Phòng không Thổ Nhĩ Kỳ hạ gục tiêm kích MiG-23BN của Syria
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết hôm 23-3, lực lượng vũ trang nước này đã bắn hạ một chiếc máy bay quân sự của Syria ở biên giới hai nước do vi phạm không phận của của nước này.
“Hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào một máy bay chiến đấu của Syria tại khu vực phía Bắc tỉnh Latakia. Chiếc máy bay bốc cháy và rơi vào lãnh thổ Syria”, BBC dẫn lời “Tổ chức theo dõi nhân quyền Syria” cho biết.
Tuyên bố của Bộ quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, khi 2 chiếc máy bay chiến đấu Mig-23 của Syria đến gần biên giới, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã cảnh báo 4 lần. Sau đó, một chiếc đã quay lại trước khi vào không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi chiếc còn lại đã vi phạm biên giới khoảng 1km gần thị trấn Yayladagi thuộc tỉnh miền Nam Hatay.
Ngay sau đó, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã chúc mừng lực lượng phòng không – không quân về hành động này. Đồng thời cảnh báo hành động của Syria xứng đáng nhận một đòn “phản ứng nặng”.
Đáp lại tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ, Damascus cáo buộc Ancara có hành động “xâm lăng trắng trợn”, và cho rằng chiếc máy bay đã bay trên lãnh thổ Syria vào thời điểm đó.
Video đang HOT
Một chiếc MiG-23BN của Syria đào tẩu, được trưng bày ở Israel
Syria cho rằng chiếc máy bay chiến đấu này đang tấn công các nhóm chiến binh vũ trang từ Thổ Nhĩ Kỳ tràn sang khu vực Kasab thuộc tỉnh duyên hải Latakia của Syria thì bị lực lượng phòng không Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi, và phi công đã nhảy dù an toàn khỏi máy bay.
Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có đường biên giới chung dài hơn 500 dặm tương đương với 800km. Hai nước này đã có những cuộc đụng độ thường xuyên kể từ tháng 10/2011, theo thông tin từ Phóng viên BBC James Reynolds tại Istanbul cho biết,
Vào tháng 9 năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ cho hay họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng Mi-17 gần biên giới Syria. Phó Thủ tướng Bulent Arinc cho biết chiếc máy bay đã bay khoảng 2km trong không phận của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tháng 6-2012, Syria cũng bắn rơi một chiếc máy bay chiến đấu F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi quân đội Syria cho biết chiếc máy bay này đã tiến vào không phận của mình.
Sau sự cố này , chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo rằng họ đã sửa đổi quy tắc can dự quân sự đối với Syria và đồng thời xem tất cả các yếu tố quân sự gần biên giới của Syria như một mối đe dọa.
Theo ANTD
Nga định đẩy sang Serbia số MiG-29 bán hụt cho Syria
Nga đang quyết định số phận của các chiến đấu cơ MiG-29M/M2 mà họ đã lắp ráp cho Syria theo một hợp đồng đã ký trước đây với không quân nước này.
Mặc dù hợp đồng này đã được ký kết từ năm 2007, nhưng việc bàn giao đã bị trì hoãn do những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và sau đó lại bị tạm dừng do Syria chỉ thanh toán cho Nga 30% giá trị hợp đồng. Đồng thời, nó cũng phải sự phản đối của phương Tây vì việc Nga bán các vũ khí mang tính chất tấn công cho Syria.
Vì thế trong năm nay, Nga chỉ có kế hoạch bàn giao 6 trong tổng số 36 chiếc máy bay huấn luyện Yak-130 cho Syria theo hợp đồng đã ký năm 2011 do nước này đã thanh toán hết giá trị hợp đồng.
Nhật báo "Kommersant" cho biết, hiện Moscow đang xem xét một số phương án nên làm gì với những bộ phận đã lắp ráp (thân máy bay chưa có cánh và phần đuôi) của MiG-29M/M2 trước đây định bàn giao cho Syria trong khuôn khổ hợp đồng với Damascus.
Máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga thuộc thế hệ thứ 4
Một khả năng được xem xét là sử dụng những bộ phận này để lắp ráp 6 máy bay tương tự cho không quân Serbia. Tháng 5-2013, Serbia đã tuyên bố đặt mua 6 chiếc máy bay 29M/M2 và 2 trạm radar của Nga cho không quân nước mình.
Một phương án khác là trên cơ sở của chúng, lắp ráp 16 chiến đấu cơ MiG-29 SMT để đưa vào biên chế lực lượng không quân Nga trước năm 2016, tờ báo cho biết kèm trích dẫn một nguồn thạo tin của mình.
Được đánh giá là dòng máy bay tiêm kích hạng nhẹ, thế hệ thứ 4, MiG-29 có khả năng đạt tốc độ tối đa tới 2.200km/giờ, tầm hoạt động 2.000km, nhưng khi được tiếp dầu trên không tầm hoạt động của máy bay có thể lên đến 6.000km. MiG-29 có thể sử dụng được 10 loại tên lửa, 4 loại bom, cùng nhiều thiết bị gây nhiễu...
Tuy được thiết kế với định hướng chủ yếu là đánh chặn nhưng MiG-29 cũng có khả năng tấn công mặt đất khá mạnh. Trang bị hỏa lực chính của máy bay này là một pháo bắn nhanh 30mm và 7 giá treo vũ khí 2 bên cánh, cho phép lắp bom, tên lửa và thùng dầu phụ.
Theo ANTD
Nhật Bản sẽ mua tối đa 142 máy bay F-35 bảo vệ Senkaku Bô quôc phong Nhật Bản co kê hoach sẽ mua thêm 42 chiêc may bay chiến đâu F-35 của Mỹ để tăng cương bảo vệ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh châp vơi Trung Quôc. Không quân phong vệ Nhật Bản đã quyết định mua loai may bay chiên đâu tang hinh thê hê thư 5 nay để thay thế cho các máy...