Phòng khám đa khoa khu vực Nà Phặc chờ sập
Phòng khám đa khoa khu vực Nà Phặc hiện có 15 giường bệnh, 15 cán bộ, nhân viên, trong đó có năm bác sĩ, còn lại là y sĩ, y tá, hộ sinh, dược sĩ, hằng ngày khám, chữa bệnh từ 60 đến 70 người dân trên địa bàn.
Phòng khám có hai căn nhà cấp bốn dùng để khám, điều trị cho bệnh nhân, hoạt động hành chính với tổng số 17 phòng được xây dựng năm 1989, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Đến đây, chúng tôi thấy căn nhà bốn phòng đã bị sập mái hoàn toàn, chung quanh căng dây, trên tường gắn biển cảnh báo nguy hiểm không ai được đến gần. Căn nhà 13 phòng cũng đang xuống cấp trầm trọng, đã có năm phòng bị dột, nứt tường, sập trần nên không thể sử dụng được.
Các phòng còn lại cũng đang trong tình trạng xuống cấp, bác sĩ Hoàng Thị Chuyên, phụ trách Phòng khám đa khoa khu vực Nà Phặc dẫn chúng tôi đi xem phòng kho chăn, màn dùng cho bệnh nhân thấy trần đã bị sập; phòng khám cho bệnh nhân bị nứt tường, các mảng tường bong loang lổ. Để duy trì hoạt động, phòng khám phải mượn Trạm y tế thị trấn Nà Phặc để làm phòng xét nghiệm, hộ sinh, khám thai, siêu âm, dược và khám bệnh. Mới đây, dùng cả căn bếp làm nhà điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Chuyên chia sẻ: “Phòng khám có 15 giường bệnh, nhưng ngày nào cũng có từ 25 đến 30 bệnh nhân điều trị nội trú nên bệnh nhân phải nằm ghép. Gần đây, chín phòng không sử dụng được, mọi hoạt động đều phải dồn vào tám phòng còn lại cũng đang xuống cấp, dùng cả nhà bếp làm nhà điều trị, mượn cơ sở vật chất của Trạm y tế thị trấn Nà Phặc nên các bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân đều rất vất vả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng khám và điều trị”.
Kho chăn, màn, đệm dùng cho bệnh nhân bị sập trần, mất vệ sinh.
Ông Hà Văn Tiềm ở xã Lãng Ngâm, huyện Ngân Sơn đang nằm điều trị tại đây cho biết: “Phòng điều trị cho bệnh nhân là nhà bếp, khi có gió là mồng hóng, bụi bẩn từ trên nhà rơi xuống rất khó chịu. Chuyển lên bệnh viện huyện thì xa, con cháu hằng ngày cơm nước, phục vụ vất vả nên đành nằm ở đây vậy”.
Bác sĩ Chuyên lo lắng: Các căn nhà của phòng khám được xây dựng cách đây đã gần 30 năm, đến nay đồng loạt xuống cấp, mùa mưa bão tới đây sẽ có nguy cơ sập đổ, nguy hiểm đến tính mạng cán bộ y tế và bệnh nhân điều trị tại đây.
Đầu tháng 3-2016, UBND huyện Ngân Sơn cử đoàn cán bộ xuống khảo sát thực trạng và yêu cầu niêm phong ngay chín phòng tại khu nhà điều trị sập đổ và có nguy cơ sắp sập, đồng thời rào lại và gắn biểm cảnh báo nguy hiểm để người bệnh và người nhà bệnh nhân biết không đến gần.
Video đang HOT
UBND huyện Ngân Sơn chỉ đạo Trung tâm y tế huyện và Ban Quản lý dự án huyện khảo sát, lập phương án gia cố, sửa chữa Phòng khám đa khoa khu vực Nà Phặc. Tuy nhiên, đến nay địa phương chưa bố trí được kinh phí nên không biết đến bao giờ mới thực hiện được phương án nêu trên. Đội ngũ y, bác sĩ, nhân dân đến khám, điều trị bệnh tại đây, hằng ngày lo lắng các phòng đang sập sệ, xuống cấp có thể sập bất cứ lúc nào.
