Phòng ngừa trẻ nhiễm tay chân miệng ở bệnh viện
Ngày 12.10, Bộ Y tế và UBND TP.HCM triển khai chiến dịch phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng (TCM), sởi và sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP, nhằm tuyên truyền cho cộng đồng phòng bệnh, giảm lây chéo, giảm tử vong…
Bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 – ẢNH: DUY TÍNH
Tại buổi triển khai, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết do thời tiết biến đổi, dân di cư nhiều, ý thức tiêm chủng chưa tốt nên dịch bệnh có xu hướng tăng cục bộ tại một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh Đông Nam bộ.
Theo Bộ trưởng, muốn phòng bệnh tốt phải truyền thông cho người dân. Để phòng bệnh TCM phải giữ vệ sinh cho trẻ, người chăm sóc trẻ, đồ chơi, nền nhà, trong ăn uống. Để phòng SXH phải diệt lăng quăng, phun thuốc diệt muỗi.
Với bệnh sởi đã có vắc xin ngừa bệnh hiệu quả nhưng do người dân không tiêm ngừa dẫn đến mắc bệnh. Do vậy, cần tiêm sởi cho trẻ lúc 9 tháng và 18 tháng tuổi; hiện ngành y tế đang tổ chức chiến dịch tiêm vét sởi. Vắc xin sởi không thiếu.
Video đang HOT
Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, bỏ ăn… thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chữa bệnh, theo dõi sát.
Bộ trưởng chỉ đạo các bệnh viện (BV) cấp cứu, sơ cứu tốt, phải lọc bệnh. Bệnh nặng phải đưa vào cấp cứu theo dõi thật chặt, từng giờ, để xử lý kịp thời; còn bệnh nhẹ thì điều trị tuyến dưới, bởi bác sĩ tuyến trên theo dõi có giới hạn vì vừa lo chăm trẻ nặng, vừa chăm trẻ nhẹ dẫn đến làm trẻ nặng chết, trẻ nhẹ nhiễm thêm bệnh. Bài học cay đắng sởi ở Hà Nội, bệnh nhi càng vào thì càng nặng, càng tử vong vì lây chéo sởi, nhiễm TCM…
Bộ trưởng chỉ rõ nguyên nhân khác khiến BV cho trẻ nhập viện nhiều, đó là cơ chế tự chủ. Theo Bộ trưởng, cơ chế tự chủ là đúng, khi đưa lương vào giá viện phí. Nhưng khi tự chủ tạo điều điện cho BV muốn có nhiều bệnh nhân. Nhưng BV phải đặt quyền lợi, sức khỏe, tính mạng bệnh nhân lên đầu.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại trường mầm non, nhà dân và trạm y tế ở Q.Thủ Đức và công tác điều trị tại BV Nhi đồng 2. Tại BV Nhi đồng 2, sau khi kiểm tra phòng khám, Bộ trưởng đề nghị BV cần phải có lối đi riêng cho bệnh TCM và sởi, tránh lây nhiễm.
Theo thanhnien
Tránh lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm trong bệnh viện
Ngày 12/10, tại buổi đến thăm và làm việc về công tác khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo các nhân viên y tế đẩy mạnh việc cách ly, lọc bệnh, để trẻ không lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm.
Bệnh nhi điều trị sởi tại khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh T.D
Hơn 60% bệnh từ các tỉnh
Báo cáo với đoàn công tác của Bộ Y tế, bác sĩ Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, số ca mắc bệnh tay chân miệng đến khám và điều trị tại bệnh viện gia tăng trong khoảng 1,5 tháng gần đây. Trong đó, số ca bệnh từ các tỉnh chuyển đến chiếm khoảng 60%.
Cụ thể, trong 9 tháng năm 2018, số ca bệnh ngoại trú liên quan đến tay chân miệng là 30.269 ca, giảm 31% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số ca nhập viện điều trị nội trú lại tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong tháng 9, số ca mắc bệnh tay chân miệng tăng cao cả nội trú (tăng 82%) và ngoại trú tăng 220%. Tính đến sáng 12/10 tại bệnh viện này có 84 ca điều trị nội trú tay chân miệng, trong đó có 66 bệnh nhân mắc độ 2A, 12 bệnh nhân độ 2B, 1 bệnh nhân độ 3 và 3 bệnh nhân độ 4, bệnh nhân các tỉnh chiếm khoảng 60%.
