qua những gì bạn trình bày thì tôi dự đoán bạn đã trên 18 tuổi và đi khám sức khỏe định kỳ nên phát hiện viêm gan A. Bạn không photo kết quả xét nghiệm cho tôi nhưng tôi có thể đoán là bạn có kết quả xét nghiệm antiHAV ( ) vì các trường hợp đi kiểm tra sức khỏe đều xét nghiệm như vậy, còn thực sự để xét nghiệm tìm được virus viêm gan A cần phải có kỹ thuật chuyên sâu, rất đắt tiền không phải cơ sở nào cũng thực hiện được và cũng không cần thiết để làm cho những người chỉ có mục đích kiểm tra sức khỏe.
Kết quả này nói lên một điều là bạn đã từng bị nhiễm virus viêm gan A và hiện tại trong máu của bạn đang có kháng thể để chống lại virus viêm gan A:
Video đang HOT
– Virus viêm gan A lây qua đường ăn uống dơ bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Virus viêm gan A chỉ gây viêm gan cấp tính rồi hồi phục hoàn toàn chứ không bị chuyển sang mãn tính.
– Khi chúng ta ăn uống không vệ sinh và bị nhiễm virus này, chỉ có 1 số ít trường hợp biểu hiện ra ngoài trong bệnh cảnh viêm gan cấp tính với triệu chứng tiểu vàng, vàng mắt, vàng da, gan to, xét nghiệm có men gan tăng rất cao. Còn lại đa số các trường hợp không có triệu chứng gì cả và cơ thể chúng ta vẫn âm thầm sản xuất kháng thể để bảo vệ chúng ta không bị mắc bệnh này trong suốt quãng đời còn lại.
Các nghiên cứu đã cho thấy, ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các nước Đông Nam Á, Châu Phi, … có đến 90% người trưởng thành (> 18 tuổi) không hề có tiển sử bị vàng da vàng mắt, nhưng khi xét nghiệm kiểm tra tổng quát đều có kháng thể bảo vệ antiHAV dù trước đó không hề được chủng ngừa viêm gan siêu vi A. Như vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm là bạn đã từng bị nhiễm virus viêm gan A trong quá khứ nhưng không biểu hiện gì cả và hiện tại bạn đã có kháng thể tự nhiên để ngừa bệnh này suốt đời.
2. Khi bị nhiễm virus viêm gan A, nếu bạn bị viêm gan cấp thì bạn cần nghỉ ngơi tại chỗ, dung một số thuốc hỗ trợ gan và quan trọng bệnh này tự hồi phục và không chuyển sang mãn tính.
3. Nếu bạn đã đi kiểm tra sức khỏe rồi và phát hiện chưa mắc bệnh viêm gan thì bạn nên đi chủng ngừa. Thường có 3 loại virus viêm gan hay gặp nhất là virus viêm gan A, virus viêm gan B, virus viêm gan C. Nhưng trên thế giới chỉ có thuốc chủng ngừa viêm gan A và ngừa viêm gan B thôi. Trong trường hợp bạn đã trên 18 tuổi và ở Việt Nam, thì gần như không cần chủng ngừa viêm gan A nữa mà chỉ cần chủng ngừa viêm gan siêu vi B nếu bạn chưa bị mắc bệnh. Còn nếu bạn dưới 18 tuổi nhất là trẻ em dưới 5 tuổi thì nên chủng ngừa cả 2 loại viêm gan A và viêm gan B.
4. Nếu bạn mắc bệnh viêm gan thì bạn có thể đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật để khám hoặc đến khám ở các khoa tiêu hóa gan mật của các BV lớn như BV Chợ Rẫy, BV Nhiệt Đới, BV Nguyễn Tri Phương, BV 115, BV Đại Học Y Dược…
5. Bạn hỏi gan nhiễm mỡ có phải là do tăng mỡ trong máu trước rồi mới tích tụ vào gan chỉ đúng một phần thôi. Gan nhiễm mỡ có nhiều nguyên nhân như: tiểu đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, nhiễm virus viêm gan C mãn tính, do dùng thuốc, thừa vitamin A, … trong đó nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là thừa cân béo phì và rối loạn mỡ máu..
Không nhất thiết chỉ có người mập mới bị gan nhiễm mỡ mà trong trường hợp suy dinh dưỡng vẫn có thể bị thoái hóa mỡ ở gan. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể điều trị được nếu điều trị được nguyên nhân. Nếu bạn đã bị gan nhiễm mỡ rồi bạn nên hạn chế ăn những thức ăn có nhiều chất béo và chất bột đường và tăng cường ăn nhiều rau xanh và tập thể dục ít nhất 15-30 phút/lần và ít nhất 3 lần/ tuần. Điều này rất tốt cho gan nhiễm mỡ do bất cứ nguyên nhân gì và cho sức khỏe toàn diện nói chung.
