Phòng Giáo dục huyện gây tranh cãi khi ra công văn bán… áo lá cho nữ sinh!
Chuyện nghe tưởng đùa nhưng hóa ra lại là thật, được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Đước ( tỉnh Long An) triển khai đến các trường THCS trực thuộc.
Vào ngày 18/7/2019, Phó Trưởng phòng GD&ĐT Cần Đước đã ký công văn với nội dung: Phối hợp công ty dệt may N.D triển khai kế hoạch giới thiệu dòng sản phẩm “Áo lá kháng khuẩn”. Cụ thể, phòng GD&ĐT Cần Đước đã thông tin đến hiệu trưởng các trường THCS trực thuộc giới thiệu dòng sản phẩm “Áo lá kháng khuẩn” với giá 129.000 đồng đến học sinh nữ của trường.
Đặc biệt, văn bản đề nghị trường triển khai, giới thiệu sản phẩm “Áo lá kháng khuẩn” đến học sinh, thông báo các em mua sử dụng với tinh thần tự nguyện, không bắt buộc. Chưa hết, nhà trường còn phải lập danh sách học sinh có nhu cầu mua sử dụng, liên hệ công ty N.D để đăng ký và thanh toán trực tiếp với công ty.
Theo Dân trí, Sở GD&ĐT tỉnh Long An đã xác nhận Sở có giới thiệu công ty may N.D với sản phẩm áo lá kháng khuẩn. Tuy nhiên, lãnh đạo Sở cho rằng việc này hoàn toàn thực hiện trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, học sinh chứ không ép buộc. Theo giới thiệu sản phẩm trên trang web của công ty dệt may N.D, áo lá kháng khuẩn là một kiểu áo trong dành cho nữ sinh tuổi mới lớn.
Ngay sau khi văn bản này được đăng tải, đã gây bất ngờ và không ít các trường tỏ vẻ ngần ngại. Có người cho rằng việc ra một công văn để giúp một thương hiệu bán những sản phẩm nhạy cảm trong môi trường lành mạnh như giáo dục có phần hài hước và thể hiện sự làm việc tắc trách của những người có trách nhiệm.
Theo Helino
Video đang HOT
Long An: Đau đầu vì đặc sản lạp xưởng nhiễm dịch tả heo châu Phi
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An, bà Đinh Thị Phương Khanh vừa cho biết, một hộ sản xuất lạp xưởng trên địa bàn, sau khi thử mẫu đã liên tiếp dương tính với dịch tả heo châu Phi (DTHCP).
Theo bà Khanh, hộ này làm lạp xưởng cung cấp cho siêu thị Big C. Big C yêu cầu thử mẫu, nếu âm tính với DTHCP mới nhận hàng. Khi làm xong 6kg sản phẩm lạp xưởng và lấy mẫu thử, số sản phẩm này đã bị dương tính với DTHCP.
Sau đó, hộ này lại mua thịt heo nóng về làm lạp xưởng. Tuy nhiên, khi đưa mẫu đi thử, 3,5kg lạp xưởng này lại tiếp tục bị dương tính với DTHCP.
Sản xuất lạp xưởng tại huyện Cần Đước.
"Các cơ quan chức năng trong tỉnh vẫn chưa xác định được nguyên nhân lạp xưởng bị nhiễm DTHCP từ khâu nào: tại chuồng hay trong quá trình vận chuyển? Sở đang phối hợp với hộ này để xác định nguyên nhân lây nhiễm để có kế hoạch quản lý, bảo vệ sản phẩm. Khi hộ lấy thịt sản xuất, cơ quan chức năng sẽ lấy mẫu đi thử DTHCP trước", bà Khanh nói.
Lâu nay, Long An là một trong những địa phương chế biến lạp xưởng khá nổi tiếng. Hàng năm, số lượng sản phẩm này cung cấp ra thị trường khá lớn.
Chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Cân Đươc đã co hơn 55 cơ sơ lam lap xương lơn nho, tâp trung nhiêu ơ khu vưc chơ Rach Kiên xa Long Hoa, thị trấn Cần Đước, các xã Phước Đông và Long Trạch. Đa sô cac cơ sơ nay đa kinh doanh va găn bo vơi nghê hang chuc năm.
Hàng năm, sản phẩm lạp xưởng của Long An cung cấp số lượng khá lớn cho thị trường.
"Tỉnh rất đau đầu với thực tế sản phẩm lạp xưởng nổi tiếng của mình đang bị DTHCP gây tổn hại. Cái khó nhất bây giờ là kiểm soát sản phẩm từ heo, trong đó có thịt và nội tạng, đây là nguồn lây lan DTHCP lớn", bà Khanh chia sẻ.
Cũng theo bà Khanh, mới đây, Công an huyện Tân Trụ phát hiện hơn 1 tấn thịt heo nhiễm DTHCP được đưa vào địa bàn.
Theo đó, khi tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh Cao Thị Huyền (ấp Bình Hòa, thị trấn Tân Trụ), lực lượng chức năng phát hiện ô tô tải mang BKS 51C-732.68 của ông Nguyễn Thanh Tùng đang giao khoảng 500kg thịt heo cho bà Huyền. Qua kiểm tra trên ô tô tải và trong tủ đông của bà Huyền có 1.134kg thịt, nhưng chỉ có 600kg có giấy chứng nhận kiểm dịch, số còn lại không rõ nguồn gốc.
Làm việc với cơ quan chức năng, ông Tùng thừa nhận số thịt trên mua tại chợ Bình Điền (TP.HCM).
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, Chi cục Thú y vùng VI thông báo kết quả xét nghiệm mẫu thịt trên dương tính với virus DTHCP.
Tỉnh Long An đang tìm mọi cách bảo vệ lạp xưởng trứ danh trước DTHCP.
"Cơ quan chức năng đã cho tiêu hủy toàn bộ số thịt heo bị nhiễm DTHCP. Điều đáng nói trong 600kg thịt có giấy chứng nhận kiểm dịch của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cấp", bà Khanh cho biết.
Ngày 16/6, DTHCP đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Long An. Thời điểm xảy ra dịch bệnh tại hộ chăn nuôi heo của bà Phạm Thị Bảy (ấp Hậu Hoà, xã Đức Hoà Thượng, huyện Đức Hoà) với 41 con heo. Tỉnh Long An đã khẩn cấp công bố dịch bệnh và triển khai biện pháp cấp bách phòng chống dịch.
Theo Danviet
Long An: Chìm sà lan do đâm vào mố cầu Mỹ Lợi Khoảng 1h ngày 3/7, tại khu vực cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ xảy ra vụ chìm sà lan sau khi va vào mố cầu. Sáng 4/7, ông Trần Quang Trung, quyền Chi cục trưởng Đường thủy nội địa phía Nam ra công văn thông báo, khu vực cầu Mỹ Lợi có phương tiện thủy nội địa bị chìm nằm trong...