Phòng ngừa táo bón đúng cách cho trẻ
Nước trái cây như mận, táo, lê có thể trị táo bón. Ngưng thuốc quá sớm rồi dùng lại nhiều lần sẽ làm táo bón tái phát, điều trị ngày càng khó khăn hơn.
Táo bón ở trẻ thường xảy ra vào 3 thời điểm: Trẻ bắt đầu ăn bột ngũ cốc và trái cây nghiền; suốt thời gian tập ngồi bô/bàn cầu: sau khi bắt đầu đi học. Biết được những thời điểm nguy cơ này, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa táo bón.
Biết được những thời điểm trẻ có nguy cơ táo bón, phụ huynh sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp bé phòng ngừa. Ảnh minh họa.
Bác sĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) đưa ra một số lời khuyên nhằm phòng ngừa táo bón cho trẻ, đặc biệt ở những thời điểm nhạy cảm này.
- Vào thời điểm bé tập ngồi bô/ bàn cầu, cha mẹ cần lưu ý tạm thời ngưng việc huấn luyện nếu bé tỏ ý không thích vị trí quá mới mẻ này. Hãy khuyến khích bé một cách tích cực, ngay khi bé cảm thấy muốn đi tiêu.
- Cần đảm bảo có “chỗ tựa vững chắc” cho bàn chân của bé, đặc biệt là khi dùng bàn cầu có kích thước người lớn. Chỗ tựa bàn chân rất quan trọng vì chúng giúp bé cảm thấy vững chắc hơn nên có thể yên tâm rặn. Ngoài ra đối với tất cả trẻ con, nên chọn một thời điểm ngồi cầu nhất định ngày này qua ngày khác, tốt nhất là sau bữa ăn vì quá trình ăn kích thích ruột tăng nhu động.
- Khi bé đến tuổi đi học, cần tiếp tục theo dõi việc đi tiêu của con. Cha mẹ nên theo dõi bé đi tiêu như thế nào ở nhà, đặc biệt là vào cuối tuần. Hỏi xem liệu bé có gặp vấn đề gì không khi cố gắng đi tiêu ở những nơi không phải ở nhà, nếu do thời gian bị hạn chế hoặc do mắc cỡ, bạn có thể phải làm việc với nhà trường để tìm ra giải pháp thích hợp.
Cách điều trị hiệu quả tại nhà
Đa số trường hợp táo bón đều có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp khá đơn giản và bắt đầu có hiệu quả trong vòng 24 giờ. Tùy thuộc vào tuổi của bé mà cha mẹ có thể thực hiện các điều sau:
Trẻ nhỏ trên 4 tháng tuổi
- Cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê (những loại nước trái cây khác không hiệu quả bằng). Bé 4-8 tháng tuổi uống 6-120 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, bé 8-12 tháng tuổi có thể dùng 180 ml.
- Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây (táo/mận/lê)/trái cây/rau cải đã được nghiền nát với bột ngũ cốc.
Có thể uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê. Ảnh:healths.
- Chất sắt trong sữa công thức của trẻ nhỏ không gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng táo bón vì liều sắt rất nhỏ. Vì vậy việc đổi sang sữa có nồng độ sắt thấp là không cần thiết vì điều này không có tác dụng.
Video đang HOT
Sirô sắt chứa nồng độ sắt cao hơn và đôi khi có thể gây táo bón. Vì vậy đối với những trẻ nhỏ cần uống giọt sắt đôi khi cũng cần thay đổi chế độ ăn hoặc cần có chế độ điều trị khác để đảm bảo bé không bị táo bón.
Trẻ em lớn
Nếu bé chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, có thể chỉ cần thay đổi các loại thức ăn đang dùng để bé đi phân mềm và không đau.
- Nước trái cây: Đối với trẻ 1-6 tuổi, không cho quá 120-180 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày; trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 1-2 ly 120 ml.
- Phụ huynh không cần thiết phải cho bé uống nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với bé trên 1 tuổi, đủ nước là 960 ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong một ngày. Nếu bé không khát thì không cần thiết hoặc không có lợi ích gì để uống nhiều hơn lượng nước này.