Theo VNE
Viêm nhiễm càng nặng hơn nếu dùng sai thuốc đặt âm đạo
Đê viêc sư dung thuốc đặt âm đạo co hiêu qua, chi em cân lưu y tranh nhưng lôi sơ đăng nhât như thụt rửa trước khi đặt thuốc, không rửa tay sạch sẽ trước khi cầm thuốc đặt...
Tôi bị ngứa "vùng kín" trong suốt hơn 1 tuần. Những ngày đầu tôi chỉ bị ngứa nhưng sau 2-3 hôm thì kèm theo cả dịch âm đạo ra nhiều. Vì nghĩ rằng mình bị viêm âm đạo nên tôi đã mua thuốc về đặt. Sau hơn nửa tháng đặt thuốc, tôi thấy bệnh dường như không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn. Chất dịch tiết ra đổi màu sang màu trắng đục và mùi hôi rất nặng. Tôi đã đi khám bác sĩ và bác sĩ cũng kê loại thuốc đặt khác.
Tuy nhiên, thuốc tôi đặt thường bị rơi ra ngoài, sau đó tôi lại đặt viên khác. Nhưng không hiểu tại sao bệnh vẫn chưa khỏi cho dù đã gần 1 tháng. Chồng tôi rất khó chịu về điều này mỗi khi "sinh hoạt vợ chồng". Tôi đang rất lo lắng và không biết phải làm sao mới nhanh khỏi bệnh. Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thanh Hà)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thanh Hà thân mến,
Viêm âm đao la tinh trang phô biên va rât hay găp ơ nhiêu chi em. Viêm âm đao cung co nhiêu dang, co loai chi cân vê sinh sach se la khoi, co loai do cac vi khuân nâm gây nên thi phai dung thuôc đăt mơi điêu tri dưt điêm bênh.
Viêm âm đao trong trương hơp năng, không đươc điêu tri khoi se co thê gây nên ung thư cổ tử cung, vô sinh ở nữ giới.
Ảnh minh họa
Bệnh của bạn kéo dài không khỏi có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân. Thứ nhất là vì bạn đặt thuốc không đúng khiến cho thuốc liên tục bị rơi ra ngoài, tác dụng của thuốc cũng giảm đi. Đăt sai vi tri, không kiêng khem chi la môt vai trong sô rât nhiêu nguyên nhân khiên cho viêc dung thuôc đăt âm đao chông viêm nhiêm không co hiêu qua.
Thứ hai, trong thời gian đặt thuốc, bạn nên kiêng "quan hệ vợ chồng" thì bệnh mới nhanh khỏi. Nhưng vì bạn đã không kiêng khem chuyện này nên có thể xảy ra tình trạng nhiễm trùng chéo, bội nhiễm do vi khuẩn từ chồng bạn lây lan sang.
Thông thường thuốc đặt âm đạo ít tác dụng phụ nên gây tác hại không nhiều. Hơn nữa khi chỉ định đặt thuốc các bác sĩ đã hướng dẫn cách đặt đúng và đưa ra những lưu ý với bệnh nhân nên cũng hạn chế được những tai biến khi sử dụng thuốc.
Tuy nhiên, những loại thuốc này đều là thuốc kháng viêm, chống nấm nên nếu đặt thuốc quá nhiều sẽ dẫn đến quá liều và vô tinh đa đưa lượng kháng sinh không cần thiết vào cơ thể.
Nhưng sai lâm khac khi điều trị không theo chỉ định của bác sĩ như quan hệ tình dục khi điều trị, bỏ thuốc dở chừng... đều co thê làm nhờn thuốc, dân đên viêc đăt thuôc không co hiêu qua.
Đê viêc sư dung thuôc đăt âm đao co hiêu qua, chi em cân lưu y tranh nhưng lôi sơ đăng nhât như thụt rửa trước khi đặt thuốc, không rửa tay sạch sẽ trước khi cầm thuốc đặt, dùng tampon, bông gòn để chặn thuốc, đặt thuốc sai vị trí, không dung đu liêu lương như quy đinh...
Bạn nên đi khám lại và trình bày những vấn đề có liên quan để bác sĩ hiểu thêm về bệnh tình của bạn, từ đó kê loại thuốc thích hợp hơn.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
8 "sát thủ" đe dọa sức khỏe chị em Đôi khi có những thói quen, những điều tuy nhỏ nhưng lại có thể hủy hại hoặc đe dọa sức khỏe của bạn. Dưới đây là 8 "sát thủ vô hình" đe dọa sức khỏe của chị em phụ nữ nhất. Đừng để đến khi nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm mới bắt đầu hành động, hãy bảo vệ sức khỏe của...