LÊ THẾ BÌNH
Theo_Báo Nhân Dân
Người dân nói gì về kẻ chủ mưu lập hàng trăm mộ giả ở Đà Nẵng?
Người dân địa phương chia sẻ, vì là khu vực đồi cát nên việc lập mộ dễ dàng. Đây chỉ là hành động cố tình đòi thêm tiền đền bù, chứ trước nay, rất hiếm có chuyện người dân được xây mộ tại đây.
Theo thông tin chính quyền xã Hòa Liên (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) cho biết trong 2 ngày 25 và 26/3, một số hộ dân cạnh khu vực đồi Trung Sơn (thuộc thôn Trung Sơn, xã Hòa Liên) đã cố ý phát quang bụi rậm cũng như lập khoảng 200 mộ gió vô chủ trên địa phận khu dự án Khu di tích Đồi Trung Sơn.
Trong cuộc trao đổi với PV Người Đưa tin sáng 7/4, ông Nguyễn Thu (Chủ tịch UBND xã Hòa Liên) cho biết rừng Trung Sơn tồn tại khoảng 300 năm nay, lưu dấu nhiều chứng tích lịch sử qua các thời kỳ, nhất là thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.
Qua nhiều mộ cổ, đình làng, miếu âm linh, bia chiến tích, hầm bí mật... nằm dày đặc trong khu rừng đặc biệt này.
Người dân Trung Sơn lưu giữ, bảo tồn cánh rừng đặc biệt (chủ yếu cây bụi, nằm trên đồi cắt trắng xóa rộng gần 13 ha). Thậm chí họ còn lập hương ước bằng miệng truyền qua bao đời về việc không được chôn cất, cải táng hoặc chặt cây cối trên rừng Trung Sơn.
Chủ tịch xã Hòa Liên cho biết có khoảng 200 mộ giả được đắp trên rừng Trung Sơn
"Đến năm 2007, người dân Trung Sơn và cán bộ xã Hòa Liên đã làm chủ trương xin UBND TP Đà Nẵng giữ rừng và được đồng ý. Ngay trong quy hoạch tổng thể rừng Trung Sơn sẽ trở thành Khu di tích tâm linh để tiếp tục gìn giữ, bảo tồn cũng như giáo dục thế hệ sau của người dân Trung Sơn", ông Nguyễn Thu chia sẻ.
Đến ngày 1/3 vừa qua, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ ký quyết định phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết TL-1/500 Khu di tích đồi Trung Sơn. Cơ bản người dân thống nhất chủ trương thành phố nhưng mong muốn có quy hoạch cụ thể hơn.
Đầu tiên việc liên quan những di tích lịch sử như Đình làng 300 năm tuổi, Bia di tích do người dân tự góp tiền sẽ được di dời đi đâu, làm ở vị trí mới nào và đơn vị nào chịu trách nhiệm quản lý để thông báo người dân biết.
Theo lời ông Thu chia sẻ người dân lo lắng nhà đầu tư hết vốn khiến công trình đình trệ, khiến toàn bộ dấu ấn lịch sử, miếu mạo... sẽ bị phá hủy, phá hỏng trở thành hoang phế nên mong muốn có chi tiết cụ thể, kỹ lưỡng hơn trước khi tiến hành dự án Khu di tích tâm linh đồi Trung Sơn.
Khu di tích, bia đá, đình làng của người dân Trung Sơn nằm ngay trong dự án Khu di tích tâm linh do UBND TP Đà Nẵng phê duyệt
"Các hộ dân cũng mong muốn chính quyền bố trí khu tái định cư cho người dân ngay sát khu tâm linh, khi họ quen cuộc sống có "cây đa, bến nước, sân đình" cũng như chính người dân Trung Sơn tiếp tục bảo tồn, giữ gìn khu di tích như bao đời nay vậy.
