Phòng ngừa nhiễm khuẩn listeria
Mặc dù chưa có công bố chính thức dưa vàng nhiễm khuẩn listeria có mặt ở Việt Nam nhưng việc trang bị cho bản thân và gia đình những kiến thức về khuẩn này để phòng tránh cũng không phải là thừa.
Muốn phòng ngừa bạn phải hiểu rõ về khuẩn này:
Listeria là gì?
a. Một nhãn thuốc súc miệng
b. Một loại vi khuẩn
c. Một loại vi-rút
d. Một loại nấm
Vi khuẩn listeria xuất hiện ở đâu?
d. Tất cả các ý trên
Vi khuẩn listeria được tìm thấy ở trong đất, mạch nước ngầm, thức ăn gia súc, chất thải và thậm
chí là bụi. Khuẩn listeria này chủ yếu sống ở trong đất nơi các vi khuẩn ăn xác thực vật phân
hủy. Tuy nhiên, mọt khi nó xâm nhập vào cơ thể con người, sẽ chuyển sang một dạng “sâu”
khác và có thể sống trong tế bào con người.
Thực phẩm nào có nguy cơ cao nhiễm khuẩn listeria?
a. Các sản phẩm sữa đã được tiệt trùng
b. Rau quả đông lạnh
c. Thịt
d. Bột súp đóng hộp
Do khuẩn listeria có thể sống ở môi trường nhiệt độ đông lạnh và hàm lượng muối cáo nên các
loại thịt đã qua xử lý bảo quản trong tủ lạnh còn có thể khiến khuẩn này phát triển nhanh hơn.
Video đang HOT
Ngoài ra sữa chưa qua tiệt trùng, hải sản xông khói đông lạnh, giá đỗ cũng có thể nhiểm khuẩn
này. Tuy nhiên, listeria có thể phát triển ở nhiều loại thực phẩm khác nhau, đặc biệt nếu chúng
được lưu trữ trong tủ lạnh nhiễm khuẩn. Dịch bệnh vừa qua ở Mỹ là dịch nhiễm khuẩn listeria
lớn nhất trong hơn thập kỷ qua và nguyên gốc chính là từ dưa vàng.
Ai có nguy cơ cao nhất bị nhiễm khuẩn listeria?
a. Phụ nữ có thai
b. Người trên 60 tuổi
c. Bệnh nhân tiểu đường
d. Tất cả các trường hợp trên
Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ kiểm soát được vi khuẩn listeria. Đối với các trường hợp kể
trên, hệ thống miễn dịch của họ đã kém dần đi nên khả năng chống lại là không cao.
Tại sao vi khuẩn listeria làm chết người?
a. Vì nó tấn công não và hệ thần kinh
b. Gây ra ung thư
c. Chứa chất độc gây chết người
d. Có tính truyền nhiễm cao
Ở đa số những người khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch có thể loại bỏ các tế bào bị nhiễm khuẩn
listeria trước khi chúng có thể lan rộng ra. Tuy nhiên, khi khuẩn listeria thoát khỏi ruột, chúng
sẽ vào trong máu, từ đó có thể lan rộng ra khắp cơ thể và gây nên bệnh listeriosis (một loại
bệnh ảnh hưởng lên hệ thần kinh do vi khuẩn gây ra).
Tại sao phụ nữ mang thai lại dễ gặp nguy hiểm với khuẩn listeria?
a. Vì họ có nguy cơ cao bị bệnh listeriosis nghiêm trọng
b. Họ ăn nhiều thực phẩm nhiễm độc listeria
c. Họ có nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non
d. Tất cả các trường hợp trên
Một khi vi khuẩn listeria nhiễm vào phụ nữ mang thai, chúng sẽ xâm nhập vào máu và tìm đến
phần nhau thai. Từ đó, chúng sẽ tấn công đến bào thai và gây ra các tình trạng như sinh non, sẩy
thai, thai lưu rất nguy hiểm.