- Cha mẹ cần lưu ý nuôi dưỡng bé bằng một chế độ ăn cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm. Tuy nhiên, đừng ép bé phải ăn cho được ngay các thức ăn này và đừng dùng một chế độ ăn nhiều chất xơ thay cho các phương pháp điều trị khác. Chúng ta cần bé tăng trưởng và phát triển hoàn hảo chứ không riêng hết táo bón. Chế độ ăn dư chất xơ sẽ làm bé mất cơ hội ăn các nhóm thực phẩm khác chẳng hạn như chất đạm.
- Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn táo bón có thể bé không dung nạp được với đạm sữa bò. Có thể phải bỏ sữa bò và các sản phẩm từ sữa bò như yaourt, phô mai và kem trong 1-2 tuần. Nếu vẫn không cải thiện thì có thể cho bé dùng sữa bò trở lại và đi khám bác sĩ.
- Nếu bé đã biết ngồi bô/bàn cầu rồi mới bị bón, nên khuyến khích bé ngồi bô/bàn cầu 5-10 phút sau bữa ăn, từ hai đến ba lần mỗi ngày, một cách đều đặn.
Sử dụng thuốc – Những điều phụ huynh chưa biết
Đối với những bé bị táo bón mà việc thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt nêu trên vẫn chưa mang lại hiệu quả cần thiết thì thuốc là biện pháp cần thiết để mang lại thành công cho việc điều trị. Có một điều chúng ta ít được biết là việc điều trị táo bón đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Theo những khuyến cáo mới nhất, sau khi bé đã lấy được phân cứng ứ trong trực tràng và đã đi tiêu bình thường (phân mềm, ít nhất 3 lần mỗi tuần) thì việc dùng thuốc để giữ tình trạng như vậy phải được duy trì ít nhất 6 tháng kế tiếp. Đây là một điểm rất quan trọng vì một số phụ huynh khi thấy con mình đi tiêu bình thường trở lại thì tự ý ngưng thuốc và táo bón sẽ bị tái phát.
Qúa trình ngưng thuốc quá sớm rồi dùng lại nhiều lần sẽ làm táo bón tái phát nhiều lần và việc điều trị sẽ ngày càng khó khăn hơn. Chính vì thời gian điều trị táo bón đòi hỏi thời gian dài như vậy nên các thuốc dùng trong táo bón đòi hỏi phải rất an toàn cho trẻ.
Khi nào cần đến bác sĩ
- Phải đi ngay khi bé đau bụng dữ dội.
- Bé nhỏ hơn 4 tháng chưa đi tiêu sau 24 giờ so với bình thường (thí dụ bình thường bé 2 ngày đi tiêu một lần, nay đã 3 ngày vẫn chưa đi).
- Bé nhỏ hơn 4 tháng tiêu phân cứng thay vì mềm hoặc sệt.
- Bé đi tiêu phân có máu.
- Bé đau khi đi tiêu.
- Bé đã bị nhiều đợt táo bón.
- Bé cảm thấy bất an.
Lê Phương
Theo VNE
Siêu hữu ích từ thực phẩm 'vàng' để trẻ phòng mọi bệnh tật
Khoai có khả năng hút nước, chất béo, các chất độc và lượng đường thừa, không những thế lại còn có lợi cho đường ruột. Thường xuyên ăn khoai sẽ giảm được nguy cơ bệnh khô mắt, tránh táo bón, nhuận tràng.
Khoai lang
Khoai gồm có khoai tây, khoai lang, khoai sọ... Những loại khoai này có khả năng hút nước, chất béo, các chất độc và lượng đường thừa, không những thế lại còn có lợi cho đường ruột. Thường xuyên ăn khoai sẽ giảm được nguy cơ bệnh khô mắt, tránh táo bón, nhuận tràng.
Ngoài ra, để tốt nhất cho sức khoẻ của bé, mẹ cũng nên đảm bảo thực đơn hàng ngày của bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Để bé ngon miệng và ăn nhiều hơn, mẹ nên thường xuyên thay đổi món ăn hàng ngày.
Mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó, dù thực phẩm đó có tốt đi chăng nữa. Tốt nhất, chỉ nên cho con ăn đúng liều lượng phù hợp với độ tuổi và thể chất.
