Phòng chống virus Vũ Hán: BS Phạm Nguyên Quý chỉ ra hậu quả tệ hại khi hắt xì lấy bàn tay che mũi, miệng
Đây là nội dung cực kỳ quan trọng, liên quan tới lịch sự khi ho, hắt hơi mà nhân viên y tế phải hướng dẫn cho bệnh nhân có triệu chứng cúm.
Phòng chống virus Vũ Hán: BS Phạm Nguyên Quý chỉ ra hậu quả tệ hại khi hắt xì lấy bàn tay che mũi, miệng
Bệnh viêm phổi cấp tính do chủng virus mới thuộc họ Corona (nCoV) đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới những ngày vừa qua. Được cho là khởi phát từ Vũ Hán từ cuối tháng 12 năm 2019, bệnh truyền nhiễm này đã lan đi nhanh chóng ra nhiều thành phố khác, được ghi nhận đã xuất hiện ở Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và cả Mỹ. Ngày 23 tháng 1 năm 2020 vừa qua, các bác sĩ ở bệnh viện Chợ Rẫy cũng vừa báo cáo phát hiện 2 người Trung Quốc nhiễm virus này tại Việt Nam.
Sự xuất hiện của bệnh truyền nhiễm mới này làm người ta dễ liên tưởng đến đại dịch gây ra bởi 2 chủng coronavirus “đình đám” gần đây. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (Severe Acute Respiratory Syndrome, SARS) năm 2003 đã làm 8098 người nhiễm bệnh, 774 người tử vong, trong khi hội chứng hô hấp Trung Đông (Middle East respiratory syndrome, MERS) năm 2012 đã làm 2494 người nhiễm bệnh, 858 người tử vong. Thiệt hại tài chính toàn cầu được ước tính lên tới vài chục tỉ USD.
Số ca mắc phải và tỷ lệ tử vong thực sự do virus mới này vẫn chưa được biết rõ, nhưng nhiều chuyên gia nói rằng những phương pháp hạn chế lây lan “kinh điển” vẫn là cách then chốt giúp chấm dứt dịch bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các bước cần lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh như Hình 1 bên dưới, cụ thể bao gồm:
TS. BS Phạm Nguyên Quý (BV Đại học Kyoto, Nhật Bản)
- Rửa tay với xà phòng và nước hoặc chà tay bằng chế phẩm chứa cồn
- Che mũi và miệng khi ho, hắt xì bằng khăn/giấy dùng 1 lần hoặc khuỷu tay gập lại
- Tránh tiếp xúc với người có dấu hiệu/triệu chứng như cảm lạnh, cảm cúm
Video đang HOT
- Nấu chín kỹ thịt và trứng
- Không tiếp xúc với động vật hoang dã hoặc gia cầm/gia súc sống mà không có phương tiện phòng hộ
Hình 1. Những phương cách giúp giảm nguy cơ lây nhiễm virus Corona.
Trong hướng dẫn này, nội dung số 2 là việc mà nhiều người có thể còn khó hiểu: “Che mũi và miệng khi ho, hắt xì bằng khăn/giấy dùng 1 lần hoặc khuỷu tay gập lại”. Vì sao nên làm như vậy?
Hắt hơi và ho là hai triệu chứng rất hay gặp khi bị cảm lạnh, cảm cúm. Đó là phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp tống khứ “kẻ xâm lược” (trong trường hợp này là virus) ra ngoài. Tuy nhiên, ho và hắt hơi có thể làm virus phát tán xa rộng hơn, và chúng ta cần làm đúng cách để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan cho nhiều người khác.
Đây là nội dung cực kỳ quan trọng, liên quan tới lịch sự khi ho/hắt hơi mà nhân viên y tế phải hướng dẫn cho bệnh nhân có triệu chứng cúm. Thật vậy, một số nghiên cứu và thí nghiệm trực quan trên truyền hình ( video clip bên dưới) đã cho thấy “hậu quả” rõ rệt của những cách hắt hơi khác nhau.
Hắt hơi không hề che chắnĐây là cách làm… thô lỗ nhất. Hắt hơi không che tay sẽ làm “bắn mầm bệnh” tán loạn, xa 3-4 m sang nhiều chỗ khác, nơi virus có thể sống trong nhiều tuần cho đến khi nhiễm tiếp vào người khác.
Hắt hơi với tay che miệngMặc dù đây là cách phổ biến, tốt hơn “là không làm gì” để virus không bắn khắp nơi, một lượng mầm bệnh sẽ vẫn văng ra và có thể xa tới 1-1.2 m. Cách làm này còn tệ hơn nếu bạn không chà rửa tay sạch sẽ ngay sau đó; vì mầm bệnh trong tay bạn sẽ dính tiếp vào máy tính, điện thoại, tay nắm cửa,… hoặc dính trực tiếp lên người khác khi bắt tay.
Vì thế, nếu bạn dùng tay để chặn mầm bệnh, hãy nhớ rửa tay ngay, sạch sẽ bằng xà phòng; tốt hơn là cọ xát dưới vòi nước trong ít nhất 30 giây. Sử dụng chất khử trùng tay không thay thế cho việc rửa tay này.
Hắt hơi trong khăn giấy Dùng khăn giấy “bắt virus” sau đó vứt đúng chỗ là cách tốt nhất để ngăn virus lây lan. