Phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ theo tiêu chuẩn quốc tế
Lần đầu tiên, “ Respect Women” (Tôn trọng phụ nữ) – Khung lý thuyết và thực hành toàn cầu về phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ được giới thiệu chuyên sâu tại Việt Nam thông qua khóa tập huấn từ ngày 11 – 13/5 tại Hà Nội, nhằm nâng cao năng lực cho các bên liên quan, đồng thời thúc đẩy việc xây dựng các chiến lược phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ hiệu quả trong tương lai.
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà. Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN
Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ, có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế, cũng như kiểm soát hành vi do chồng/bạn tình gây ra trong cuộc đời. Hơn 90% phụ nữ bị bạo lực tình dục hoặc bạo lực thể xác do chồng gây ra, không tìm kiếm bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các cơ quan chính quyền.
Khóa tập huấn Nâng cao năng lực phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ theo khung lý thuyết và thực hành toàn cầu “Tôn trọng phụ nữ” do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Nhóm chuyên đề về Giới của Liên hợp quốc phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.
“Respect Women” là tên viết tắt của khung lý thuyết và thực hành do WHO và UN Women, cùng với 10 cơ quan thuộc Liên hợp quốc phát triển năm 2019 theo các nguyên tắc về tôn trọng và bình đẳng cũng như các bài học dựa trên bằng chứng từ các can thiệp hiệu quả về phòng ngừa bạo lực với phụ nữ trên toàn thế giới.
Sau đó, UN Women và WHO đã phát triển Gói tài liệu hướng dẫn thực hiện khung “Respect” để hỗ trợ các quốc gia, các tổ chức xã hội và các cơ quan Liên hợp quốc áp dụng khung này trong thực tiễn.
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, dù đã có nhiều nỗ lực triển khai các giải pháp, song tình trạng bạo lực trên cơ sở giới ở phạm vi toàn cầu cũng như ở Việt Nam vẫn còn khá phổ biến. Để giảm thiểu, tiến tới xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, trong đó cách tiếp cận dựa vào cộng đồng và sự tham gia phối hợp liên ngành, đa tổ chức đóng vai trò rất quan trọng.
Video đang HOT
“Chúng ta cũng cần phát huy các sáng kiến nhằm giải quyết các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bạo lực, bao gồm các chuẩn mực xã hội về vai trò giới và sự cam chịu, chấp nhận, ‘bình thường hóa’ hành vi bạo lực của người bị bạo lực cũng như cộng đồng. Người gây bạo lực cần bị xử lý nghiêm minh, người bị bạo lực cần được bảo vệ và ổn định cuộc sống. Muốn đạt mục tiêu đó, chúng ta cần làm tốt hơn công tác phòng ngừa để giảm thiểu các hệ quả tiêu cực của bạo lực cũng như sự tổn thương của mỗi cá nhân và xã hội”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.
Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Caitlin Wiesen cho biết, các nghiên cứu đã cho thấy có nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực không tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ. Vì vậy, điều cấp bách nhất hiện nay là phải tiến hành việc ngăn chặn bạo lực trước khi nó xảy ra.
Theo bà Caitlin Wiesen, phòng ngừa, giải quyết các nguyên nhân, cũng như các yếu tố nguy cơ và bảo vệ liên quan đến bạo lực là yếu tố cốt lõi để loại bỏ hoàn toàn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Chiến lược phòng ngừa thành công đòi hỏi phải có cam kết chính trị, thực hiện các luật thúc đẩy bình đẳng giới, đầu tư vào các tổ chức của phụ nữ và giải quyết nhiều hình thức phân biệt đối xử mà phụ nữ phải đối mặt hàng ngày.
Thông qua khóa tập huấn này, trên 50 đại biểu đến từ các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương cũng như các tổ chức xã hội hoạt động tích cực trong lĩnh vực phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đã được nâng cao năng lực về công tác phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam theo cách tiếp cận toàn diện với 7 chiến lược của khung “Respect” bao gồm: tăng cường kỹ năng xây dựng mối quan hệ; trao quyền cho phụ nữ; bảo đảm dịch vụ; giảm đói nghèo; tạo môi trường an toàn; ngăn ngừa bạo hành trẻ em, trẻ vị thành niên; thay đổi thái độ, niềm tin và định kiến.
Trong suốt khóa tập huấn, các đại biểu, chuyên gia quốc tế đã cùng phân tích chuyên sâu từng chiến lược của khung “Respect”, chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam để xây dựng các chiến lược phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ hiệu quả trong tương lai.
Công ty CP Giám định - Vinacomin: Chủ động nâng cao chất lượng giám định, khẳng định vị thế trên chặng đường mới
Theo đuổi mục tiêu chiến lược trở thành đơn vị đứng đầu cả nước trong công tác giám định than, đồng thời mở rộng lĩnh vực giám định đối với các sản phẩm khác ngoài than tại Quảng Ninh, thời gian qua, Công ty CP Giám định - Vinacomin đã không ngừng cải tiến hệ thống quản lý, chủ động nâng cao chất lượng giám định và khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Năm 2021 là năm có nhiều khó khăn, thử thách và đầy biến động do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, song với sự chỉ đạo, điều hành sáng tạo, linh hoạt của HĐQT, Ban lãnh đạo công ty, cùng với sự đoàn kết, kỷ luật và đồng tâm của tập thể CBCNV, người lao động, Công ty CP Giám định - Vinacomin đã vượt qua thử thách, hoàn thành xuất sắc các mặt công tác, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đồng thời mở rộng thị trường giám định, tăng doanh thu, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảo cổ tức cho cổ đông; giữ vững tăng trưởng ổn định, phát triển và tiếp tục khẳng định uy tín, thương hiệu QUACONTROL trên thị trường trong nước và quốc tế.