Cải xoăn
Cải xoăn thuộc họ nhà cải, có màu xanh đậm và là thực phẩm giúp tăng cường tổng thể, giảm bớt tình trạng nghẽn tắc phổi, dạ dày và đặc biệt cho hệ miễn dịch.
Cụ thể, cải xoăn rất giàu sắt, canxi, beta-carotene, giàu kali, vitamin C. Và cũng giống như các thành viên khác của gia đình họ cải, cải xoăn chứa hợp chất chống ung thư - như sulforaphane và indoles.
Sữa chua
Sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi gọi là probiotic. Các sinh vật này sống trong ruột và có khả năng cải thiện tiêu hóa. Không những thế, chúng còn đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật. Theo kết của một nghiên cứu cho thấy, những trẻ ăn sữa chua có nguy cơ mắc cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 20% các bé không dùng.
Sữa chua không chỉ là thực phẩm giàu dinh dưỡng, mà còn thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng của con, vì vậy mẹ nên cho bé ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày.
Trái cây họ cam
Cam chứa rất nhiều vitamin C giúp duy trì và tăng sức đề kháng cho bé. Đặc biệt, với thời tiết mùa hè nắng nóng như hiện nay thì những ly nước cam, nước chanh với hương vị tuyệt vời vô cùng thích hợp cho bé. Vì vậy, để con luôn khỏe mạnh, mẹ hãy thường xuyên cho bé thưởng thức những ly nước vô cùng hấp dẫn này.
Tuy nhiên, vì bé có thể đối mặt với nguy cơ bị viêm họng, nên thay vì cho con uống những ly nước cam, chanh lạnh, mẹ hãy cho con uống nước cam, chanh ấm nhé.
Thịt nạc
Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho bé mùa dịch bệnh - Chăm sóc bé - Dinh dưỡng cho trẻ em - Sức khỏe trẻ em. Trong các loại thịt nạc có chứa một hàm lượng lớn protein, là thành phần quan trọng để bảo vệ, duy trì và tăng cường sức khỏe cho bé.
Thịt nạc có khả năng tăng cường hệ thống chống lại bệnh tật cho cơ thể. Thứ nhất, thịt nạc chứa protein, là thành phần quan trọng để bảo vệ, duy trì và tăng cường sức khỏe cho bé. Thứ hai, thịt nạc cũng chứa kẽm, là chất giúp các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Chính vì thế, để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ nên thường xuyên cho bé ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gà,...
Thực phẩm chứa kẽm
Kẽm có tác dụng giúp khống chế sự sinh sôi và nảy nở của virut. Hệ miễn dịch của cơ thể trẻ phụ thuộc vào kẽm giúp phòng chống nhiễm bệnh. Vì vậy, bổ sung kẽm cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Vì thế, để bé có đủ sức chống chọi lại bệnh tật, mẹ nên thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, hàu, cá thu, cá mòi, cá hồi vào thực đơn của con.
Tăng cường ăn rau củ màu xanh đậm
Bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé những loại rau củ quả có chứa nhiều Vitamin A và Vitamin C. Đây là 2 loại Vitamin đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch khá quan trọng. Vitamin A bạn có thể tìm thấy ở các loại rau củ quả có màu cam như đu đủ, cà rốt, bí đỏ. Bổ sung cho bé bằng những món ăn như chè bí đỏ, bí đỏ xào, cháo thịt cà rốt, canh khoai tây cà rốt. Vitamin C có thể tìm thấy ở các loại hoa quả như chanh, bưởi, cam ...
Ngoài ra, khi cho bé ăn các loại rau củ trên còn giúp bổ sung carotene, protein và các khoáng chất như sắt, canxi, phốt pho cho bé. Các chất này có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển toàn diện ở trẻ, đồng thời tăng cường khả năng phòng bệnh truyền nhiễm cực kỳ hiệu quả.
Theo Phunutoday
4 thực phẩm kỵ thịt bò Đều là những thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu bạn kết hợp chúng với thịt bò thì coi như công dụng bồi bổ của cả đôi bên đều bằng không. Vì vậy khi đã ăn thịt bò, bạn nên tránh dùng các thực phẩm sau: Ảnh minh họa: Internet Ảnh minh họa: Internet Thủy sản Nếu nói về tính vị và công năng...