Phòng dịch Covid-19: Có cần khử trùng chìa khóa, điện thoại, tiền?
Trong bối cảnh thế giới chống dịch, nhà bạn là nơi an toàn nhất, và bạn muốn đảm bảo không có virus trong nhà.
Vệ sinh gồm rửa tay cẩn thận và thường xuyên bằng xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn và khăn lau tẩm nước sát khuẩn – ẢNH MINH HỌA: CNET
Nhưng nếu bạn phải đi ra ngoài, cách tốt nhất để khử trùng đồ đạc khi trở về nhà là gì?
Có phải tất cả mọi thứ như điện thoại, ví, tiền và chìa khóa đều cần được rửa sạch bằng nước nóng và xà phòng không?
Tiến sĩ Stephen Berger, đồng sáng lập Mạng lưới Bệnh Truyền nhiễm và Dịch tễ học Toàn cầu ở Tel Aviv (Israel), lưu ý: Tất cả chúng ta đang bơi qua một đầm lầy vô hình chứa đầy vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Cả giá sách và những bức tranh trên tường cũng đầy vi khuẩn. Chưa kể điện thoại di động, đồng hồ đeo tay, kính mắt và mọi thứ khác, theo Medical Express.
Trên thực tế, danh sách các vật thể có khả năng bị ô nhiễm là vô tận, tiến sĩ Berger cảnh báo.
Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi thứ bạn mang ra ngoài đều cần phải khử trùng khi trở về, tiến sĩ Berger nói thêm.
Tin vui là bạn không gặp nguy hiểm từ hầu hết những thứ này, tiến sĩ Berger nói. Và bạn không có lý do gì để phải tránh, hoặc làm sạch mọi vật dụng cá nhân. Chỉ cần một điều: Làm sạch chính đôi tay của bạn!
Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước sát khuẩn vẫn là biện pháp tốt nhất
Bởi vì khi nói đến nguy cơ nhiễm Covid-19, thủ phạm thực sự là ở chính đôi tay của bạn.
Video đang HOT
Điều đó không có nghĩa là các vật vô tri vô giác không gây ra rủi ro. Vẫn có, tiến sĩ Berger nói. Và hướng dẫn từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị mọi người nên làm sạch điện thoại và thiết bị điện tử của mình, theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc bằng cách sử dụng khăn lau hoặc thuốc xịt có chứa ít nhất 70% cồn.
Đại dịch Covid-19 do virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra. Virus đó sẽ lây nhiễm qua mũi hoặc miệng của bạn, trong hầu hết các trường hợp do người nhiễm bệnh nào đó ho hoặc thở trong vòng 2 mét đối với bạn, tiến sĩ Berger nói.
Nhưng có lẽ cũng có một người nhiễm bệnh nào đó đã ho vào tay họ, hoặc ho về phía một vật thể gần đó, hoặc đơn giản là mở một cánh cửa. Sau đó, bạn bắt tay họ, chạm vào cái bàn đó hoặc nắm lấy tay nắm cửa đó. Sau đó, bạn dùng tay đã ô nhiễm của chính mình để bốc đồ ăn vặt, ông giải thích, theo Medical Express.
Nguy cơ tiềm ẩn: sau đó bạn bị nhiễm bệnh và trong 1 hoặc 2 tuần, virus này nhân lên trong hệ thống của bạn, ông nói thêm.
Tiền là một ví dụ, tiến sĩ Berger lưu ý. Rất ít người nhận ra rằng tiền rất bẩn.
Trong nghiên cứu mới, được trình bày tại Hội nghị châu Âu về Vi trùng học lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm lần thứ 29, diễn ra tại Amsterdam (Hà Lan) từ ngày 13 -16.4, các nhà nghiên cứu đã chứng minh có nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và các sinh vật sống trên tiền…
Và cuộc điều tra, dẫn đầu bởi tiến sĩ Johannes Knobloch thuộc Trung tâm Y tế Đại học Hamburg-Eppendorf (Đức), đã tìm thấy những bằng chứng rằng tiền giấy của châu Âu được làm từ sợi bông dễ bị nhiễm khuẩn hơn, theo Medical Express.
Tuy nhiên, giải pháp không phải là rửa bằng chất tẩy rửa, tiến sĩ Berger nói. Cũng không phải là xịt chìa khóa bằng nước sát khuẩn. Thay vào đó, ông đề nghị, giải pháp là “thận trọng và giữ vệ sinh”.
