Phòng chống xâm hại trẻ em: Nâng cao nhận thức là gốc
Thông tin liên quan đến các vụ xâm hại trẻ em xuất hiện ngày càng nhiều, gây bức xúc, lo lắng cho các bậc cha mẹ. Để giải quyết việc này cần có sự nhận thức sâu sắc vấn đề, chỉ rõ những nguyên nhân để bảo vệ những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị xâm hại và dễ bị tổn thương.
Nỗ lực nhưng chưa hiệu quả
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em vào năm 1990. Việt Nam cũng đã hoàn thành trước hạn các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về trẻ em. Năm 2016, Luật Trẻ em ra đời trên cơ sở Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong tình hình mới; ghi nhận đầy đủ các quyền của trẻ em và tạo bước chuyển trong thực hiện quyền trẻ em.
Tuy nhiên, có một thực tế là công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em ở nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bất cập, nổi cộm là vấn đề xâm hại, bạo hành trẻ em đang diễn ra phức tạp, với nhiều vụ việc đau lòng.
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH), mỗi năm, Việt Nam có khoảng 2.000 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện, trong đó có 1.300 đến 1.500 trẻ em bị xâm hại bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao là 21,3%; gần 60% số trẻ bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm.
Đối tượng gây án không chỉ là những người có nhận thức thấp mà có cả giáo viên, công chức Nhà nước, người cao tuổi, đặc biệt có người làm trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật… Đáng chú ý là nhiều vụ tấn công xâm hại trẻ em xảy ra ngay trong trường học, nơi công cộng như thang máy, công viên… và tại nhà của nạn nhân. Điển hình là vụ ông Nguyễn Hữu Linh, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND thành phố Đà Nẵng bị khởi tố vì hành vi “nựng” một bé gái trong thang máy một chung cư tại Quận 4, TPHCM đầu tháng 4.
Trẻ em – nạn nhân của mặt trái xã hội
Thiếu nhi vẽ tranh với chủ đề Bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại
Vấn nạn xâm hại trẻ emkhông chỉ gây hậu quả nghiêm trọng cả về mặt thể chất và tinh thần đối với trẻ mà còn tác động tiêu cực tới đời sống xã hội. Có nhiều nguyên nhân khách quan khiến vấn nạn này gia tăng.
Là nhóm xã hội yếu thế, ít khả năng tự vệ nhất, trẻ em trở thành nạn nhân đáng thương nhất của lối sống tiêu cực và lệch chuẩn. Song hành với những mặt trái phát sinh từ cơ chế thị trường và đời sống xã hội là những quan niệm cũ kỹ, lạc hậu khiến nhiều người e ngại, xấu hổ không dám tố cáo hoặc ém nhẹm thông tin, cho qua nhiều vụ việc xâm hại.
Video đang HOT
Tại Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em do Ủy ban quốc gia về Trẻ em tổ chức vừa qua tại Hà Nội, bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng: “Trên thực tế, số lượng trẻ em bị bạo lực, xâm hại còn nhiều hơn do trẻ em và gia đình nạn nhân không cung cấp thông tin, tố giác vì e ngại ảnh hưởng; bị thủ phạm đe dọa dùng tiền để hòa giải…
Và không thể không nói tới sự xem nhẹ về quyền trẻ em của một bộ phận người dân và cơ quan chức năng cùng với việc trẻ em ít được quan tâm, giáo dục đầy đủ về nguy cơ, kỹ năng phòng ngừa từ gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội. Một nguyên nhân khác là lỗ hổng pháp lý khi thiếu quy định rõ ràng về hành vi dâm ô, khiêu dâm trẻ em khiến nhiều thủ phạm không bị xử lý thích đáng, thậm chí nhởn nhơ và coi thường pháp luật”.
Ngăn cái ác bắt đầu từ nhận thức
Xâm hại trẻ em là hành vi không thể dung thứ trong đời sống xã hội. Theo nhiều chuyên gia, cần phải thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó phải tăng cường việc thực thi pháp luật, chính sách về trẻ em. Từ góc độ pháp luật, có thể thấy, giải pháp hiệu quả nhất là thực hiện tốt, đầy đủ tất cả chính sách và khung pháp lý mà chúng ta đang có… Nếu cơ quan chức năng làm đúng chức trách, nhiệm vụ của mình thì tình trạng xâm hại trẻ em có thể cải thiện hơn rất nhiều.
Mặt khác, rất cần sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của nhà trường, các tổ chức xã hội, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, các biện pháp phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em thật sự có độ “thấm” để chuyển hóa thành nhận thức và hành động cụ thể.
Để trẻ em không phải trả giá đắt cho những sai lầm, những cách nhìn thiển cận của người lớn thì việc quan trọng là phải thay đổi nhận thức trong mỗi cá nhân.
Là người góp nhiều tiếng nói giá trị trước nạn xâm hại trẻ em, TS Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng: “Trước hết mỗi nạn nhân và gia đình cần dũng cảm tố giác tội phạm để lấy lại công bằng cho chính mình và những trẻ em khác. Cộng đồng xã hội cũng cần vào cuộc mạnh mẽ hơn trong việc phát hiện, tố giác tội phạm, giám sát, kiểm tra thực thi pháp luật liên quan tới quyền trẻ em của cơ quan chức năng.
Và quan trọng không kém là các cơ quan chức năng phải coi việc tìm lại công bằng, đưa ra ánh sáng những vụ việc bạo hành, xâm hại trẻ em là sứ mệnh của mình nhằm bảo vệ các thế hệ tương lai của đất nước. Vấn đề còn là nhận thức về sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội. Bởi luật có đầy đủ đến mấy mà con người thiếu nền tảng giá trị văn hóa thì tệ nạn vẫn cứ xảy ra”.
Ngăn chặn vấn nạn xâm hại trẻ em là vấn đề cấp thiết nhưng không phải câu chuyện ngày một, ngày hai. Như việc xóa bỏ cái xấu, xây dựng những giá trị tốt đẹp, đòi hỏi sự bền bỉ của những nỗ lực không ngừng.Vì các thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần hành động nhiều hơn nữa!
Bảo Minh
Theo GDTĐ
Phòng ngừa xâm hại trẻ em: Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"!
Xâm hại trẻ em, không phải đến bây giờ mới được đề cập song vấn đề này vẫn đang diễn biến phức tạp. Thực tế cho thấy, để phòng ngừa và giảm thiểu xâm hại trẻ em, bên cạnh công tác bảo vệ, can thiệp, hỗ trợ, phòng ngừa của các cấp chính quyền, đoàn thể, gia đình và cộng đồng xã hội là vô cùng quan trọng.
Theo số liệu từ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn có 1.852.454 trẻ em, chiếm 24,9% dân số. Do là đô thị lớn, đông dân, tỷ lệ dân nhập cư tăng nhanh, trong đó có nhiều đối tượng hình sự... nên độ tuổi của trẻ bị xâm hại, đối tượng xâm hại, tính chất, mức độ nghiêm trọng của các vụ việc cũng có những diễn biến phức tạp.
Diễn biến phức tạp
Các hành vi xâm hại trẻ em cần phải được ngăn chặn (Ảnh minh họa)
Qua thống kê, tính từ năm 2015 đến tháng 6/2019, trên địa bàn đã có 322 trẻ em bị xâm hại, trong đó 51 trẻ là nạn nhân của hành vi bạo lực; 29 trẻ bị xâm hại tình dục; 7 trẻ là đối tượng của hành vi mua bán trẻ em.
Ở các địa phương trên địa bàn Hà Nội, tình trạng xâm hại trẻ em dù đã nỗ lực giảm thiểu song vẫn có những phức tạp, khó lường, Theo báo cáo từ Ủy ban Nhân dân huyện Chương Mỹ, từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, trên địa bàn huyện có 15 trẻ em bị xâm hại. Đặc biệt, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, có 8 trẻ bị xâm hại, 1 trẻ tử vong do bị xâm hại.
Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực vào cuộc ngăn chặn tình trạng xâm hại trẻ em. Cụ thể, Thành phố đã ban hành 15 văn bản chỉ đạo, liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống xâm hại trẻ em.
Thành phố cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các địa phương xảy ra các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em nghiêm trọng phải có trách nhiệm báo cáo ngay sau khi vụ việc xảy ra và báo cáo bằng văn bản về kết quả giải quyết chậm nhất sau 3 ngày vụ việc được phát hiện. Công tác hỗ trợ, can thiệp khi trẻ có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại cũng đặc biệt được quan tâm.
Trẻ em trong các vụ việc xâm hại đều được đánh giá, xác định mức độ tổn thương, các vấn đề cần can thiệp hỗ trợ và lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều mô hình như: "Ngôi nhà an toàn", "Cộng đồng an toàn", "Trường học an toàn" và xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em cũng được chú trọng triển khai.
Nhờ những nỗ lực đồng bộ này, đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã; 540/584 xã, phường, thị trấn thuộc Hà Nội đã có quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác trẻ em.
Lo ngại hơn, có tới 14/15 vụ xâm hại trẻ em do chính người thân trong gia đình, người quen gây ra. Thủ đoạn của các hành vi xâm hại ngày một tinh vi, diễn ra trong thời gian dài và chỉ bị phát hiện khi đã xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Địa bàn xảy ra các hành vi xâm hại thường là tại cộng đồng, nhà trường và thậm chí ngay trong chính gia đình của trẻ.
Qua đánh giá của các cơ quan chức năng, mặc dù phương thức thủ đoạn của đối tượng không mới, nhưng do nhận thức, đặc điểm tâm lý còn non nớt... nên trẻ em vẫn là nhóm tuổi dễ bị xâm hại. Cá biệt, có những trường hợp bị xâm hại không tố giác ngay, dẫn tới khó khăn cho công tác điều tra, thu thập chứng cứ.
Bàn về vấn đề xâm hại trẻ em, tại Talkshow "Xâm hại trong học đường" Thạc sĩ Tâm lý Đinh Đoàn cho biết, có rất nhiều biện pháp để phòng chống xâm hại trẻ em, tuy nhiên có thể khẳng định gia đình là chủ thể chịu trách nhiệm trong phòng, chống xâm hại trẻ, thực hiện quyền trẻ em khỏi mọi hình thức bị lạm dụng, xâm hại.
Để bảo vệ an toàn trẻ em, tránh những nguy cơ bị xâm hại, giúp các em yên vui học tập phát triển con người toàn diện, mỗi gia đình phải tăng cường quan tâm con em của mình, phối hợp với nhà trường, các cơ quan chức năng, không ngừng năng cao giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng vệ rủi ro bản thân cho trẻ em và các thành viên trong gia đình.
Cần nhiều nỗ lực
Từ hoạt động bản thân và nghiên cứu thực tiễn, theo Thạc sĩ Tâm lý Đinh Đoàn ngay sau cánh cổng trường học, không ít giáo viên vẫn còn khuyết thiếu những kiến thức cơ bản liên quan. Chẳng hạn, sau nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em, nhiều trường mới cấp tập mời chuyên gia nói chuyện về phòng chống xâm hại tình dục.
