Phòng khám tư ở TP.HCM thu phí chăm sóc F0 tại nhà giá 36 triệu
Mới đây, Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết PGS.TS Lương Ngọc Khuê – cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã phối hợp thanh tra và quản lý hành nghề y của Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh kiểm tra đột xuất 2 phòng khám tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh về công tác khám, chữa bệnh và thu phí dịch vụ chăm sóc F0 tại nhà.
Tại phòng khám Family Medical Practice (địa chỉ Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, quận 1), đoàn ghi nhận phòng khám này có cung cấp gói dịch vụ tư vấn hỗ trợ điều trị F0 tại nhà Home Care trong 10 ngày với mức phí 12.098.000 đồng/người.
Gói dịch vụ này gồm tư vấn từ xa với bác sĩ qua điện thoại hoặc Zoom 1-2 lần/ngày, cho mượn các dụng cụ máy đo oxy, máy đo nhiệt độ, xét nghiệm PCR 2 lần vào ngày thứ 9 và thứ 10, và một số thuốc điều trị hỗ trợ.
Khi đoàn kiểm tra yêu cầu phòng khám cung cấp thông tin bảng giá, cơ cấu tính giá gói chăm sóc F0 cho cơ quan quản lý thì phòng khám này chưa giải trình được.
Tương tự, Phòng khám Bernard (địa chỉ 201 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh) cũng cung cấp 2 gói tư vấn từ xa, trong đó gói Gold trị giá 26 triệu đồng, gói Titanium trị giá 36 triệu đồng.
Đoàn đã ghi nhận các vi phạm hành chính khác như không bảo đảm các điều kiện về nhân lực trong quá trình hoạt động, người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch; quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Trước đó, trước diễn biến dịch bệnh bùng phát tại Thành Phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước, Bộ Y tế đã có văn bản thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc không thu phí với các dịch vụ trong hạng mục phòng chống dịch.
Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Lương Ngọc Khuê có ý kiến: “Bộ Y tế hoan nghênh mạng lưới y tế tư nhân tham gia các hoạt động phòng chống dịch, nhưng phải tuân thủ quy định của ngành y tế và pháp luật. Thông tin và giá dịch vụ phải được cung cấp cho người dân công khai, minh bạch, rõ ràng”. Theo Sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế sẽ xin ý kiến Bộ để có hướng xử lý những phòng khám này.
Theo dòng sự kiện, mới đây, Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết đã có văn bản gửi 2 cơ sở y tế yêu cầu tạm dừng hoạt động khám, chữa bệnh do liên quan các vụ việc “tử vong do bị từ chối cấp cứu” xảy ra thời gian qua.
Video đang HOT
Sở Y tế tỉnh Bình Dương yêu cầu các cơ sở y tế trong địa bàn tỉnh không được từ chối bệnh nhân cấp cứu. Nếu có sai phạm sẽ tiếp tục xử lý nghiêm.
Trước đó, vào ngày 14-8 xảy ra sự việc người nhà ông N.D., 57 tuổi, trú tại thành phố Dĩ An (ông D. bị cao huyết áp, từng bị đột quỵ) phản ánh ông bị tử vong sau khi đi 5 cơ sở y tế nhưng không được tiếp nhận điều trị.
Các cơ sở y tế gồm: Trung tâm Y tế thành phố Dĩ An, Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng, Bệnh viện Quân y 4, Bệnh viện Đa khoa An Phú và Phòng khám Nam Anh.
Tới ngày 18-8, lại xảy ra sự việc người nhà bà N.T.K., 50 tuổi, quê Cà Mau, tạm trú tại phường Thuận Giao, thành phố Thuận An (đã tử vong, có kết quả test nhanh dương tính với COVID-19) phản ánh đưa bà tới Phòng khám Phúc An Khang nhưng bảo vệ phòng khám hướng dẫn đưa bệnh nhân đến bệnh viện khác. Bà K. sau đó tử vong bên lề đường.
Sau khi vụ việc xảy ra, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương làm rõ. Thanh tra Sở Y tế và các đơn vị của Công an tỉnh Bình Dương đã vào cuộc. Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương và Bộ Y tế phải làm rõ và công khai kết quả xử lý vụ việc.
Sau khi xảy ra các sự việc bệnh nhân tử vong vì “bị từ chối cấp cứu”, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã công khai danh sách 98 cơ sở y tế tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 và bệnh nhân thông thường.
Theo đó, ngoại trừ các bệnh viện dã chiến chỉ tiếp nhận bệnh nhân COVID-19, các trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố và hầu hết bệnh viện tư nhân phải tiếp nhận cả bệnh nhân thông thường và bệnh nhân COVID-19. Các phòng khám sẽ tiếp nhận bệnh nhân khám, cấp cứu và điều trị ngoại trú.
Vượt qua 10.000 ca, Bình Dương huy động 20.000 người hỗ trợ ngành y tế
Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương Nguyễn Hồng Chương, tính từ 6 giờ đến 17 giờ ngày 29/7, Bình Dương ghi nhận thêm 738 ca mắc mới, nâng số ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua là 1.144 ca.
Nhiều người ở thành phố Dĩ An vẫn còn ra đường sau 18 giờ và bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt do vi phạm quy định. Ảnh: Tuấn Anh-CTV/TTXVN
Trong 1.144 ca ghi nhận trong ngày hôm nay, có 200 ca phát hiện tại cơ sở y tế, 803 ca trong khu cách ly, 41 ca trong khu phong tỏa, 100 ca qua sàng lọc cộng đồng.
Bình Dương vượt qua 10.000 ca
Theo ngành y tế, số ca mắc có xu hướng tăng cao ở các địa phương Thuận An, Bàu Bàng, Tân Uyên, Bến Cát. Trong đó, "vùng đỏ" thành phố Thuận An ghi nhận 452 ca; huyện Bàu Bàng 390 ca; thành phố Thủ Dầu Một 128 ca; thị xã Bến Cát 69 ca; thị xã Tân Uyên 44 ca; huyện Phú Giáo 28 ca; thành phố Dĩ An 19 ca; huyện Dầu Tiếng 7 ca; huyện Bắc Tân Uyên 2 ca và 5 ca liên quan các tỉnh, thành khác.
Tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 10.684 ca mắc COVID-19; 770 bệnh nhân khỏi bệnh; 62 bệnh nhân tử vong.
Số bệnh nhân đang điều trị là 5.748 người (các bệnh nhân mới phát hiện đang được điều phối sang các khu điều trị và một số bệnh nhân F0 không triệu chứng vẫn còn cách ly tại các khu cách ly tạm thời); trong đó có 81 phụ nữ mang thai, 69 người trên 65 tuổi, 194 người có bệnh lý nền, 254 người có diễn biến nặng.
Hiện tại, tỉnh có 12 khu điều trị bệnh nhân COVID-19, có 120 bác sĩ, 295 điều dưỡng trực tiếp phục vụ; cùng nhân viên y tế hỗ trợ 166 người. Tỉnh đang xây dựng kế hoạch nâng tổng số giường điều trị lên 20.000 giường.
Bình Dương đang triển khai công tác điều trị theo mô hình tháp "3 tầng". Trong đó, tầng 1 thu dung và điều trị F0 mức độ nhẹ và không triệu chứng, gồm: Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.500 giường; Bệnh viện dã chiến số 2 (Khu Đại học Việt Đức) 3.000 giường, Bệnh viện dã chiến số 4 (Khu nhà xưởng Hoàng Hùng, Bàu Bàng) 3.000 giường và có thể mở rộng thêm.
Tỉnh đã đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan Trung ương tiếp tục chỉ đạo và hỗ trợ lực lượng điều trị, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch và điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với 20.000 giường. Cụ thể, cần phải bổ sung thêm 1.486 bác sĩ (trong đó gồm 300 bác sĩ hồi sức cấp cứu, 1.186 bác sĩ đa khoa, nhi khoa) và 4.014 điều dưỡng, kỹ thuật viên (gồm 600 điều dưỡng hồi sức cấp cứu, 3.414 điều dưỡng, kỹ thuật viên).
Tại buổi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi trong ngày hôm nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, hiện Bình Dương có khoảng 80% ca F0 không triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhẹ. Qua khảo sát thực tế, tỉnh đang thực hiện rất tốt công tác chăm sóc, điều trị F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ ở tầng 1 (Bệnh viện dã chiến Becamex). Chưa có tỉnh nào làm tốt công tác chăm sóc F0 như ở Bình Dương và đoàn sẽ báo cáo Bộ Y tế, Chính phủ đây là mô hình điển hình cho cả nước thực hiện.
"Hiện Bình Dương rất thuận lợi là có tòa nhà 6 tầng, mỗi tầng 12 phòng oxy, khí nén, đủ tiêu chuẩn làm trung tâm ICU. Hiện nay chúng tôi đang có 10 bác sĩ, chuyên gia, 5 điều dưỡng đã tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng được cử vào để hỗ trợ hồi sức cấp cứu cho tỉnh", ông Nguyễn Lân Hiếu cho biết.
Huy động 20.000 người hỗ trợ y tế, sẽ đình chỉ chức vụ Bí thư cấp ủy nếu còn lơ là
Công tác lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho công nhân tại Công ty Huhtamaki Việt Nam (Khu công nghiệp VSIP1, thành phố Thuận An). Ảnh: TTXVN phát
Cùng ngày 29/7, tại cuộc họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh với đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn dẫn đầu, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo các đơn vị, địa phương nào thực hiện không nghiêm Chỉ thị 16 sẽ đình chỉ chức vụ Bí thư cấp ủy ở đơn vị, địa phương đó.
Về công tác huy động lực lượng điều phối lấy mẫu xét nghiệm, Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu huy động 20.000 người trong ngành giáo dục và Đoàn thanh niên trong tỉnh tham gia lấy mẫu, làm những công việc giúp ngành Y tế.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương đốc thúc công tác tiêm vaccine cần rút ngắn thời gian, nên thực hiện trong vòng 7 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Lợi cũng yêu cầu Sở Y tế đẩy nhanh trang bị các trang thiết bị cho "3 tầng" điều trị COVID-19; huy động các lực lượng y, bác sĩ ngoài công lập, đội ngũ y, bác sĩ về hưu đăng ký tham gia công tác điều trị.
"Mục tiêu của chúng ta là làm sao dịch không lây lan, giảm ca F0 và chuẩn bị thực hiện mục tiêu cấp thiết nhất trong giai đoạn trước mắt là phải giảm được tỷ lệ tử vong, giảm số lượng bệnh nhân có diễn biến nặng", Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nhấn mạnh.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt việc phân tuyến điều trị theo mô hình tháp "3 tầng"; sàng lọc các trường hợp người nhiễm không triệu chứng để tạo thuận lợi hơn trong công tác điều trị, tránh trường hợp bệnh nhân thể nhẹ, nặng đều tập trung về một nơi gây khó khăn nhất định cho lực lượng tuyến đầu. Đồng thời, cần lưu ý về vận hành điều phối linh hoạt mô hình "3 tầng" cho hiệu quả, không chuyển bệnh nhân quá sớm lên tầng trên gây quá tải, cũng như không chuyển quá muộn làm tăng nguy cơ diễn tiến nặng gây tử vong.
Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị Bình Dương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, bổ sung các biện pháp mạnh hơn Chỉ thị 16 tùy theo tình hình dịch bệnh, để bảo vệ tốt, tiến tới mở rộng "vùng xanh", khóa chặt "vùng đỏ" để kiểm soát tình hình dịch bệnh.
'Nhiều ổ dịch đang âm ỉ ở Bình Dương' Các chuyên gia dịch tễ nhận định Bình Dương đang có nhiều ổ dịch âm ỉ, nguy cơ bùng phát diện rộng, cần nhanh chóng nâng cao năng lực xét nghiệm, tầm soát, truy vết ca nhiễm. Làm việc với Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế ngày 11/7, ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình...