“Phong một ông sư mà không có chùa, không có môn đệ”
Câu chuyện xì xèo về giải thưởng này, danh hiệu nọ luôn là đề tài âm ỉ nhiều năm qua. Văn nghệ sĩ, những con người được coi là tâm hồn lãng mạn, vốn coi thường công danh tiền bạc chả hiểu sao những năm gần đây “đổ đốn”, nhiều người háo danh đến thế.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Năm nào cũng vậy và kỳ nào cũng vậy, mỗi khi có đợt trao giải thưởng hay danh hiệu nào đó là giới nghệ sĩ lại xôn xao bì tị, so sánh, kèn cựa… Và đợt phong nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú lần này cũng không ngoại lệ. Nhiều cuộc “khẩu chiến” trên báo chí, trên các mạng xã hội và cả nơi vỉa hè khiến “chiến trường nghệ sĩ” vô cùng sôi động.
Thật ra, việc đoạt được các giải thưởng lớn trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật như Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh và các danh hiệu NSƯT, NSND luôn là khát vọng của tất cả văn nghệ sĩ nước nhà.
Ai chẳng muốn những công lao, những đóng góp, những thành tựu của mình ngoài việc được công chúng công nhận còn được Đảng và Nhà nước ghi nhận như một dạng “bảng vàng, bia đá”.
Đây là lẽ thường ở đời và chưa kể, kèm theo mỗi giải thưởng hoặc danh hiệu là “bổng lộc” hữu hình và vô hình. Là lên lương, lên chức, ở một số tỉnh còn gắn với phân nhà… Là cơ hội làm giàu, cơ hội thăng tiến và cả những điều khó định danh khác.
Đó là chưa kể món tiền thưởng không hề nhỏ, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng (Giải thưởng Hồ Chí Minh hiện nay trị giá 200 triệu đồng/giải).
Video đang HOT
Thế nhưng tiếc thay, “thần nào” lại không “được hưởng của nấy”, “y phục” không xứng với “kỳ đức”, thời gian qua, các giải thưởng, danh hiệu (không chỉ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật) chất lượng khá mờ nhạt.
Thậm chí với các danh hiệu NSND, NSƯT, có ý kiến thẳng thắn cho rằng ngày càng ít nhận được sự đồng thuận cho nên cảm giác đứng trước các nghệ sĩ được phong tặng bây giờ không còn nhiều niềm kính trọng.
Ông Nguyễn Thành Nhân, nguyên Trưởng phòng quản lý biểu diễn và băng đĩa, Cục nghệ thuật biểu diễn Bộ VH-TTDL đã đặt bài toán so sánh rằng: “Những NSND khi được phong tặng có làm phong phú thêm thêm lĩnh vực mà mình tham gia hay không? Đặc biệt là ở mảng sân khấu. Diễn viên là NSND nhưng không hấp dẫn được khán giả đến xem mình diễn. Đạo diễn là NSND nhưng dựng vở không bán được vé, chỉ để đi hội diễn hoặc liên hoan, miễn phí là nhiều. Đó là điều rất đáng buồn. Nó giống như phong một ông sư mà không có chùa, không có môn đệ theo vậy”.
Bằng tiến sĩ nhiều, đề tài khoa học xếp ngăn kéo. Nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú nhiều như “lá rụng mùa thu” nhưng nhà hát, rạp phim vắng ngơ vắng ngắt. Giải thưởng văn chương này nọ ầm ào nhưng sách bán chẳng ai mua, cho chẳng ai lấy, toàn “trâu ta ăn cỏ đồng ta”, thế giới chả ai biết đến…
Vì vậy, không ít ý kiến đề nghị nên chăng không sử dụng các danh hiệu NSND, NSƯT và cả các loại hình giải thưởng bởi các nước có mô hình này như Liên Xô (LB Nga), Trung Quốc đã bỏ.
Cách đây 4 năm (2011), trả lời báo chí, NSND Trung Kiên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch) đã từng có ý tưởng này.
Đó là chưa kể những tiêu cực xảy ra trong khâu phong tặng mà nói như Nhà nghiên cứu nghệ thuật Nguyễn Văn Thành trên Dân trí là: “Ở Việt Nam, không chạy chọt mới lạ!”.
Vì vậy có lẽ cũng không ngạc nhiên khi có ý kiến cho rằng nên bỏ các giải thưởng, danh hiệu này, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Theo Dantri
Ông Nguyễn Sự gửi gắm điều gì với báo chí sau khi về hưu?