Triệu chứng thường gặp của bệnh listeriosis là gì?
a. Sốt và đau khớp
b. Mất cân bằng
c. Vẹo cổ
d. Tất cả đáp án trên
Ban đầu sẽ là bị tiêu chảy và các triệu chứng đường ruột khác. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh
nặng sẽ bắt đầu với các cơn sốt, đau cơ…
Khoảng thời gian để xuất hiện các triệu chứng nặng sau khi ăn thực phẩm nhiễm khuẩn là
bao lâu?
a. Ngay lập tức
b. Trong vòng 24 tiếng
c. 2 ngày
d. 3 ngày đến 2 tháng
Một số người có thể có các triệu chứng trên trong khoảng 1 đến 3 tuần sau khi ăn thực phẩm
nhiễm độc.
Bệnh listeriosis chữa trị thế nào?
a. Chế độ ăn không có gluten
b. Kháng sinh vào tĩnh mạch
c. Thuốc chống tai biến
d. Không chọn đáp án nào ở trên
Chữa trị kéo dài 2 tuần nếu hệ thần kinh trung ương không bị lây nhiễm, và 4 tuần nếu bị.
Phòng tránh nhiễm khuẩn listeria thế nào?
a. Rửa tay sạch sẽ sau khi chế biến rau quả thô
b. Nấu chín kỹ thịt gia súc, gia cầm và hải sản
c. Ăn chín uống sôi
d. Tất cả phương án trên
Trên là những kiến thức mà bạn có thể tiếp thu để có thể giúp chính bạn và người thân của
mình tự phòng ngừa với dịch bệnh nguy hiểm này.
Khuyến nghị của FDA:
Quách Vinh
Theo dân trí
Giấm giúp phát hiện ung thư cổ tử cung
Theo tờ New York Times, sử dụng giấm có thể đóng một phần quan trọng trong việc cứu chữa các bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung ở những nước nghèo.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu thuộc trường Y tế Johns Hopkins (Mỹ) từ những năm 1990 và với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 2010. Quá trình này rất đơn giản: Các bác sỹ đã bôi giấm lên cổ tử cung của phụ nữ, điều này sẽ biến những đốm báo trước bệnh ung thư chuyển sang màu trắng. Sau đó, nhóm bác sỹ sẽ làm tê liệt những đốm trắng này với các thanh kim loại được làm lạnh bởi CO2 - đây là giải pháp thay thế khả thi hơn dùng ni tơ lỏng. Quá trình đạt hiệu quả đến 90%.
Thái Lan là một trong những quốc gia không giành nhiều quan tâm đến căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm này. Tuy nhiên, các bác sỹ và y tá đã bắt đầu chuyển từ phương pháp Pap mears sang liệu pháp chườm lạnh này mặc dù vẫn còn quá sớm để kết luận tỷ lệ ung thư có giảm hay không.
Vẫn còn nhiều hoài nghi của các bác sỹ lên liệu pháp chườm lạnh này. Tuy nhiên đây vẫn là tín hiệu lạc quan để phát hiện căn bệnh nguy hiểm này.
Hằng năm có hơn 250.000 phụ nữ chết vì căn bệnh này trên toàn thế giới, trong đó 85% là ở những nước nghèo hoặc cận nghèo. Những quốc gia này thường không có đủ khả năng để chi trả cho những phòng xét nghiệm Pap smear. Do vậy, những giải pháp ít tốn kém sẽ rất hiệu quả để phát hiện ung thư ở các khu vực này.
Quách Vinh
Theo dân trí
Mẹ ăn uống lành mạnh, con giảm nguy cơ dị tật Một nghiên cứu mới đây cho thấy phụ nữ mang thai có chế độ ăn lành mạnh giảm nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh như nứt đốt sống hoặc hở hàm ếch. Dị tật ống thần kinh bao gồm nứt đốt sống và các bất thường ở não được biết là có thể giảm bằng cách bổ sung acid folic,...