Phòng ngừa hiệu quả bệnh khảm trên cây ớt
Với các chế phẩm có nguồn gốc sinh học thế hệ mới từ Công ty Cổ phần Nông dược HAI, người nông dân có thể nhanh chóng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh khảm trên cây ớt, đảm bảo năng suất mùa màng.
Là loại thực phẩm quen thuộc trong ẩm thực của nhiều quốc gia, cây ớt được trồng phổ biến, đặc biệt ở các nước nhiệt đới. Trái với lầm tưởng của nhiều người rằng trồng ớt không cần tốn công chăm sóc, cây ớt cũng dễ mắc nhiều loại bệnh như bệnh thán thư, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh héo vàng, bệnh đốm lá, bệnh thối đọt non và bệnh khảm virus.
Trong các nhóm bệnh trên thì bệnh khảm lá (xoăn lá) do virus thường rất nguy hiểm, bệnh lây lan nhanh, giảm 30 – 80% năng suất, đặc biệt trên giống ớt chuông. Do đó, người nông dân cần quan sát để phát hiện bệnh và áp dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Bệnh khảm lá là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây hại cho cây ớt.
Bệnh khảm gây hại nặng từ giai đoạn cây ra hoa kết trái – các giai đoạn thu hoạch trở về sau. Khi cây ớt bị nhiễm bệnh, triệu chứng rõ nhất thể hiện trên lá non. Đọt lá nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn. Cây trở nên giòn và dễ gãy. Bệnh diễn biến càng nặng, cây càng còi cọc, chậm phát triển. Hoa cũng bị vàng nhỏ và rụng dẫn đến cây rất ít trái, nếu có trái cũng nhỏ và vặn vẹo dẫn đến năng suất suy giảm. Thậm chí, cây có thể chết nếu không có phương pháp trị bệnh kịp thời.
Trung gian lan truyền virus Mosaic gây bệnh là các loài côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn… Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều. Các loại dụng cụ lao động, hạt giống cũng có thể chứa các virus truyền bệnh.
Thời điểm bùng phát dịch bệnh là mùa nắng nóng, điều kiện ẩm và nhiệt độ đều cao. Mùa mưa cây cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng nhẹ hơn. Không chỉ có cây ớt, các loại cây trồng cà chua, dưa, khoai tây, đậu… đều có thể trở thành “nạn nhân” của căn bệnh này,
Để ngăn ngừa bệnh từ sớm, bà con nông dân nên chọn các giống ớt kháng bệnh, tuyệt đối không sử dụng nguồn giống ở những ruộng đã bị bệnh. Trong quá trình sinh trưởng của cây cần bón phân đầy đủ, cân đối để tăng cường sức chống chọi sâu bệnh.
Video đang HOT
Trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành, cần vệ sinh tay chân và các dụng cụ lao động (dao, kéo…). Trường hợp phát hiện bệnh muộn và bệnh đã nặng, bà con nên nhổ và tiêu hủy triệt để cây bệnh, tránh nguồn bệnh lây lan.
Thuốc trừ sâu Nouvo 3.6EC & Takare 2EC
Tuy nhiên, tiêu hủy cây là việc không người nông dân nào mong muốn. Do đó, trên thị trường đã xuất hiện các loại thuốc trừ côn trùng chích hút. Đáng chú ý có thể kể đến các chế phẩm trừ sâu hại thế hệ mới đến từ Công ty Cổ phần Nông dược HAI. Để triệt tiêu hoàn toàn các tác nhân gây bệnh khảm trên cây ớt, bà con nông dân có thể sử dụng luân phiên 1 trong 2 loại thuốc sau:
- Nouvo 3.6EC: pha 5 ml/ 10 lít nước
- Takare 2EC: 20 – 25 ml/10 lít nước
Với nguồn gốc sinh học, sản phẩm không những có hiệu quả cao đối với các loại sâu rầy gây hại mà không để lại dư lượng trong nông sản, phù hợp sử dụng trong các chương trình sản xuất nông sản sạch, đảm bảo năng suất mùa vụ cho bà con nông dân.
Theo Danviet
Kon Tum: Giống sắn hỗ trợ bị nhiễm bệnh, dân nghèo thêm khốn đốn
Được cấp không giống sắn, có hợp đồng bao tiêu, hỗ trợ chi phí sản xuất nên gần 300 hộ dân ở huyện Đăk Tô (Kon Tum) hào hứng trồng gần 300ha sắn với nhà máy. Hơn 3 tháng sau, tất cả các hộ dân đều lâm cảnh khổ sở khi toàn bộ diện tích trồng giống sắn này đều nhiễm bệnh.
