Phòng Giao dịch Hậu Lộc – chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo vùng biển
Phòng giao dịch Hậu Lộc bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 16-12-2008 tại 3 xã: Minh Lộc, Ngư Lộc và Hưng Lộc.
Là một phòng giao dịch trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa – Chi nhánh Hoằng Hóa, Phòng Giao dịch Hậu Lộc thành lập ra nhằm phù hợp với cơ cấu tổ chức, tiếp tục kế cận và phát triển thành viên, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị từ nền móng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (nay là Tổ chức TCVM Thanh Hóa).
Phòng Giao dịch Hậu Lộc (trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa – Chi nhánh Hoằng Hóa) luôn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Qua đó, nhằm mục tiêu tiếp cận tới đối tượng vay của tổ chức là những hộ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp và những hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế đa dạng hơn về sản phẩm và hiệu quả hơn trong các hoạt động xã hội, phù hợp với tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức đề ra. Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình với công việc, trong hơn 10 năm qua đã cung cấp các sản phẩm vốn vay và tiết kiệm tới các chị em phụ nữ nghèo, phụ nữ thu nhập thấp trên địa bàn một cách bền vững và hiệu quả.
Video đang HOT
Kể từ khi thành lập đến nay, Phòng Giao dịch Hậu Lộc luôn bám sát mục tiêu, sứ mệnh của Tổ chức TCVM Thanh Hóa, tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đó là cung cấp dịch vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu của các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp ở vùng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ven biển.
Năm 2020, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã cung cấp các sản phẩm tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, đời sống, vốn vay vệ sinh môi trường, vốn vay giáo dục, vốn vay cho các hộ yếu thế (đơn thân, góa phụ, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có con thất học), vốn vay chính sách (các hộ gia đình có công với cách mạng, gia đình thương, bệnh binh, lãi suất bằng 1/2 lãi suất bình quân của tổ chức)… đáp ứng được nhu cầu vốn và mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã phát vốn cho 316 khách hàng để xây mới, sửa chữa nhà vệ sinh với số tiền hơn 9 tỷ đồng; vốn giáo dục đầu tư cho việc học tập của con cái phát cho 169 khách hàng với số tiền hơn 5 tỷ đồng. Đến nay, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã mở rộng quy mô hoạt động ra 11 xã trên địa bàn huyện. Tính đến hết năm 2020, Phòng Giao dịch Hậu Lộc có số thành viên có dư nợ vốn vay là 1.933 thành viên, với dư nợ gốc gần 35 tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2021, Phòng Giao dịch Hậu Lộc có tổng số khách hàng đang tham gia vay vốn là 500 người, với tổng dư nợ đạt hơn 14 tỷ đồng trên địa bàn 11 xã.
Do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới nguồn thu và khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời, việc thắt chặt quy trình cho vay, áp dụng cho vay theo nhóm đã làm hạn chế tăng trưởng tín dụng của phòng giao dịch. Trước tình hình đó, thực hiện Công văn số 1117/NHNH-TD ngày 24-2-2020 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, Tổng Giám đốc TCVM Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TCVM ban hành gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, với lãi suất tính trên dư nợ thực tế là 6%/năm. Thực hiện quyết định của ban giám đốc về hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã rà soát, triển khai cho 20 khách hàng vay vốn, với tổng số tiền giải ngân vốn là 600 triệu đồng.
Bên cạnh hoạt động tín dụng, vay vốn, tiết kiệm, trong những năm qua, Phòng Giao dịch Hậu Lộc đã phối hợp tích cực với các cấp hội trong việc tuyên truyền, giới thiệu hoạt động của Tổ chức TCVM Thanh Hóa đến các cấp chính quyền địa phương, các ban, ngành, đặc biệt là các hội viên phụ nữ trên địa bàn các xã. Hằng tháng, hằng quý, hằng năm, các cán bộ phụ trách địa bàn thực hiện nghiêm túc báo cáo kết quả hoạt động đến các cấp hội, đồng thời thường xuyên tham vấn ý kiến từ các cấp hội trong việc triển khai hoạt động. Các chế độ, chính sách cũng được cán bộ Phòng Giao dịch Hậu Lộc thực hiện chi trả đầy đủ, đúng quy chế. Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có bề dày kinh nghiệm và có nghiệp vụ chuyên môn cao. Phòng Giao dịch Hậu Lộc được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị làm việc và có các chính sách khen thưởng kịp thời từ Tổ chức TCVM Thanh Hóa. Chính vì vậy đã tạo ra động lực tích cực để Phòng Giao dịch Hậu Lộc hoạt động bền vững, hiệu quả, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo, nhất là phụ nữ nghèo vùng biển.
Huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đạt chuẩn nông thôn mới
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định công nhận huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Sau 10 năm xây dựng, đến nay, huyện Vũ Quang đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM; có 2 xã đạt xã NTM nâng cao; 54/73 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu - Ảnh Báo Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định, chỉ đạo huyện Vũ Quang tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng các tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Bước vào thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Vũ Quang với xuất phát điểm thấp, bình quân chỉ đạt 2,1 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người đạt 9,12 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh 45,85%, cơ sở hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu...
Sau 10 năm xây dựng, đến nay, huyện Vũ Quang đã hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM; có 2 xã đạt xã NTM nâng cao; 54/73 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu; xây dựng được hơn 1.000 vườn mẫu; 22 cụm dân cư và 49 tuyến đường đạt chuẩn "sáng - xanh - sạch - đẹp".
Huyện cũng xây dựng được 1.845 mô hình cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; 65 doanh nghiệp, 53 hợp tác xã và 155 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người đạt 39,97 triệu đồng/người/năm (tăng 4,38 lần so với cuối năm 2010).
Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn NTM giảm còn 1,38%; 72/73 thôn được công nhận văn hóa; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92%; tỷ lệ lao động qua đào tạo gần 61%;...
Trong 10 năm xây dựng NTM, huyện Vũ Quang đã huy động các nguồn lực được hơn 3.074 tỷ đồng. Trong đó, các tổ chức, cá nhân, con em xa quê hỗ trợ gần 60 tỷ đồng; Nhân dân đóng góp gần 725 tỷ đồng, góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng văn hóa, giáo dục, phát triển sản xuất.
Chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới hoạt động Công đoàn cơ sở Mới đây, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng đã thành lập mới 10 Công đoàn cơ sở, nâng tổng số Công đoàn cơ sở đang quản lý trực tiếp lên 356 đơn vị với 19.563 đoàn viên. Cụ thể, thực hiện khoản 1 Điều 171 Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật Công đoàn Việt Nam năm 2012 về việc...