Cũng như nhiều di tích, miếu mạo sẽ bị phá hủy, người dân mong muốn có khoản tiền đền bù để người dân có khoản kinh phí cho các hoạt động tín ngưỡng, tâm linh sau này", ông Thu kể tiếp.
Tuy nhiên, người đứng đầu xã Hòa Liên cũng chia sẻ một số thông tin trên báo chí chưa chính xác, làm người dân hiểu sai một số vấn đề nảy sinh gần đây.
Không có chuyện rừng Trung Sơn bị tàn phá, khi thực tế đây không phải là cánh rừng nguyên sinh như các khu vực khác. Đây đơn thuần chỉ một đồi cát trắng với nhiều cây bụi phát triển to nhất cũng chỉ bằng bắp chân của người trưởng thành.
Ông Sơn phân tích: "Sau khi quyết định quy hoạch được công bố, chính quyền cùng các cơ quan liên ngành thông báo, cưỡng chế để người dân không cơi nói, xây dựng thêm công trình xây dựng.
Đã có một số đối tượng lợi dụng việc này để lên chặt, phát cây bụi (giang, sơn, trầm bùa...) và đốt thực bì (lá cây rụng) cũng như lập mộ "gió" (mộ giả) trên đất rừng Trung Sơn. Chúng tôi kiểm tra có khoảng 200 mộ giả được lập trong 2 ngày 25 và 26/3 với diện tích khoảng 500 m2. Hiện tại, chúng tôi đang tìm hiểu ai là chủ mưu, thực hiện việc đốt thực bì và lập mộ giả để trục lời tiền bồi thường từ dự án".
Trưởng thôn Trung Sơn thừa nhận rất khó phát hiện người cố tình lập mộ giả
Chia sẻ cùng ông Võ Chí Thanh (trưởng thôn Trung Sơn) được biết thôn có khoảng 198 hộ với 679 người sinh sống. Riêng các hộ dân được đền bù, giải tỏa ở quanh rừng Trung Sơn hiện tại còn khoảng 64 hộ. Trong đó có khoảng 40 hộ là dân bản địa, còn số còn lại dân từ nơi khác tới mua đất sinh sống.
Việc có người bí mật đêm khuya lên lập mộ giả rồi đốt cây, chặt phá cây, rất khó nhận biết vì khu rừng rất rộng cũng như khó phát hiện khi họ đi vào. Ông Thanh cho biết nhân dân chưa đồng thuận với quy hoạch xây dựng khu di tích, khi rừng Trung Sơn gắn với cả 198 hộ dân chứ không chỉ 64 hộ được nhận đền bù.
Khi PV báo Người Đưa tin đến khu vực đồi Trung Sơn, nơi xuất hiện 200 mộ gió được lén lút đắp lên. Người dân chia sẻ vì là khu vực đồi cát nên việc lập mộ dễ dàng. Đây chỉ là hành động cố tình đòi thêm tiền đền bù, chứ trước nay, rất hiếm có chuyện người dân được xây mộ tại đây.
Chỉ có những dòng tộc lớn từ đời tiền hiền đã xây khu mộ gia tộc ở đây và dưới mép rừng mới được chôn cất người thân, chứ không có chuyện người dân tự tiện lên đây để làm bậy.
Việc phát hiện người chủ mưu sẽ khó khăn bởi không có bằng chứng và nhân chứng để tố cáo nên 2 tuần xảy ra, cơ quan chức năng và người dân vẫn chưa tìm được chủ mưu thực sự.
Anh Tuấn
Theo_Người Đưa Tin
Vùng đầu nguồn vẫn khô hạn dù nước từ thượng nguồn đã về Hiện tại, nhiều khu vực tại tỉnh Đồng Tháp vẫn đối mặt với khô hạn và sẽ gay gắt hơn khi nước xuống thấp. Đợt đỉnh triều cường vào cuối tháng 3 kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về đã khiến mực nước trên hệ thống sông và kênh rạch ở Đồng Tháp có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, đây chỉ...