Phòng ngừa tội phạm tài chính cuối năm
Các cơ quan chức năng liên tục phát cảnh báo tới khách hàng nhiều hình thức lừa đảo, đặc biệt vào dịp cuối năm có xu hướng gia tăng.
Hạn chế việc rút tiền tại ATM vào ban đêm, nơi vắng người
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành công văn về việc đảm bảo an toàn, thông suốt hoạt động ngân hàng dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Theo đó, bên cạnh việc tập trung đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt của các đơn vị, tổ chức, cá nhân; NHNN yêu cầu các ngân hàng tăng cường cảnh giác đối với các phương thức, thủ đoạn phạm tội và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Người tiêu dùng được khuyến cáo hạn chế rút tiền tại ATM vào ban đêm, những nơi vắng người; kiểm tra kỹ khe thẻ, các thiết bị camera bất thường trong buồng ATM trước khi thao tác rút tiền nhằm tránh bị cài thiết bị trộm thông tin thẻ…
Bên cạnh đó, những ngày gần đây hình thức lừa đảo bằng thủ đoạn “quà biếu”, tiền từ thiện… có chiều hướng gia tăng. Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra thông báo đang điều tra vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng thủ đoạn giả thông báo cho người dân sẽ có quà từ nước ngoài chuyển về VN với giá trị lớn, kèm theo thùng quà là số lượng lớn USD. Sau đó, kẻ lừa đảo gọi điện mạo danh là nhân viên công ty vận chuyển, nhân viên hải quan, yêu cầu người dân chuyển tiền đóng các khoản phí như phí vận chuyển, phí hải quan… vào tài khoản mở tại các ngân hàng trong nước do chúng chỉ định để chiếm đoạt.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo một ngân hàng thương mại, bọn tội phạm có nhiều cách kiếm tiền trực tuyến. Chúng liên hệ với người bị hại qua email, các trang web mà khách hàng sử dụng, tin nhắn SMS, qua điện thoại rồi hứa hẹn “quý khách đã trúng xổ số”, hay “tài khoản của quý khách đã bị hack”, hay một lời đề nghị có tính cấp bách, một lời đề nghị kinh doanh.. “Trong trường hợp là thư điện tử, bọn tội phạm sẽ gửi kèm theo lời cảnh báo rằng nếu không cập nhật hoặc xác nhận thông tin thì sẽ dẫn đến các trường hợp tài khoản bị phong tỏa hoặc bị đóng. Bọn chúng sẽ không quên kèm theo một đường link dẫn đến website giả mạo rất giống website của ngân hàng. Khi khách hàng nhấp chuột vào đường dẫn liên kết này, một phần mềm gián điệp sẽ tải về máy tính của khách hàng và từ đó tội phạm lấy cắp thông tin tài khoản để có thể thực hiện việc rút tiền”, vị này nói.
Ngoài ra, dịp tết các công ty, trang web thương mại trực tuyến thường có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng… Trong bối cảnh người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng thì cần hết sức thận trọng khi mua sắm trực tuyến, tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật tài khoản; bảo vệ máy tính, điện thoại thông minh bằng các phần mềm cập nhật mới nhất, các phần mềm chống vi rút mới nhất và đừng quên kích hoạt tính năng khóa máy tính bằng mã bảo mật. Cần sử dụng các hệ điều hành và trình duyệt mới nhất để truy cập và thực hiện các giao dịch ngân hàng trực tuyến, nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút, các phần mềm gián điệp mã độc dẫn đến trong quá trình sử dụng máy tính có thể gặp phải các phát sinh như ứng dụng bị gián đoạn hoạt động bất thường, các dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng lưu giữ trên máy hoặc thậm chí trong quá trình thao tác bị thất thoát…
(Theo Thanh Niên)
Lĩnh 5 năm tù vì tự ý rút 7,3 tỷ đồng trong tài khoản của bạn gái
Khi tới ngân hàng rút tiền, chị Huyền tá hỏa khi toàn bộ 7,3 tỷ đồng trong tài khoản do mình đứng tên đã bị Quý chuyển đi hết.
Ảnh minh họa
Theo bản án sơ thẩm ngày 17/11 của TAND Hà Nội, Trần Ngọc Quý (46 tuổi, TP HCM) và chị Huyền từng có thời gian cùng nhau đầu tư chứng khoán. Tháng 2/2012, chị Huyền đăng ký số điện thoại của Quý khi mở tài khoản ngân hàng, uỷ quyền cho anh ta thực hiện giao dịch. Do chưa lần nào dùng đến tài khoản, chị Huyền sau đó không nhớ có việc này.
Đầu tháng 7/2013, bán căn nhà trên khu phố cổ với giá 12,6 tỷ đồng, chị Huyền đến ngân hàng này mở tài khoản để giao dịch. Được thông báo đã có tài khoản cũ, chị Huyền nói người mua chuyển trước 7,3 tỷ đồng vào đây.
Do đăng ký theo dõi biến động số dư tài khoản qua tin nhắn, thấy báo có tiền chuyển vào tài khoản, Quý đã rút hết 7,3 tỷ đồng chuyển sang tài khoản của mình.
Còn chị Huyền khi đi rút tiền mới hay toàn bộ đã bị Quý rút từ trước. Chị không thể liên lạc với Quý mà chỉ nhận được email xin lỗi.
Tại phiên tòa, Quý khai từng quan hệ tình cảm với chị Huyền trong thời gian cùng kinh doanh chứng khoán.
Xác định việc Quý lấy tiền của chị Huyền đã phạm vào tội Sử dụng trái phép tài sản của người khác, tòa tuyên phạt 5 năm tù giam.
* Tên bị hại đã thay đổi.
Việt Dũng
Theo VNE
26 tỷ hay chỉ 11.3 tỷ đồng 'bốc hơi' tại VPBank? Cho đến nay trong vụ việc khách hàng VPBank tố bị mất tiền đã xuất hiện 2 con số khác nhau, 11,3 tỷ và 26 tỷ đồng. Đâu mới là con số đích thực? TP.HCM chỉ đạo nhanh chóng điều tra Liên quan đến việc khách hàng báo mất 26 tỷ đồng trong tài khoản của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank),...