Công ty CP Giám định - Vinacomin (Quacontrol)
Là đơn vị có chức năng giám định toàn bộ than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiêu thụ trong và ngoài nước, với địa bàn làm việc phân tán, trải rộng từ Bắc tới Nam, giao thông đi lại phức tạp, lực lượng lao động phải bố trí dàn trải và đặc biệt khó khăn trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19... nên trong quá trình hoạt động, HĐQT và ban lãnh đạo công ty đã phải thường xuyên tìm các phương án triển khai sản xuất phù hợp với tình hình thực tế.
Nhờ việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, công ty đã thực hiện tốt mục tiêu kép "vừa phòng chống dịch bệnh, vừa sản xuất kinh doanh hiệu quả"; Tiếp tục duy trì và vận hành hiệu quả Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và Tổ chức giám định quốc tế ISO/IEC 17020:2012; Phát huy hiệu quả hoạt động của ba phòng thí nghiệm (phòng Hóa nghiệm, phòng Kiểm định & Hiệu chuẩn thiết bị và trạm giám định Bà Rịa - Vũng Tàu) theo tiêu chuẩn phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017.
Thử nghiệm viên Trung tâm giám định phân tích các chỉ tiêu trong than.
Không những vậy trong năm 2021, công ty đã thực hiện đạt một số chỉ tiêu cơ bản: Giám định than tiêu thụ cả năm 44,784 triệu tấn đạt 116,3% KH năm; giám định than giao nhận 81,315 triệu tấn đạt 162,9% KH; giám định alumina thực hiện 1,465 triệu tấn, đạt 112,7% kế hoạch. Doanh thu năm 2021 thực hiện 160,755 tỷ đồng, đạt 117,4% kế hoạch; Lợi nhuận thực hiện 12,222 tỷ đồng đạt 128,6% KH; Tiền lương bình quân thực hiện 13,124 triệu đồng/người/tháng đạt 118,4% KH; cổ tức dự kiến 10% đạt 100% kế hoạch nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2021 đề ra.
Về công tác đầu tư xây dựng, giá trị đầu tư thực hiện năm 2021 là 12,4 tỷ đồng/13,6 tỷ đồng (kế hoạch vốn năm), đạt 91,2%. Công tác đầu tư hoàn thành 02/02 (=100%) dự án được phê duyệt. Các dự án đầu tư đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả công tác đầu tư. (Giá trị thực hiện giảm là do trong năm công ty đã áp dụng đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh các gói thầu của các dự án, từ đó tìm ra các nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật có giá tốt nhất).
Công ty Cổ phần Giám định - Vinacomin tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022
Trao đổi về quá trình hoạt động của công ty, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty CP Giám định - Vinacomin, cho biết: Để nâng cao công tác giám định than, khoáng sản, công ty luôn chủ động nỗ lực xây dựng, thường xuyên cập nhật các phiên bản mới của hệ thống tiêu chuẩn đáp ứng công tác giám định và hội nhập quốc tế. Ban Giám đốc trực tiếp điều hành các đơn vị triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký với Đại hội đồng cổ đông. Với sự chỉ đạo sâu sát, linh hoạt, kịp thời của Ban Giám đốc và sự đoàn kết phấn đấu thực hiện của các đơn vị, phòng ban nên trong năm công ty đã hoàn thành suất sắc các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch đặt ra.
Đặc biệt, Công ty CP Giám định - Vinacomin còn được biết đến là một đơn vị tích cực quan tâm đến chế độ, chính sách đối với người lao động. Mục tiêu tiền lương của người lao động đã thực hiện vượt mức kế hoạch mà Nghị quyết Hội nghị người lao động năm 2021 đề ra. Trong năm công ty đã thực hiện tốt các nội quy, quy chế liên quan đến người lao động. Các chế độ chính sách đối với người lao động đã được chú trọng, chăm lo đầy đủ, kịp thời. Phối hợp cơ quan quản lý lao động để giải quyết các chế độ, chính sách cho người lao động, luôn nhận thức đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động và tạo điều kiện để toàn thể CBCNV phát huy quyền dân chủ của người lao động.
Đối với việc thực hiện nội quy, quy chế liên quan đến người lao động, công ty luôn đảm bảo thực hiện nghiêm túc và chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước đối với doanh nghiệp; Thực hiện đầy đủ, đúng, kịp thời chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định pháp luật lao động và Thỏa ước LĐTT của Tập đoàn, của đơn vị.
Trong năm 2021, Công ty CP Giám định - Vinacomin còn vinh dự được Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương vinh danh "Top 10 thương hiệu nổi tiếng châu Á - Thái Bình Dương". Giải thưởng đã chứng minh thương hiệu giám định của công ty ngày càng tạo ra sự uy tín đối với khách hàng trong nước và trên trường quốc tế, khẳng định chiến lược phát triển mở rộng dịch vụ giám định đối với khách hàng, là hướng đi tất yếu trong xu thế cạnh tranh thị trường, đồng thời cũng chính là động lực phát triển cho năm 2022 và những năm tiếp theo.
Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn để kịp thời ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình Sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi bạo lực gia đình đang có diễn biến phức tạp hiện nay. Đó là ý kiến thống nhất của các đại biểu Quốc hội đưa ra tại Hội thảo...