Cấp nhầm giống bệnh cho dân?
Trước tình hình cây sắn bị nhiễm bệnh chổi rồng và bệnh khảm lá, đầu vụ mùa năm 2019 UBND huyện Đắk Tô ban hành phương án số 38 về việc hỗ trợ đầu tư thâm canh giống sắn mới kháng bệnh chổi rồng, gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Giống sắn mới KM98-5 do Công ty hỗ trợ bị bệnh khảm lá
Theo đó, Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đắk Tô sẽ hỗ trợ 100% giống sắn cho tất cả những người trực tiếp trồng sắn, gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm ký kết với từng hộ dân. Các hộ nghèo và cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số thì UBND huyện Đắk Tô hỗ trợ thêm chi phí cày đất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thiết yếu với mức 5 triệu đồng/ha.
Sau khi có số lượng đăng ký của người dân, Nhà máy cồn và tinh bột sắn Đăk Tô tiến hành thu mua hom giống mới KM98-5 về cấp cho dân trồng trên diện tích 281,4ha/gần 300 hộ. Những tháng đầu, giống sắn này sinh trưởng, phát triển tốt, củ nhiều và to hơn giống cũ. Nhưng đến tháng 7 vừa qua thì nông dân phát hiện lá sắn có dấu hiệu bất thường, khô héo, một số nơi cây sắn chết hàng loạt.
Dịch bệnh trên giống sắn KM98-5 lây lan quá nhanh, chính quyền và nhà máy phải kêu gọi bộ đội nhổ bỏ, tiêu hủy
Chị Y Vân (thôn 4, xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô), một hộ dân trồng sắn theo phương án 38 cho biết: "Mình là hộ nghèo nên được nhà máy và chính quyền hỗ trợ trồng sắn, nhưng trồng được 3 tháng thì cây bị bệnh phải nhổ hết. Ngoài 5 triệu đồng do nhà nước hỗ trợ và giống cây, mình phải vay mượn nhiều nơi để đầu tư chăm sóc, giờ không biết lấy gì trả nợ đây?".
Ba bên cùng thiệt
Ông Nguyễn Thành Thông - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đăk Tô cho biết, qua khảo sát, xác định cây sắn trong phương án 38 bị bệnh khảm lá. "Bệnh này do vi rút có trong hom giống và bọ phấn trắng gây ra, có khả năng lây lan nhanh nên rất khó phòng chống và khắc phục", ông Thông nói.
Trước tình hình đó, UBND huyện Đăk Tô đã làm việc với Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô về việc tiêu hủy, đền bù thiệt hại cho các hộ dân có sắn bị nhiễm bệnh. Theo đó UBND huyện và nhà máy sẽ hỗ trợ chi phí công tiêu hủy sắn bệnh, riêng nhà máy sẽ đền bù thiệt hại về năng suất cho người dân.
Chị Y Vân xót xa vì 1ha sắn của gia đình bị nhổ bỏ, tiêu huỷ hoàn toàn vì nhiễm bệnh.
Trao đổi thêm với phóng viên DANVIET.VN về tình hình hỗ trợ đền bù, ông Nguyễn Văn Hiệp - Phó Giám đốc Nhà máy Cồn và tinh bột sắn Đăk Tô cho biết, nhà máy sẽ đền bù năng suất tùy theo mức độ nhiễm bệnh.
Cụ thể sẽ hỗ trợ 50.000 đồng/tấn đối với diện tích nhiễm bệnh dưới 10%, 250.000 đồng/tấn đối với diện tích nhiễm bệnh từ 11 - 30%, 300.000 đồng/tấn đối với diện tích nhiễm bệnh từ 31 - 50%, 350.000 đồng/ tấn đối với diện tích nhiễm bệnh từ 51 - 70% và hỗ trợ 5 triệu đồng/1 ha đối với diện tích nhiễm bệnh trên 70%.
"Đối với nhiều hộ không đảm bảo năng suất, nhà máy sẽ tiến hành kiểm tra thực tế, có mức đền bù phù hợp để người dân tái đầu tư sản xuất", ông Hiệp nói.
Theo Danviet