Người dân xem bảng hướng dẫn để đưa con em đi khám tại khu vực riêng nhằm tránh lây nhiễm.
Tương tự, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận 6.348 ca bệnh ngoại trú liên quan đến sốt xuất huyết và 2.751 ca nội trú, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đột biến trong tháng 9 tổng số ca bệnh tăng từ 18-35% so với cùng năm trước.
Về bệnh sởi, năm 2017 không ghi nhận có ca mắc sởi nội và ngoại trú. Tuy nhiên, đến nay bệnh viện đã ghi nhận cóp 198 ca bệnh ngoại trú và 208 ca nội trú.
Trước tình hình các bệnh diễn biến phức tạp, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ứng phó cũng như tích cực điều trị bệnh như tại khoa Khám bệnh, bệnh viện đã có bảng hướng dẫn thông báo nếu bệnh nhi có các triệu chứng như sốt, phát ban kèm ho, chảy nước mũi, đỏ mắt thì lấy số khám bệnh tại quầy riêng; thực hiện sàng lọc các ca bệnh nội ngoại trú để có phác đồ điều trị riêng; bố trí các bác sỹ trực 22/24; thực hiện xuất viện cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật nhằm giảm tải lượng bệnh điều trị nội trú...
Thực hiện cách ly bệnh
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao nỗ lực của ngành y tế dự phòng thành phố, cũng như các bệnh viện trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bệnh viện Nhi đồng 2 cần có sự lọc bệnh và cách ly ngay từ bên ngoài, khi thấy trẻ có các triệu chứng sốt nghi mắc sởi hoặc tay chân miệng thì phải có lối đi riêng dẫn đến phòng khám riêng, không thể để chung khu vực như hiện nay, nếu không sẽ không thể ngăn được bệnh lây lan.
Phòng bệnh, lọc bệnh, cách ly, là 3 giải pháp hạn chế tình trạng lây bệnh chéo như hiện nay. Đặc biệt, đối với những bệnh nhiễm như sởi, hô hấp, kể cả luồng đi khám bệnh và ngồi chờ khám cũng cần phải cách ly tuyệt đối. Bác sĩ cần quyết liệt trong vấn đề lọc bệnh để giảm tải.
Một trong những bệnh nhi bị nhiễm sởi do lây chéo tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Mặt khác, bệnh viện tuyến cuối là nơi điều trị bệnh nặng nhất nên vào đó nguy cơ bị lây nhiễm rất cao. Theo đó, các bệnh viện làm sao phải phân bệnh ngay từ tuyến dưới, không để bệnh nhẹ vẫn đổ dồn hết lên tuyến trên. Các bệnh viện cần phát huy hơn nữa vai trò của các bệnh viện vệ tinh, phòng khám vệ tinh tại các bệnh viện quận huyện, tuyên truyền, vận động người dân có con bị bệnh nhẹ đến khám và điều trị tại các bệnh viện này, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhi chỉ mắc tay chân miệng độ 1 vẫn nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng 2 như hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh.
Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền rộng rãi cho người dân hiểu được rằng khi con nhỏ mắc các bệnh nhẹ không nên đưa vào bệnh viện tuyến cuối như Nhi đồng 1, 2. Vì đưa vào các bệnh viện này, trẻ mắc các bệnh khác rất có nguy cơ lây nhiễm chéo. Đặc biệt là bệnh sởi rất dễ lây lan. Hiện sởi đã có vắc xin nên khuyến cáo phụ huynh nên đưa con đi chích đủ 2 mũi 9 và 18 tháng.
Thu Dịu
Theo baohaiquan
Bộ trưởng Y tế chỉ trích truyền thông phòng chống dịch sai "Mấy hôm nay chúng tôi rất bức xúc về phương thức tiếp truyền kiến thức phòng bệnh cho người dân". Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng các báo đài đang tập trung vào phản ánh dịch bệnh tại bệnh viện khiến người dân hoang mang mà quên truyền thông phòng bệnh. Mở đầu nội dung phát biểu tại buổi...