Phòng dịch Covid-19: Vì sao nên tắt máy lạnh để giảm nguy cơ lây nhiễm?
Các chuyên gia khuyến cáo nên tắt điều hòa và mở cửa sổ để giảm nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19, theo Live Mint.
Nên tắt điều hòa và mở cửa sổ để giảm nguy cơ nhiễm bệnh COVID-19 – Ảnh minh họa: Shutterstock
Thông tin đặc biệt này đã được giáo sư Tan Chorh Chuan, Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore, đưa ra tại một cuộc họp báo. Khả năng tồn tại của virus trong điều kiện khí trời là thấp hơn, giáo sư nói khi ông lưu ý đến việc sử dụng điều hòa ở Singapore.
Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng virus phát triển tốt hơn ở vùng khí hậu khô, mát.
Ông cho biết rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện. Và hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng virus khó tồn tại trong môi trường nóng ẩm.
Nóng, ẩm có nghĩa là hơn 30 độ C, và với độ ẩm trên 80%.
Không gian kín, ẩm độ thấp và mát của điều hòa, có thể giúp lây lan các bệnh về đường hô hấp, ông nói.
Có nên ngủ máy lạnh và xông hơi mùa dịch virus corona | Bác sĩ Chợ Rẫy giải đáp
Một nghiên cứu mới đây cũng đã phát hiện ra rằng, ở những vùng ấm và ẩm hơn trên thế giới, virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) mới không lây lan mạnh như ở những vùng lạnh, theo Live Science.
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Social Science Research Network, do hai nhà khoa học Qasim Bukhari và Yusuf Jameel, thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), thực hiện.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các trường hợp toàn cầu của dịch bệnh virus COVID-19, và thấy rằng 90% các ca nhiễm xảy ra ở các khu vực có nhiệt độ trong khoảng từ 3 đến 17 độ C và với độ ẩm tuyệt đối từ 4 đến 9 g/m3.
Ở các quốc gia có nhiệt độ trung bình cao hơn 18 độ C và độ ẩm tuyệt đối lớn hơn 9 g/m3, số trường hợp COVID-19 ít hơn 6% so với các trường hợp toàn cầu, theo Live Science.
Điều này cho thấy việc lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể kém hiệu quả hơn trong điều kiện khí hậu ấm hơn, các tác giả viết.
Đặc biệt, độ ẩm có thể đóng vai trò quan trọng, vì hầu hết việc lây lan Covid-19 đã xảy ra ở những khu vực tương đối ít ẩm hơn.
Tuy nhiên, các phân tích còn cho thấy tác dụng làm chậm sự lây lan dịch bệnh của nhiệt độ ấm hơn, xảy ra rõ hơn trong trường hợp nhiệt độ cao hơn nhiều.
Thậm chí các nhà khoa học này còn dự báo mùa hè với nhiệt độ và ẩm độ cao hơn có thể đưa dịch bệnh đến chỗ kết thúc.
Virus corona gây Covid-19 có thể “lan” xa gấp đôi trong xe buýt máy lạnh
Sự lây lan của virus giảm dần khi độ ẩm và nhiệt độ cao
Tiến sĩ William Schaffner là giáo sư Y khoa thuộc Khoa Truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Vanderbilt, Nashville, Tennessee (Mỹ) cho rằng: “Lý do một phần có thể là khi bệnh nhân thở ra, một số virus trong họng bị đẩy ra ngoài không khí”, theo Live Science.
“Quan sát dưới kính hiển vi, sẽ nhìn thấy virus được bao quanh bởi một quả cầu bằng hơi nước siêu nhỏ”, tiến sĩ Schaffner nói.
Khi môi trường có ẩm độ thấp, quả cầu hơi ẩm đó có xu hướng bốc hơi, nghĩa là virus có thể lơ lửng trong không khí trong thời gian dài hơn vì trọng lực sẽ không kéo nó xuống đất, tiến sĩ Schaffner nói.
Nhưng vào mùa hè, nóng hơn và ẩm độ cao hơn, quả cầu hơi ẩm không bay hơi, nghĩa là nó sẽ nặng hơn và trọng lực sẽ kéo nó xuống thấp, không bay lơ lửng, nên ít có khả năng lây nhiễm cho người ở gần, tiến sĩ Schaffner, cho biết thêm.
Các chuyên gia cho rằng một cách khác để giảm sự lây lan của bệnh tật là mở cửa sổ để thông gió.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết để ngăn chặn lây nhiễm virus Corona, các trường hợp nghi ngờ nhiễm nên được giữ trong phòng thông thoáng, theo Live Mint.
Nhiệt độ tại Việt Nam có giết chết virus corona hay không? | Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi đồng giải đáp
Phòng dịch COVID-19: Vì sao nên đeo kính mắt, không đeo kính áp tròng?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dùng kính áp tròng nên chuyển sang đeo kính mắt trong đại dịch COVID-19 do virus Corona chủng mới gây ra.
Chuyển sang đeo kính mắt, hết dịch COVID-19 mình lại dùng kính áp tròng nhé - Ảnh minh họa: Shutterstock
Lời khuyên đó xuất phát từ việc những người đeo kính áp tròng chạm vào mắt và mặt thường xuyên hơn những người không đeo kính áp tròng, theo Học viện nhãn khoa Mỹ (AAO). Trong khi đó, chạm vào mặt là một trong những đường chính khiến COVID-19 lây nhiễm.
Chưa kể, người dùng kính áp tròng cũng phải chạm vào mắt mỗi ngày, bao gồm tháo kính 2 lần trở lên/ngày. Tiến sĩ Thomas Steinemann, phát ngôn viên của AAO, nói với CNN: "Bạn động vào mắt, rồi động vào mặt, gãi mặt, đút ngón tay vào miệng, vào mũi. Một số người không vệ sinh và có thể đã quên rửa tay trước khi làm những việc đó".
Kính mắt lại có thể bảo vệ người đeo khỏi các hạt mang virus Corona chủng mới gây bệnh COVID-19 trong không khí, mặc dù, vẫn có nhiều khả năng bạn sẽ "dính" chúng qua miệng hoặc mũi.
Ai đến Bệnh viện Bạch Mai từ 12/3 cần làm 3 việc sau đề phòng virus corona
Các báo cáo từ khắp nơi trên thế giới cho thấy khoảng 1- 3% những người nhiễm virus Corona bị đau mắt đỏ. Các triệu chứng bao gồm "rách, ngứa hoặc rát, mờ mắt, đỏ hoặc hồng ở lòng trắng mắt, mủ, chất nhầy và dịch tiết màu vàng có thể đóng vảy trên lông mi, thường dính mắt sau khi ngủ", theo CNN.
Điều này thật đáng lo ngại vì bạn có thể bị truyền virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) thông qua tiếp xúc với dịch từ bệnh nhân COVID-19 đau mắt hoặc bất cứ thứ gì mà người đó chạm vào khi dính dịch/chất lỏng ấy.
Tuy nhiên, đừng hoảng sợ vì có thể có những lý do khác khiến mắt bạn có màu đỏ hoặc hồng, bao gồm: cảm lạnh thông thường, dị ứng theo mùa hoặc nhìn chằm chằm quá lâu vào đâu đó..., theo CNN.
Phòng dịch COVID-19: Phải làm gì để bỏ thói quen sờ tay lên mặt? Sờ tay lên mặt có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm virus cúm hoặc cảm lạnh và virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2). Mắt, mũi và miệng là nơi virus có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nhất, theo Health Line. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất là tránh sờ tay lên mặt - Ảnh minh họa: Shutterstock Theo Trung...