Phòng ngừa suy giảm trí nhớ
Chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. Bởi vậy, trong chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần chú ý những điểm sau.
Các chất béo
Các chất dinh dưỡng tạo thành những chất hoá học quan trọng trong não như Phosphatidyl choline và DMAE, phosphatidyl serine và pyroglutamate.
Nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho não là cá (đặc biệt là cá trích) và trứng, tiếp đến là gan, đậu nành, đậu phộng và các loại đậu khác.
Chất béo thiết yếu trong một số thực phẩm có tác dụng cấu tạo màng tế bào thần kinh. Chất béo thiết yếu, đặc biệt là Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo ( basa, trích, hồi, thu, cá ngừ). Ngoài ra, ăn 3 bữa cá béo trong 1 tuần sẽ giảm một nửa nguy cơ đau tim.
Video đang HOT
Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc còn trẻ
Vitamin và chất khoáng
Có vai trò tham gia các hoạt động chuyển hoá và chống ôxy hoá tế bào não. Khi thiếu vitamin B, đặc biệt là acid folic và vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, dẫn đến thiếu cung cấp ôxy cần thiết cho não.
Vitamin B1, B2, B3 giúp não sử dụng ôxy để sinh năng lượng trong mỗi tế bào. Ba loại vitamin B liên quan đến trí nhớ là B3, B5, B12. Các vitamin B hoạt động cùng với nhau bằng nhiều cách để giúp cho não sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh. Điều cần nhớ, các vitamin B nên dùng chung với nhau, do đó, nếu muốn bổ sung một loại vitamin B thì cũng nên dùng dạng B complex hoặc multi-vitamin.
Kẽm cũng có liên quan đến trí nhớ. Khi cơ thể thiếu kẽm sẽ dẫn đến giảm trí nhớ. Kẽm có nhiều trong thịt cá, hải sản (đặc biệt có nhiều trong hàu). Lưu ý, cần hạn chế uống rượu mạnh vì đó là tác nhân gây tổn thương não.
Tập luyện trí não thường xuyên
Thường xuyên rèn luyện trí não bằng cách giải câu đố, hoặc suy nghĩ những điều mới mẻ là cách tác động tích cực lên khả năng trí nhớ não. Tập thói quen đọc sách ngay từ lúc còn trẻ sẽ giúp củng cố nhận thức cho những năm về sau.
Những người ít hoạt động thể lực và trí não khi ở vào độ tuổi trung niên có nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer cao gấp 3 lần so với những người thường xuyên có những hoạt động này. Do đó, tăng hoạt động trí não ở giai đoạn trưởng thành sẽ có tác dụng bảo vệ não lâu dài.
Vận động cơ thể thường xuyên
Thường xuyên vận động cơ thể sẽ giúp phát triển khối cơ, giảm khối mỡ, xương chắc, hạn chế mất cơ, giảm tích mỡ, hạn chế loãng xương khi có tuổi, giúp giữ dáng vóc trẻ trung.
Vận động còn giúp cơ thể tăng tuần hoàn đến các cơ quan, làm da dẻ hồng hào, tăng khả năng hoạt động trí não. Mỗi người nên áp dụng các hình thức vận động phù hợp với sức khoẻ của mình.
Theo TS. BS Trần Thị Minh Hạnh
TGPN
Giảm trí nhớ vì ăn thực phẩm gói giấy báo
Dùng giấy báo gói thực phẩm hoàn toàn không sạch sẽ do giấy in báo bị nhiễm hóa chất, nhiễm chì có thể gây suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt... cho người sử dụng.
Hãy nghe những lời khuyên của chuyên gia để có được sự lựa chọn thông minh về bao gói thực phẩm.
