Phòng khám bác sĩ gia đình được khám bảo hiểm y tế
Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình. Trong dự thảo này, lần đầu tiên Bộ Y tế chính thức đề xuất cho phòng khám bác sĩ gia đình được phép tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Theo đề xuất, phòng khám bác sĩ gia đình được phép tổ chức khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu
Mở rộng quyền lợi người bệnh
Video đang HOT
Phòng khám bác sĩ gia đình là một trong các cơ sở đầu tiên tiếp nhận người bệnh, có trách nhiệm sàng lọc, khám bệnh, chữa bệnh và chuyển người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên theo quy định về chuyển tuyến. Phòng khám bác sĩ gia đình phối hợp chặt chẽ với các cơ sở khám chữa bệnh trong hệ thống khám chữa bệnh để bảo đảm hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Trước nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân ngày càng cao, trong khi hệ thống các BV công lập luôn quá tải thì việc phát triển phòng khám bác sĩ gia đình được cho là cần thiết.
Để mở rộng quyền lợi và khuyến khích người dân tìm đến các phòng khám bác sĩ gia đình, tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình, Bộ Y tế đề xuất phòng khám bác sĩ gia đình được khám chữa bệnh BHYT với một số dịch vụ khám chữa bệnh ban đầu. Cụ thể, đối với các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, giá dịch vụ tại phòng khám bác sĩ gia đình được áp dụng theo quy định của Luật BHYT. Người có thẻ BHYT sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu được quỹ BHYT thanh toán theo mức quy định của luật. Phần chênh lệch giữa chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và mức thanh toán của quỹ BHYT do người bệnh tự thanh toán.
Cần có thêm thời gian
Trên thực tế, việc triển khai khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế tư nhân đã được triển khai khá rộng từ một vài năm nay. Tại Hà Nội, hiện một số cơ sở y tế tư nhân như BV Đa khoa Hà Nội, BV Đa khoa Tràng An, BV Đa khoa Medlatec… đều đã áp dụng thanh toán BHYT cho người bệnh. Theo ông Nguyễn Đức Hòa, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội, tính riêng địa bàn thành phố đã có 31 cơ sở y tế tư nhân ký kết với BHXH để thanh toán BHYT cho người bệnh. Mặc dù giá cả ở những cơ sở tư nhân có cao hơn y tế công lập nhưng lượng người bệnh lựa chọn loại hình dịch vụ này vẫn ngày càng tăng do thái độ phục vụ tốt và không phải xếp hàng chờ đợi vì quá tải.
Tuy nhiên, nhiều vướng mắc cũng đã được đặt ra khi triển khai nội dung của đề xuất này. Chẳng hạn, nếu khám chữa bệnh BHYT tại phòng khám bác sĩ gia đình thì người bệnh có được thanh toán tiền thuốc BHYT đầy đủ và mua thuốc BHYT ở đâu, bởi theo quy định bác sĩ gia đình chỉ được kê đơn chứ không được bán thuốc? Liệu có xảy ra tình trạng thất thoát quỹ BHYT do lạm dụng dịch vụ và liệu với nguồn lực hiện có ngành BHXH có quản lý được loại hình này? Đó là chưa kể hiện số phòng khám bác sĩ gia đình còn rất hạn chế và ngay cả ở những thành phố lớn như Hà Nội cũng mới chỉ đang ở giai đoạn thí điểm…
Hiện phía cơ quan BHXH Việt Nam vẫn chưa có góp ý chính thức về vấn đề này, song theo ý kiến của một số cơ quan BHXH các tỉnh/ thành thì ưu tiên trước mắt của ngành BHXH là xúc tiến triển khai BHYT xuống các phòng khám đa khoa tư nhân và các trạm y tế phường, xã. Việc triển khai khám BHYT đến các phòng khám tư, phòng khám bác sĩ gia đình vẫn cần thêm nhiều thời gian để bàn bạc, cân nhắc.
Mở rộng mô hình phòng khám bác sĩ gia đình
Tháng 8-2012, Sở Y tế Hà Nội lần đầu thực hiện thí điểm mô hình phòng khám bác sĩ này tại trạm y tế xã Dục Tú (huyện Đông Anh), trong năm 2013 tiếp tục triển khai thực hiện mô hình này tại trạm y tế Cầu Diễn và Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm). Dự kiến từ nay đến 2015, thành phố Hà Nội sẽ mở rộng xây dựng 20 mô hình bác sĩ gia đình.
Tiến Hưng
Theo ANTD
Trường hợp nào thì được cấp lại sổ BHXH
Để giúp người lao động không bị phiền hà, phải đi lại nhiều lần, ảnh hưởng đến thời gian hưởng chế độ bảo hiểm, mới đây BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 3835/BHXH-SCT yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết bảo hiểm thất nghiệp khi có sự không trùng khớp số CMND, ngày và nơi cấp hoặc hộ khẩu thường trú (HKTT) với sổ BHXH.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam còn lưu ý việc cấp lại sổ BHXH chỉ thực hiện trong trường hợp sổ bị mất, hỏng hoặc thay đổi, cải chính tên họ, ngày tháng năm sinh đã ghi trên sổ BHXH. Ngoài các trường hợp trên, nếu có thay đổi các nội dung khác, như: số CMND, ngày, nơi cấp, HKTT thì không phải cấp lại sổ BHXH.
Theo ANTD
Chuyện ở những phòng khám... nhạy cảm Hiện nay, tại các đơn vị khám và điều trị sản phụ khoa, số bác sĩ nam không ít, từ bộ phận chẩn đoán hình ảnh đến khám phụ khoa và cả đỡ đẻ nữa... Bác sĩ nữ khám sản, phụ khoa đã đành, nhưng bác sĩ nam thì lại có nhiều chuyện... cười ra nước mắt, nhất là trong khi văn hóa...