"Hội An có được như hôm nay, ngoài nhân dân và nỗ lực của hệ thống chính trị Hội An, còn có sự giúp đỡ của bạn bè, trong đó có báo chí. Riêng cá nhân tôi xin nói lời tri ân".
Chiều 15.6, TP.Hội An (Quảng Nam) tổ chức buổi gặp mặt thân mật với đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí và phóng viên đã gắn bó với Hội An nhiều năm qua, nhân kỷ niệm 90 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6). Đây cũng là cuộc chia tay của ông Nguyễn Sự - nguyên Bí thư Thành ủy Hội An - với đội ngũ phóng viên, báo chí.
Tại buổi gặp mặt chiều 15.6, ông Nguyễn Sự đã trải lòng với anh em báo chí, cảm ơn báo chí đã yêu thương Hội An và mong tiếp tục ủng hộ cho thành phố trong thời gian tới. Phát biểu trong buổi gặp mặt, ông Nguyễn Sự đã nói lời tri ân với báo chí trong suốt 21 năm làm việc của ông. Trong tất cả vinh quang, vui buồn, báo chí vẫn luôn kề vai sát cánh với người dân Hội An như người bạn thâm tình.
"Hội An có được như hôm nay, ngoài nhân dân và nỗ lực của hệ thống chính trị Hội An, còn có sự giúp đỡ của bạn bè, trong đó có báo chí. Riêng cá nhân tôi xin nói lời tri ân" - ông Sự bày tỏ.
Theo ông Sự, có thể đây là lần gặp mặt cuối cùng của ông nói chuyện với báo chí, với tư cách là Chủ tịch HĐND TP.Hội An. Lúc về hưu, ông mong muốn gặp mặt những người làm báo chí như những người bạn thân hữu, người anh em trong cuộc sống đời thường.
Ông Sự bộc bạch: "Hội An là niềm cảm hứng để bản thân phóng viên, báo chí có đất "dụng võ", nhưng hơn ai hết đó lại là tấm lòng của báo chí đối với Hội An. Chính những kỷ niệm đó làm cho tôi nhớ đến các anh chị em và ngược lại. Có nhiều anh chị đã từng gắn bó với Hội An không có mặt hôm nay với nhiều lý do khác nhau, có những người giờ đây không còn nữa. Nhưng, những hình ảnh, kỷ niệm về báo chí, tôi không bao giờ quên".
Ông Sự cho hay, việc ông thôi chức Bí thư Thành ủy Hội An, ông cảm ơn báo chí đã quan tâm, nhưng nếu báo chí dành tình cảm cho ông thì chỉ nên đưa dòng tin nhỏ.
"Tôi chỉ suy nghĩ một điều giản đơn là tôi không muốn làm nữa, tư duy già cỗi rồi nên xin về hưu. Và tôi suy nghĩ khi cắt tàu lá chuối thì nó bám miết, để đến lúc người ta cắt vứt đi thì xấu hổ quá. Tôi mới nói rằng tôi không thể tư duy lá chuối, cách nghĩ tôi nôm na như vậy, nhưng đừng nâng nó lên thành triết lý lá chuối..." - ông Sự tâm sự.
Ông Sự cũng nói lên những tâm tư tình cảm và lời cảm ơn với báo chí vì tấm lòng luôn hướng về Hội An thân thương. Đồng thời, ông cũng khẳng định, nhờ có báo chí mà Hội An mới có được sự phát triển, giữ gìn được bản sắc như hôm nay.
"Với tư cách Chủ tịch, rồi Bí thư TP.Hội An 21 năm, tôi chưa bao giờ cho báo chí, phóng viên bất cứ một đồng bạc nào để viết tốt về Hội An. Và chưa bao giờ anh em báo chí ngửa tay đòi tiền từ việc viết tốt cho Hội An. Không hề có phóng viên nào "dọa" viết xấu Hội An để lấy tiền. Tôi khẳng định điều đó", ông Sự nói.
Sau khi về hưu, ông Sự vẫn mong muốn báo chí yêu mến và gắn kết với Hội An. Đó vừa là tình cảm, đồng thời là trách nhiệm của báo chí đối với mảnh đất đầy duyên nợ này.
Theo_Dân việt
Lễ kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước sẽ diễn ra thế nào? Với lễ Mít tinh, diễu binh, diễu hành, những màn biểu diễn văn hóa nghệ thuật đặc sắc của hơn 4.400 văn nghệ sĩ..., Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước sẽ được tổ chức long trọng, hoành tráng nhất từ trước đến nay. Ban tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thống nhất Đất nước...