Phòng dịch COVID-19: Không có nhiệt kế, làm sao biết mình có đang bị sốt?
Bạn nghi ngờ mình bị sốt nhưng không có nhiệt kế bên cạnh, nhất là khi nghi ngờ mình bị nhiễm virus SARS-CoV-2?
Ảnh minh họa: Shutterstock
Đừng hoảng sợ, đã có các mẹo sau để biết mình có bị sốt hay không.
Sau đây là 6 cách để biết bạn có bị sốt hay không, ngay cả khi không có nhiệt kế bên cạnh, theo Bustle.
1. Sử dụng mu bàn tay, không phải lòng bàn tay
Cách phổ biến nhất để kiểm tra có bị sốt hay không là chạm lên trán hoặc cổ bằng mu bàn tay, kiểm tra xem có ấm hơn bình thường không. Không sử dụng lòng bàn tay, vì nó không nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ bằng mu bàn tay.
Có thể biết một người bị sốt nếu cảm thấy ấm hơn khi chạm vào, khắp cơ thể, không chỉ trán hay mặt.
2. Nhìn vào má
Một cách khác để kiểm tra xem có bị sốt hay không là xem má có đỏ hơn bình thường không. Một cơn sốt có thể khiến má trở nên đỏ ửng. Có thể là do cơ thể đang ở chế độ chiến đấu.
Nó có thể chỉ ra rằng cơ thể đang ở giữa một cuộc chiến.
3. Nhìn màu nước tiểu
Sốt có thể gây mất nước. Nếu bị sốt, cần phải uống nhiều nước.
Nhiệt độ tăng làm tăng quá trình trao đổi chất và khiến nhanh chóng bị mất nước, tiến sĩ Celine Thum, từ Dịch vụ Y tế Toàn cầu ParaDocs Worldwide, Inc., nói.
Bất kỳ thay đổi nào trong nước tiểu là đều cần lưu ý, đặc biệt là nếu thân nhiệt cũng tăng lên. Nước tiểu có thể có màu vàng hơn do mất nước xảy ra khi bị sốt.
Uống không đủ nước cũng làm cho nước tiểu đậm màu.
Sốt cũng có thể gây khô miệng và khát nước.
Video đang HOT
4. Hỏi người xung quanh
Việc hỏi xung quanh, “Có thấy nóng không hoặc “Có thấy lạnh không?” thực sự có thể giúp nhận biết bạn có bị bệnh hay không.
Sốt có thể khiến bạn cảm thấy thực sự nóng hoặc thực sự lạnh. Sự thay đổi thân nhiệt có thể gây run và ớn lạnh mặc dù không ai cảm thấy lạnh hay nóng.
Vì nhiệt độ thay đổi do cơn sốt, nên có thể cảm thấy nóng và lạnh. Nếu những triệu chứng này kéo dài hoặc đặc biệt dữ dội, cần gặp bác sĩ ngay.
5. Thử đi cầu thang
Sốt có thể khiến bạn kiệt sức, hoặc cảm thấy không còn sức lực sau khi làm một việc đơn giản, như chạy bộ hoặc đi lên cầu thang.
Mệt mỏi nói chung và li bì là hai triệu chứng đặc trưng của sốt. Nó có thể giúp nhận biết thân nhiệt đang tăng lên.
6. Kiểm tra mức độ đau nhức cơ thể
Đau đầu và đau nhức cơ thể cũng là dấu hiệu tiềm năng của sốt. Vì vậy, nếu bạn bị đau nhức người không có lý do hoặc đau đầu kèm với đổ mồ hôi hoặc mệt mỏi, bạn có thể bị sốt.
Phòng khám Mayo cũng lưu ý rằng cảm giác ớn lạnh do sốt có thể trùng với cơn đau và tốt nhất là bạn nên đi khám nếu đau nhức càng nhiều.
Tuy nhiên, cách chắc chắn nhất để kiểm tra sốt là sử dụng nhiệt kế, theo Bustle.
