Phòng ngừa tác hại nghề nghiệp cho công nhân
Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của công nhân gây nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc.
Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh khám sức khỏe cho công nhân tại một công ty trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Hồ Thị Hồng
* Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất, các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng vật lý, lý hóa, vi sinh vật… có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ thể người lao động.
Các yếu tố vật lý như: vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình thường, rung chuyển… thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý của cơ thể.
Các yếu tố lý hóa: trong môi trường như bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và bệnh nghề nghiệp. Các loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản, các loại bụi vô cơ như các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt…) hay các bụi vô cơ nhân tạo (xi măng, thủy tinh…) có thể gây xơ hóa phổi không hồi phục.
Ngoài ra, trong môi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như các vi trùng, ký sinh trùng… gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu dễ gây bệnh cho những người công nhân vệ sinh.
* Tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém
Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều yếu tố như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động… Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ tác động lên người lao động làm cho các giác quan cũng như toàn thân nhanh chóng mệt mỏi dẫn đến giảm năng suất lao động, dễ gây các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
Ngoài các tác hại liên quan đến công tác tổ chức lao động của doanh nghiệp thì những tác hại khác, công nhân đều có thể phòng tránh được.
Video đang HOT
* Biện pháp giúp phòng ngừa tác hại nghề nghiệp cho công nhân
- Tuân thủ nội quy về an toàn lao động: Với mỗi công việc khác nhau sẽ có các dây chuyền công nghệ và quy trình sản xuất khác nhau. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có những nội quy về an toàn lao động như khoảng cách an toàn, tư thế lao động an toàn… Chỉ cần một động tác bất cẩn không chấp hành nội quy lao động hay quy trình về an toàn lao động có thể phải gánh chịu hậu quả khôn lường đối với sức khỏe bản thân.
- Sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách: Đây là những dụng cụ, thiết bị được doanh nghiệp trang bị cho công nhân của mình như: quần áo, mũ, kính, giày… giúp họ đảm bảo an toàn và giảm thiểu những thương tổn có thể xảy ra nếu chẳng may gặp phải các tai nạn lao động. Mỗi một ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động khác nhau. Chính vì thế khi được doanh nghiệp cung cấp đồ bảo hộ lao động, công nhân không được chủ quan và phải sử dụng đúng cách những đồ bảo hộ lao động đó khi làm việc.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp công nhân có sức khỏe tốt và tăng năng suất lao động. Vì thế cần ăn đủ và đúng bữa, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng; uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể; giữa các ca làm có thời gian nghỉ thì nên tranh thủ nghỉ ngơi, không nên dùng điện thoại chơi game hay lên mạng xã hội sẽ khiến đầu óc căng thẳng hơn.
- Tham gia khám sức khỏe định kỳ: Các doanh nghiệp ngoài việc trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân thì hằng năm còn tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân để giúp họ phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe. Chính vì thế, công nhân làm việc tại các doanh nghiệp không nên bỏ lỡ các đợt khám sức khỏe định kỳ này.
Bạch hầu và những bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine
Bạch hầu và nhiều bệnh truyền nhiễm như quai bị, rubella, sởi...đều có khả năng gây nguy hiểm cho cả trẻ em và người trưởng thành. Tiêm vaccine là biện pháp giúp ngăn ngừa lây nhiễm.
Theo thông tin từ WHO, trên thế giới cứ 5 trẻ em thì có 1 trẻ không được tiếp cận với tiêm chủng thường xuyên và chết vì những bệnh có thể phòng ngừa bằng những loại vaccine hiện có.
Tiêm chủng là một cách thức giúp con người tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch, chống lại bệnh truyền nhiễm. Vaccine sẽ kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể để bảo vệ khỏi những căn bệnh truyền nhiễm.
Dưới đây là những vaccine mà UNICEF Việt Nam khuyến cáo phụ huynh nên tiêm cho trẻ, để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tương tự như bạch hầu.