Dùng nilon để đựng đồ ăn nóng
Thói quen đầu tiên mà các nhà khoa học cảnh báo, đó là việc sử dụng túi nilon để đựng thức ăn chế biến sẵn, nhất là những loại thực phẩm nóng. Nhiều người vì nhân tiện đã sẵn sàng chìa túi nilon để người bán múc cháo hay phở, bún, canh nóng rồi mang về vô tư ăn uống.
Một cảnh báo nữa là hiện nhiều người vẫn muối dưa, cà muối trong các thùng nhựa rẻ tiền. Thói quen này đặc biệt nguy hại cho sức khoẻ.
PGS.TS Lê Văn Cát - Trưởng phòng Hóa Môi trường, Viện Hóa học cảnh báo: "Trong hóa học, một trong những điều kiện xúc tác đẩy nhanh quá trình phản ứng đó là nhiệt độ. Theo những nghiên cứu khoa học, ở nhiệt độ 70 - 80độ C những phụ gia này bắt đầu hòa tan vào thực phẩm".
Các nhà khoa học thế giới còn tìm thấy trong túi hoặc hộp nhựa, bình nhựa, có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat). Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng về giới tính của trẻ em, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm.
Chất lượng thực phẩm bị ảnh hưởng bởi bao bì trong suốt
Ai cũng nghĩ, bao bì trong suốt khiến người sử dụng có thể nhìn thấy sản phẩm bên trong, tạo nên sự thỏa mãn về thị giác, kích thích nhu cầu mua sắm. Thế nhưng, các chất liệu này lại không thể bảo vệ thực phẩm trước sự tác động của tia tử ngoại có bước sóng từ 200 - 400 nanomét.
Ánh sáng tử ngoại ở bước sóng này có thể dễ dàng xuyên qua lớp bao bì bên ngoài, khiến thực phẩm bên trong biến chất cả về cảm quan và giá trị dinh dưỡng. Một ví dụ là sữa đóng trong chai bằng thủy tinh trong suốt thường có hàm lượng vitamin B2 thấp hơn sữa cùng loại đóng trong hộp giấy, vì một phần vitamin đã bị ánh sáng phân hủy.
Các loại nước hoa quả đóng chai cũng gặp vấn đề tương tự. Nhiều loại thực phẩm khác được bảo quản bằng bao bì trong suốt có thể bị biến đổi về màu sắc, mùi vị trước khi hết thời hạn sử dụng.
Nguy cơ nhiễm chì từ giấy báo gói thực phẩm
Việc dùng giấy báo để bao gói thực phẩm là hành vi rất thường gặp, mặc dù các cơ quan chức năng đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng. Trước hết, phải kể đến các loại hóa chất có trong mực in, trong đó có chì.
Điều này phụ thuộc vào chất lượng mực in, loại giấy in báo. Những tờ báo in đầu tiên sẽ dính mực nhiều hơn, độ bám mực không tốt nên mức độ thôi nhiễm hóa chất cao hơn. Có thể thấy rõ điều này khi tay bị nhuộm đen vì mực in sau khi đọc báo.
Theo TS Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp, điều nguy hiểm chính là chì khi thâm nhập vào cơ thể không gây phản ứng ngay mà tích lũy lại. Khi hàm lượng chì đạt đến một ngưỡng nhất định, nó sẽ "tấn công" sức khoẻ con người.
Biểu hiện của điều này, đó là việc suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt... Đó là chưa kể đến chuyện trước khi được dùng để gói thực phẩm, tờ báo thường "rong ruổi" qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc và người thu gom.
Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi, vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển.
Theo Ngọc Thanh
Bee
"Chăm sóc" trí nhớ cho năm học mới Tại sao chúng mình xem cả bộ phim chỉ cần một lần là nhớ rất chi tiết, trong khi học thuộc có một đoạn ngắn lịch sử mà mãi chẳng nhớ gì? Trí nhớ do đâu mà có? Trí nhớ cũng là 1 đặc tính, chức năng của bộ não đấy. Trí nhớ được hình thành từ quá trình ghi nhận, bảo tồn...