Vì vậy, bạn nên trang bị một cái nhiệt kế ở nhà, bạn có thể mua ở tiệm thuốc. Sốt là khi nhiệt độ trên 38 độ.
Nếu thực sự cảm thấy không khỏe, nên cố gắng gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu sốt cao đến 40 độ, cần đi cấp cứu ngay.
Tiến sĩ Thum nói thêm rằng khó thở, nôn mửa, phát ban, lừ đừ, đau hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày cần phải đi khám.
Nếu sốt trong thời gian ngắn, hoặc dưới 39,5 độ, có những điều bạn có thể làm ở nhà. Hạ sốt bằng cách giữ nước, nghỉ ngơi, uống thuốc hạ sốt và dùng băng dán hạ sốt, theo Bustle.
Dấu hiệu cơ thể 'kêu cứu' vì thừa đường, dừng ngay kẻo 'hối không kịp'
Đường và các thực phẩm chứa đường là nguồn dinh dưỡng và nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, rất nhiều người ăn uống đồ ngọt không kiểm soát, dẫn đến dư thừa đường. Nếu không điều chỉnh sẽ gây hại khôn lường.
Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thừa đường:
Đi tiểu thường xuyên: Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ khiến cho thận phải làm việc quá sức không thể tái hấp thu chất lỏng. Chính điều này dẫn tới việc cơ thể luôn luôn cố gắng phải cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong các tế bào, hòa tan máu với dịch nội bào, do đó làm tăng nồng độ glucose bình thường. Điều này dẫn đến đi tiểu thường xuyên.
Khô miệng, khát nước: Do đi tiểu thường xuyên nên cơ thể bạn bị mất nước. Lượng nước bị thoát ra sẽ khiến cơ thể mất đi độ ẩm, làm miệng lưỡi bạn bị khô. Lượng đường quá nhiều còn gây ra những cơn khát quá mức.
Ảnh minh họa: Internet
Huyết áp cao: Khi nạp quá nhiều đường sẽ khiến huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tăng đáng kể. Việc lạm dụng quá mức fructose do ăn uống là một cơ chế có khả năng làm tăng nhịp tim, nồng độ muối trong thận và sức đề kháng của mạch máu... Tất cả những điều này đều có thể khiến làm tăng huyết áp và tăng nhu cầu về oxy của cơ tim.
Tăng cân: Tăng cân là một dấu hiệu dễ nhận biết trong việc dư thừa đường. Theo một nghiên cứu, đường có liên quan đến chứng béo phì ở trẻ em. Lượng calo trong đường gây ức chế tế bào đốt chất béo và làm tăng lượng insulin, gây rối loạn trao đổi chất cơ thể dẫn đến tăng cân. Ngoài ra, đường cũng có khả năng tăng ghrelin đây là một hormone gây cảm giác đói, khiến bạn ăn nhiều ăn và tăng cân.
Ảnh minh họa: Internet
Liên tục đói: Sự thèm ăn của bạn mất kiểm soát. Nó diễn ra ngay cả khi bạn chỉ vừa mới ăn trước đó vài giờ. Nguyên nhân là do cơ thể bạn đang giữ mức đường trong máu cao. Nó không cho phép các glucose đi vào sâu các tế bào, giúp sản xuất ra năng lượng. Vì vậy, cần tiết chế, thực hiện chế độ ăn không đường.
Vấn đề về da: Một ngày nào đó khi da bạn báo động với tình trạng mụn trứng cá, khô hay nhờn quá mức thì rất có thể là do lượng đường dư thừa gây nên. Chúng còn là "thủ phạm" gây ra những quầng thâm dưới mắt. Để cải thiện vấn đề này, bạn cần cắt giảm lượng
Mệt mỏi thường xuyên: Khi đường huyết cao, cơ thể không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách. Năng lượng được sử dụng không hiệu quả, và các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu cần thiết. Điều này đã khiến cho cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi mà không có lý do.
Thường xuyên bị ốm: Đường ức chế hệ thống miễn dịch vì vậy nó làm suy yếu khả năng chống đỡ căng thẳng và bệnh mãn tính của cơ thể. Nếu bạn hay bị ốm hoặc thường xuyên phải dùng thuốc chữa cảm lạnh thông thường, hãy kiểm tra chế độ ăn uống của bạn, rất có thể thủ phạm là lượng đường tiêu thụ. Một chế độ ăn thanh lọc cơ thể có thể giúp ích rất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Ảnh minh họa: Internet
Lo lắng hoặc trầm cảm: Lượng đường trong cơ thể tăng cao có thể gây ra những ảnh hưởng đến cảm xúc. Khi đó bạn thường xuyên cảm thấy buồn phiền, lo lắng, căng thẳng mà không rõ nguyên nhân. Lúc này, một vài loại tinh dầu sẽ là vị cứu tinh giúp bạn nhanh chóng cảm thấy thoải mái hơn.
Bệnh truyền nhiễm: Khi lượng đường trong máu cao sẽ rất dễ gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Lý do là bởi một lượng lớn đường tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sinh sản của nấm men và vi khuẩn.
Mắt bị mờ: Cơ thể dư nhiều đường cũng sẽ dẫn tới tình trạng mờ mắt. Đây là kết quả của một hiệu ứng khử nước do đường huyết cao, ngoài ra nó cũng ảnh hưởng đến các tế bào của mắt.
Chậm lành vết thương: Những người lượng đường trong máu dư thừa nếu chẳng may bị vết thương thì rất lâu lành trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu xấu đi, đặc biệt là ở chân tay, và thiếu dinh dưỡng của các mô.
Mất khả năng tập trung: Việc nghiện đường làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của một người. Điều này do glucose không tạo ra được năng lượng để đưa đến các tế bào não, khiến bộ não hoạt động trì trệ.
Ảnh minh họa: Internet
Vấn đề răng miệng: Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều đường, những vấn đề về răng sẽ xuất hiện gây khó chịu cho chúng ta. Đường sẽ len lỏi vào các kẽ hoặc vết nứt trên răng gây hại đến men răng. Lâu ngày, chúng có thể xâm nhập vào tủy răng gây đau đớn và làm các vấn đề về răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mỗi người có thể tính toán, xác định lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày qua lượng đường chứa trong các loại thực phẩm thường sử dụng mỗi ngày sau:
1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường (chứa đường phức), cung cấp 180-200 Kcal
1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường
1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường (muỗng vun sẽ chứa 8g)
1 muỗng canh đường cát (loại muỗng 8ml dùng để ăn phở) chứa 6g đường (với muỗng vun là 14g)
Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có gaz) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.
Đặc biệt, các loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.
Với các sản phẩm, nhà sản xuất đều phải in rõ ràng lượng đường cũng như các chất dinh dưỡng khác có trong 1 đơn vị sản phẩm. Điều này rất quan trọng để bạn lên kế hoạch ăn uống để kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Do đó, người tiêu dùng cũng cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu sản phẩm khi chọn sử dụng. Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài. Trẻ con rất có sở thích ăn đồ ăn ngọt, bánh kẹo nên cần hạn chế cho trẻ từ sớm.
Như vậy, rất khó để nhận biết sớm dấu hiệu cơ thể đang thừa đường, do đó điều quan trọng và ưu tiên hàng đầu là mỗi người cần tự ý thức thực hiện chế độ ăn với lượng đường vừa đủ mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, làm xét nghiệm máu kiểm tra đường huyết để biết được tình trạng tiêu thụ đường của cơ thể.
Theo Tiền phong
12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất Tiểu đường thai kỳ được phát hiện khi mẹ bầu làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, dựa vào các dấu hiệu tiểu đường thai bà bầu có thể nhận biết mình đã bị hay chưa để có cách điều trị sớm. Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Phó khoa Phụ...