Lao
Lao là bệnh lý do vi trùng gây ra, chúng tấn công phổi và phá hủy các tế bào trong cơ quan này. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Lao phổi thường gặp nhất. Chúng ta cũng có thể mắc lao ở một số bộ phận khác như não. Bệnh nhân nhiễm lao sẽ rất khó điều trị và cần thời gian dài. Nhiều ca mắc lao phổi nặng có thể dẫn tới biến chứng hoặc tử vong.
Ho, khạc ra máu tươi là triệu chứng điển hình của lao phổi. Ảnh: Freepik.
Sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm phổ biến với khả năng lây lan nhanh. Triệu chứng của sởi đặc trưng là sốt, chảy nước mũi, nổi hạt trắng phía trong miệng, phát ban trên da. Bệnh nặng có thể gây mù lòa, viêm não và tử vong.
Bại liệt
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hoá do virus gây nên - virus Polio.
Trong số các bệnh nhân bại liệt, có khoảng 5-10% người bệnh chết vì cơ quan hô hấp bị tê liệt. Nếu để tình trạng tê liệt xảy ra, không có cách nào có thể chữa trị căn bệnh này. Thay vào đó, bệnh nhân chỉ có thể điều trị để giảm bớt các triệu chứng.
Viêm gan B
Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus viêm gan B gây nên. Bệnh lây lan qua đường máu và tình dục. Nó còn được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng" bởi phần lớn bệnh nhân không có triệu chứng trong nhiều năm.
Theo thống kê của WHO, khoảng 400 triệu người trên thế giới mắc viêm gan B mạn tính. Ở Việt Nam, số người nhiễm virus viêm gan B chiếm khoảng 20% dân số. Viêm gan B có thể dẫn tới xơ gan, nhiễm trùng gan và ung thư gan.
Trên thế giới có hơn 400 triệu người mắc viêm gan B. Ảnh: Stock Adobe.
Uốn ván
Chứng bệnh nguy hiểm này làm cơ thể co giật, căng cứng các bắp thịt. Với trẻ nhỏ, uốn ván gây cứng hàm, cổ, dẫn đến tình trạng khó thở. Ngay cả khi được điều trị, uốn ván vẫn dễ dẫn đến tử vong.
Ho gà
Ho gà gây nên những cơn ho kéo dài tới hàng tuần. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể dẫn đến khó thở, viêm phổi và tử vong.
Bạch hầu
Thời gian gần đây, bạch hầu diễn biến phức tạp ở TP.HCM và Đắk Nông khi phát hiện một số ca mắc. Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, thường xảy ra ở niêm mạc mũi, họng, tạo thành lớp màng giả trắng bao bọc hầu họng, khiến người bệnh khó thở, khó nuốt. Trong nhiều trường hợp, bạch hầu còn gây tổn thương tim, thận và thần kinh.
Bạch hầu đặc trưng là lớp màng giả màu trắng ở vùng hầu họng, kèm theo sốt, viêm họng, ho, viêm mũi, đau khi nuốt. Ảnh: Toluna.
Quai bị
Dấu hiệu nhận biết của những bệnh nhân mắc quai bị là một bên má sưng to. Nguyên nhân là sưng, viêm tuyến nước bọt. Quai bị có thể gây ra đau đầu, khó chịu và sốt. Biến chứng của quai bị có thể dẫn đến viêm màng não, viêm tinh hoàn và điếc.
Rubella
Đây là căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ có thai bởi nếu nhiễm Rubella có thể dẫn tới khả năng sảy thai, phôi thai chết, tử vong trẻ sơ sinh hay dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, cần cẩn trọng bởi trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh này.
Bình Phước khẩn trương khoanh vùng, dập dịch bạch hầu UBND tỉnh Bình Phước đã có công văn yêu cầu sở, ngành, địa phương về việc tăng cường, chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Lãnh đạo tỉnh Bình Phước chỉ đạo Sở Y tế tăng cường các hoạt động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm trường hợp mắc mới, ổ dịch mới phát sinh. Song song đó,...