Lúc này mới nhận ra rằng, nhiều thầy cô giáo không hề biết cách phòng, chống và các luật liên quan. Hệ lụy nhãn tiền là, học sinh ở các cấp học, do còn non nớt, thiếu khả năng bộc lộ ý chí đúng đắn, thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình, lại trong quan hệ phụ thuộc, tâm lý e sợ thầy cô giáo... dễ trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm. Chính những nguy cơ này cần phải được nhận diện và tìm giải pháp ứng phó.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, hiện nhiều gia đình cho con tham dự các khoá học hè, kỹ năng phòng chống xâm hại... điều này là hết sức cần thiết song vẫn chưa đủ. Bởi, bên cạnh các kiến thức cứng nhắc được truyền tải, các phụ huynh cần trò chuyện với con hàng ngày về các vấn đề pháp luật liên quan, cùng với con giải quyết các tình huống nếu nó chẳng may nảy sinh. Đặc biệt, ngay trong gia đình, cha mẹ cần thường xuyên để mắt, quan tâm, chia sẻ với con em mình để kịp thời nhận thấy những thay đổi tâm, sinh lý cần thiết.
Trên khía cạnh pháp lý, bàn về vấn đề xâm hại trẻ em trong đó có hành vi xâm hại tình dục, theo Luật sư Nguyễn Văn Tú (Giám đốc Công ty Luật Fanci) hiện luật pháp trong lĩnh vực này đang còn nhiều "khoảng trống". Và chính điều này khiến khâu xử lý đối tượng vi phạm còn hạn chế.
Chẳng hạn, Luật Hình sự 2015 nêu rõ các hành vi được coi là nghiêm trọng nhất như: Hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, khiêu dâm thì mới bị xử lý. Nhưng thực tế, trong đời sống tình dục lại có hàng trăm hành vi khác nhau chưa được đưa vào. Đó chính là điểm thiếu, gây nên việc khó kết tội.
Khách quan nhìn nhận, quanh câu chuyện phòng ngừa, xâm hại trẻ em thời gian qua, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã có nhiều nỗ lực vào cuộc. Cụ thể, Thành phố đã ban hành 15 văn bản chỉ đạo, liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Thành phố cũng yêu cầu Ủy ban Nhân dân các địa phương xảy ra các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em nghiêm trọng phải có trách nhiệm báo cáo ngay sau khi vụ việc xảy ra và báo cáo bằng văn bản về kết quả giải quyết chậm nhất sau 3 ngày vụ việc được phát hiện.
Công tác hỗ trợ, can thiệp khi trẻ có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại cũng đặc biệt được quan tâm. Trẻ em trong các vụ việc xâm hại đều được đánh giá, xác định mức độ tổn thương, các vấn đề cần can thiệp hỗ trợ và lập kế hoạch can thiệp, hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhiều mô hình như: "Ngôi nhà an toàn", "Cộng đồng an toàn", "Trường học an toàn" và xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em cũng được chú trọng triển khai. Nhờ những nỗ lực đồng bộ này, đến nay, 30/30 quận, huyện, thị xã; 540/584 xã, phường, thị trấn thuộc Hà Nội đã có quyết định thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo công tác trẻ em. Tính đến hết tháng 6/2019, trên địa bàn có 1.694 cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Rõ ràng, trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa của Hà Nội, trước sự phát triển như vũ bão của thế giới công nghệ số đã và sẽ tiếp tục tác động rất lớn tới tư duy, nhận thức, quan điểm, hành vi, đạo đức, lối sống của cả người lớn và trẻ em, cả mặt tích cực và tiêu cực... thì sự nỗ lực vào cuộc của Hà Nội là đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, để được hiệu quả cao nhất, ngoài sự nỗ lực của các cấp chính quyền, của gia đình, thì việc phòng ngừa, chống xâm hại trẻ em rất cần sự chung tay của cả cộng đồng. Có như vậy mới góp phần giảm bớt các vụ xâm hại trẻ em, không để tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp hơn không chỉ ở Hà Nội mà ở tất cả các địa phương khác trên cả nước.
Luyện Đinh
Theo laodongthudo
Tại sao Quốc hội giám sát tối cao việc phòng, chống xâm hại trẻ em? Sáng nay (10/6), với 92,15% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2020, theo đó tại kỳ họp thứ 9 năm 2020, Quôc hôi sẽ giam sat tối cao chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em. Quốc hội biểu quyết thông qua Chương trình...