Đối với đại dịch Covid-19, thận trọng có nghĩa là chú ý nghiêm ngặt để tránh các nguồn bệnh tiềm ẩn, có nghĩa là đeo khẩu trang và thực hành giãn cách xã hội, tiến sĩ Berger nói.
Còn vệ sinh gồm rửa tay cẩn thận và thường xuyên bằng xà phòng hoặc sử dụng nước sát khuẩn và khăn lau tẩm nước sát khuẩn, theo Medical Express.
Thiên Lan
Những lưu ý để hiến máu an toàn trong mùa dịch Covid-19
Người đăng ký hiến máu cần trả lời trung thực các câu hỏi trong phiếu khai báo về tình trạng sức khỏe đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
Trong mùa dịch Covid-19, Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương khuyến cáo người dân và các đơn vị tổ chức hiến máu cần làm tốt các biện pháp sau:
Đối với người đăng ký hiến máu, chỉ đăng ký khi:
- Cảm thấy thực sự khỏe mạnh và không có các hành vi nguy cơ lây nhiễm các virus qua đường truyền máu.
- Đọc kỹ và trả lời trung thực các câu hỏi trong phiếu đăng ký hiến máu và phiếu khai báo về tình trạng sức khỏe đánh giá nguy cơ mắc Covid-19.
Người đăng ký hiến máu cần trả lời trung thực các câu hỏi trong phiếu khai báo về tình trạng sức khỏe đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
- Đeo khẩu trang khi đi hiến máu, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi đăng ký hiến máu, thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế và tình nguyện viên tại điểm hiến máu.
- Thông báo kịp thời cho đơn vị tiếp nhận máu về các triệu chứng lâm sàng như ho, sốt, khó thở... mới xuất hiện trong vòng 14 ngày sau khi hiến máu hoặc nhớ ra sau khi đã hiến máu.
Khi nào người dân không nên hiến máu và không đến các địa điểm tổ chức hiến máu:
- Đã được chẩn đoán khẳng định mắc Covid-19.
- Có xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở, tiêu chảy...
- Có tiếp xúc gần (trong vòng 2m) với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh Covid-19. Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ thời điểm có tiếp xúc lần cuối, cũng như không có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho, khó thở, tiêu chảy.
- Có tiền sử ở hoặc đi du lịch, đi qua vùng dịch. Chỉ hiến máu sau tối thiểu 28 ngày tính từ ngày cuối cùng rời khỏi vùng dịch hoặc khu vực cách ly.
Viện Huyết học và truyền máu Trung ương cho biết, để đảm bảo an toàn khi hiến máu trong mùa dịch Covid-19, đơn vị tổ chức hiến máu tình nguyện cần đảm bảo không tập trung đông người cùng một thời điểm bằng cácéo dài thời gian lấy máu cả ngày (sáng, chiều). Với lịch hiến máu dự kiến số lượng lớn, xem xét tổ chức thành nhiều ngày hoặc ở nhiều địa điểm.
- Chia giờ cho người đến đăng ký hiến máu để tránh chờ đợi và tập trung đông.
- Lựa chọn địa điểm hiến máu thông thoáng khí, vệ sinh sạch sẽ: Hạn chế dùng điều hòa trung tâm, nên duy trì nhiệt độ ở 26 độ C; vệ sinh sạch sẽ phòng lấy máu, các bề mặt, bàn, ghế trước buổi hiến máu.
- Nhắc nhở người hiến máu đeo khẩu trang đúng quy cách khi tham gia hiến máu, rà soát, cập nhật danh sách người đăng ký hiến máu.
- Bố trí tình nguyện viên trong công tác đón tiếp, phân luồng và chăm sóc người hiến máu.
- Kịp thời thông báo cho Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương nếu có phản ánh từ người hiến máu về bất thường sức khỏe như sốt, ho, đau đầu, khó thở... hoặc có những phản ánh, góp ý về công tác tổ chức hiến máu./.
M.K
Bác sĩ nói gì về việc đeo găng tay khi đi ra ngoài để phòng Covid-19? Chỉ cần rửa tay, ý tứ là đã an toàn, bác sĩ phẫu thuật nói trong video được đăng trên mạng TikTok. Molly Lixey, một y tá từ Michigan(Mỹ) cũng chia sẻ một video trên Facebook, để chứng minh bạn có thể lây lan vi trùng dễ dàng như thế nào khi đeo găng tay - Ảnh minh họa: Shutterstock Vì sao không...