Phòng dịch Covid-19: Đi ra ngoài, khi về nhà có phải giặt quần áo ngay không?
Dịch Covid-19 lây lan khiến nhiều người rất cẩn thận khi ra ngoài. Ai cũng lo sợ bị nhiễm virus và mang mầm bệnh về nhà. Thậm chí, khi từ bên ngoài về nhà, nhiều người còn giặt cả bộ quần áo mình vừa mặc.
Một số chuyên gia tin rằng SARS-CoV-2 có thể sống trên quần áo trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ, tùy thuộc chất liệu vải – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Lúc dịch bệnh xuất hiện trong cộng đồng thì mỗi lần chúng ta ra ngoài đều có nguy cơ tiếp xúc với virus SARS-Cov-2. Những biện pháp như cách xa nhau 2 mét, mang khẩu trang, rửa tay có thể hạn chế nguy cơ lây lan Covid-19, theo The Healthy.
Tuy nhiên, quần áo là nơi có thể dính mầm bệnh khi ra ngoài. Nguy cơ này khiến không ít người lo ngại có thể làm lây lan virus SARS-CoV-2 vào trong nhà.
SARS-CoV-2 lưu lại ở quần áo trong bao lâu?
Video đang HOT
Câu hỏi này hiện vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn. Một số chuyên gia tin rằng SARS-CoV-2 có thể sống trên quần áo trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 giờ, tùy thuộc chất liệu vải, theo The Healthy.
Tuy nhiên, trên quần áo không chỉ có vải mà còn có những vật dụng kèm theo như nút, dây kéo. Những thứ này làm từ nhiều chất liệu khác nhau, từ nhựa đến kim loại.
Thời gian virus SARS-CoV-2 lưu trên bề mặt các chất liệu cứng này thường lâu hơn so với bề mặt các chất liệu mềm như vải. Ví dụ SARS-CoV-2 có thể sống trên bề mặt một số kim loại ít nhất 12 giờ.
SARS-CoV-2 dính vào quần áo bằng cách nào?
SARS-CoV-2 có thể dính vào quần áo khi người nhiễm ho, hắt hơi hay chạm vào bạn khi họ tiếp xúc gần với chúng ta ở siêu thị, chợ, trạm xăng, tiệm thuốc hay bất kỳ nơi nào.
Một khả năng khác là quần áo chúng ta chạm vào nơi có dính mầm bệnh. Khi mở cửa trong các siêu thị, cửa hàng thì không nên dùng bàn tay mà hãy dùng khuỷu tay. Nếu bạn mặc áo tay dài thì vị trí khuỷu tay đó có thể sẽ dính mầm bệnh.
Khi đó, hãy thay quần áo và giặt ngay lập tức khi vừa về đến nhà, đồng thời tắm thật sạch. Dù có thể tốn công nhưng đây là bước phòng ngừa cần thiết, giúp ngăn chặn mang mầm bệnh vào nhà, theo The Healthy.
Ngọc Quý
Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm SARS-CoV-2 tại cây ATM
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cảnh báo tình trạng đông đúc và môi trường kín tại các cây ATM có thể là nguy cơ tiềm ẩn lây nhiễm SARS-CoV-2.
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM, cơ chế lây lan virus SARS-CoV-2 là khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện sẽ phát tán virus qua các giọt nhỏ, dịch tiết. Người nhiễm do hít phải giọt nhỏ này hoặc do tiếp xúc các bề mặt nhiễm virus và đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Vì vậy, những khu vực công cộng như cây ATM là một trong những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan Covid-19.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cảnh báo không gian ở các cây ATM khá nhỏ, có cửa đóng kín nên không thông thoáng khí. Trong khi đó, những bề mặt tay tiếp xúc trực tiếp như khe rút thẻ, phím bấm, tay nắm cửa... tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan virus do tiếp xúc với bàn tay của nhiều người.
Môi trường kín và các bề mặt tiếp xúc với bàn tay của nhiều người có thể vô tình lây lan virus. Ảnh: Việt Hùng.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư quốc gia City of Hope, California, Mỹ, cho rằng khi đã có bằng chứng cho thấy virus có mặt ở trên tay nắm cửa, việc virus có mặt trên tờ tiền là chuyện có thể xảy ra.
Theo chuyên gia này, sự sống của virus ngoài môi trường phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mặt trời. Nên nếu so với tay nắm cửa trong ngôi nhà đóng kín, virus trên tờ tiền có thời gian sống ngắn hơn.
Để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus từ các cây ATM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM khuyến cáo mọi người dân mỗi người chúng ta cần nâng cao cảnh giác, thực hành các biện pháp phòng bệnh, giảm nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân và gia đình.
Cơ quan này khuyến khích người dân ưu tiên sử dụng các hình thức thanh toán điện tử thay vì dùng tiền mặt. Tránh rút tiền tại những cây ATM có đông người tập trung và giữ khoảng cách với người khác khi đi rút tiền.
Người dân cần chú ý rửa tay sau khi rút tiền, luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng.
"Với chủ trương chung sống an toàn, chúng ta vừa thực hiện các biện pháp phòng chống Covid-19 vừa phát triển kinh tế xã hội. Điều chúng ta cần nhớ đó là nguy cơ lây lan dịch bệnh luôn chực chờ, nhất là khi chúng ta gỡ bỏ quy định giãn cách xã hội", Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cảnh báo.
Bích Huệ
7 công việc tại gia giúp duy trì sức khỏe thể chất lành mạnh không khác gì tập gym Điều này nghe có vẻ đáng ngạc nhiên nhưng làm việc nhà cũng hiệu quả không kém những bài tập luyện tim mạch bạn vẫn tập trong phòng tập gym. Với việc hạn chế mọi hoạt động, phong trào (ngoại trừ mua nhu yếu phẩm và thuốc) nhằm đảm bảo cách ly xã hội, chúng ta đang không thể thực hiện việc tập...