Phòng ngừa tiêu cực xử lý vi phạm giao thông bằng ứng dụng công nghệ giám sát
Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, xử lý vi phạm giao thông không những nâng cao hiệu quả các mặt công tác này, mà còn giúp tăng cường giám sát, phòng ngừa tiêu cực nảy sinh từ người thực thi công vụ, nhất là tình trạng “tham nhũng vặt”.
Công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng mạnh trong công tác giám sát, xử lý vi phạm giao thông
Khai thác kỹ các “kênh” thông tin
Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có số lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nhiều nhất cả nước. Mặc dù vậy, so với yêu cầu thực tế trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) hiện nay, lực lượng CSGT lúc nào cũng trong tình trạng thiếu người. Trung tá Lê Tú, Đội trưởng Đội CSGT số 3, Phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết: “Dù rất cố gắng, song CSGT cũng chỉ có thể phát hiện ra vi phạm tại nơi mình làm nhiệm vụ.
Ở những tuyến đường có hệ thống camera giám sát, những vi phạm này sẽ bị các “mắt thần” này ghi lại. Tuy nhiên, không phải bất cứ tuyến đường nào, khu vực nào hiện cũng có CSGT hay được trang bị đầy đủ camera. Những vi phạm tại các vị trí này rất cần được người dân ghi lại, thông tin đến lực lượng CSGT để xử phạt”.
Vậy làm thế nào để người dân có thể gửi được những hình ảnh, video, thông tin về vi phạm của các phương tiện khác trên đường tới lực lượng CSGT? Có cần lập một cổng thông tin để tập hợp hình ảnh vi phạm giao thông do người dân ghi lại, làm căn cứ phạt “nguội”? Đây là câu hỏi và ý kiến đề xuất của không ít người dân cũng như trăn trở của lãnh đạo Cục CSGT, Bộ Công an.
Đại tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục CSGT khẳng định: “Nghị định 46 đã quy định và Cục CSGT cũng luôn mong muốn nhận được những hình ảnh, video vi phạm Luật Giao thông mà người dân gửi đến để CSGT xác minh xử lý. Hiện Cục CSGT đang chủ động nghiên cứu, xây dựng các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả việc tương tác giữa CSGT với người dân, lái xe”.
Video đang HOT
Được biết, từ năm 2018, nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh về tình hình TTATGT, hoạt động của lực lượng CSGT, Cục CSGT đã công bố số điện thoại đường dây nóng là 0995.67.67.67. Trước đó, Cục CSGT đã có đường dây nóng, tuy nhiên là số điện thoại cố định nên việc tiếp nhận thông tin vẫn còn hạn chế. Nếu hệ thống tương tác trực tuyến gửi hình ảnh, video vi phạm Luật Giao thông của Cục CSGT cũng như CSGT toàn quốc được triển khai, chắc chắn hiệu quả xử lý cũng như ý thức của người dân sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.
Cục CSGT hay các Phòng CSGT ở Công an địa phương khi tiếp nhận thông tin, hình ảnh người dân cung cấp đều nhanh chóng xác minh, xử lý vi phạm “nguội”. Thống kê của Cục CSGT cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2019, có hàng chục trường hợp lái xe đi ngược chiều trên cao tốc đã bị đơn vị xử lý. Những hình ảnh về phương tiện vi phạm đều được người dân, cơ quan chức năng chuyển đến CSGT. Tại Hà Nội, từ năm 2016 đến tháng 6-2019, CSGT đã xử phạt “nguội” hơn 200 trường hợp vi phạm Luật Giao thông do người dân gửi hình ảnh vi phạm của phương tiện đến.
Ứng dụng tra cứu phương tiện vi phạm trên website rất thiết thực với người dân và lái xe
Việc tiếp nhận và xử lý thông tin người dân chuyển đến qua các “kênh” khác nhau bước đầu đã đạt hiệu quả. Theo đại diện Cục CSGT, mới đây, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký quyết định thành lập Ban nghiên cứu Đề án ứng dụng Công nghệ thông tin của Cục CSGT. Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ, Cục CSGT đang phối hợp với các chuyên gia công nghệ bàn thảo xây dựng ứng dụng trên điện thoại di động để tiếp nhận thông tin, hình ảnh, video phương tiện, người tham gia giao thông vi phạm được người dân chuyển về.
Đại diện Cục CSGT khẳng định, đơn vị đang nghiên cứu triển khai cách thức giám sát của người dân với lực lượng chức năng sao cho “vừa đảm bảo an ninh, an toàn và phù hợp với văn hoá ứng xử”.
Ngăn ngừa “tham nhũng vặt”
Để phòng ngừa cán bộ chiến sĩ sai phạm trong quá trình làm nhiệm vụ, Cục CSGT cũng như chỉ huy các đơn vị, địa phương đã ban hành các kế hoạch, thông báo, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành điều lệnh Công an nhân dân, quy trình quy định công tác. Cùng với đó là ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào giám sát, quản lý đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Cục CSGT cũng đang nghiên cứu công khai tuyến, địa bàn, kế hoạch tuần tra kiểm soát của CSGT trên website của Cục CSGT để người dân biết. Khi người dân và CSGT tăng cường tương tác thông qua công nghệ, thiết bị thông minh, sẽ không chỉ hỗ trợ và hiệu quả trong việc phát hiện, xử phạt vi phạm mà còn nâng cao tính giám sát, phòng ngừa tiêu cực từ chính lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Thượng tá Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Phòng CSGT, CATP Hà Nội đánh giá: “Chắc chắn, việc xây dựng “app” trên điện thoại thông minh sẽ giúp triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, phòng ngừa và xử lý nghiêm đối với vi phạm. Căn cứ vào những hình ảnh, thông tin, video mà người dân gửi đến, CSGT có thể xác minh, có thêm căn cứ để xử lý phạt “nguội”.
Chỉ huy phòng CSGT, CATP Hà Nội cho biết, bên cạnh sự quyết liệt trong việc siết chặt lại tư thế, lễ tiết, tác phong, phòng ngừa sai phạm của CBCS, thì việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, đã tăng cường hiệu quả trong giám sát, hạn chế tiêu cực, vi phạm của cán bộ chiến sĩ.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trên lĩnh vực tuần tra, giám sát giao thông của CSGT giúp nâng cao tính minh bạch, tăng hiệu quả giám sát, phòng ngừa tiêu cực và tạo thuận tiện cho chủ phương tiện, người dân. Ngoài trung tâm chỉ huy giao thông có đầy đủ thông tin mang tính hệ thống và kết nối đồng bộ các thiết bị đầu, cuối, ô tô Cảnh sát sẽ được trang bị, tích hợp hệ thống tra cứu dữ liệu kết nối với trung tâm chỉ huy để tra cứu nhanh phương tiện, giấy phép lái xe.
Khi đó, việc xử phạt của CSGT cơ bản theo chứng cứ thu được từ hệ thống quản lý phương tiện. Hệ thống này hoạt động tự động phát hiện và báo lỗi vi phạm về trung tâm chỉ huy hoặc xe cảnh sát. Rõ ràng, khi công nghệ hỗ trợ sức người, đặc biệt quá trình xử lý, nộp tiền phạt qua máy tính, tài khoản, hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt, sẽ khiến hiện tượng “tham nhũng vặt” không còn “đất sống”.
“Nghị định 46 đã quy định và Cục CSGT cũng luôn mong muốn nhận được những hình ảnh, video vi phạm Luật Giao thông mà người dân gửi đến để CSGT xác minh xử lý. Hiện Cục CSGT đang chủ động nghiên cứu, xây dựng các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả việc tương tác giữa CSGT với người dân, lái xe”.
Đại tá Đỗ Thanh Bình (Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an)
“Chắc chắn, việc xây dựng “app” trên điện thoại thông minh sẽ giúp triển khai nhanh chóng, hiệu quả hơn công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành, phòng ngừa và xử lý nghiêm đối với vi phạm. Căn cứ vào những hình ảnh, thông tin, video mà người dân gửi đến, Cảnh sát giao thông có thể xác minh, có thêm căn cứ để xử lý phạt “nguội”.
Thượng tá Nguyễn Thanh Hải (Phó trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, CATP Hà Nội)
Theo ANTD
CSGT Hà Nội tổng kiểm tra ô tô, xe máy: Mỗi ngày xử lý cả nghìn vi phạm
Sau 3 ngày ra quân tổng kiểm tra ô tô, mô tô, lực lượng chức năng Hà Nội đã lập biên bản xử lý 3.200 phương tiện các loại vi phạm giao thông.
Đội CSGT số 14, Hà Nội kiểm tra ô tô khách trên đường Giải Phóng theo Kế hoạch số 125 của Phòng CSGT Công an TP Hà Nội
Chiều 18/7, trao đổi với PV Báo Giao thông, lãnh đạo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội thông tin: Thực hiện kế hoạch tổng kiểm tra ôtô, mô tô trên toàn quốc, từ ngày 15/7-18/7, lực lượng CSGT Hà Nội đã lập biên bản xử lý 3.222 phương tiện vi phạm giao thông, trong đó có 81 trường hợp bị tạm giữ phương tiện và 138 trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe.
Các tổ công tác đã tập trung kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông đối với xe tải, xe container, xe chở khách và nhiều loại phương tiện khác. Qua kiểm tra, các hành vi vi phạm bị phát hiện, xử lý nhiều nhất vẫn là xe chở quá số người quy định; tài xế vi phạm quy định về nồng độ cồn, vi phạm quy định về tốc độ, không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép không do cơ quan có thẩm quyền cấp; người điều khiển mô tô vi phạm các quy định về mũ bảo hiểm...
Lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục nắm tình hình, bố trí lực lượng tại các chốt cửa ngõ Thủ đô, đặc biệt là các tuyến quốc lộ, trục chính, xuyên tâm, nội thị và vành đai của thành phố; sử dụng hệ thống camera giám sát giao thông để phát hiện các hành vi vi phạm, thông báo cho các tổ tuần tra kiểm soát để dừng phương tiện, kiểm tra, xử lý.
Theo Baogiaothong
Hà Nội đáp ứng khoảng 21% nhu cầu vận tải công cộng vào năm 2020 Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, với hoạt động vận tải hành khách công cộng, đến hết năm 2019, dự kiến hệ thống xe buýt đáp ứng khoảng 17,3% và vào năm 2020 tỷ lệ này đạt khoảng 20% đến 21%. Hà Nội ưu tiên cho vận tải hành khách công cộng Theo Giám đốc Sở Giao thông...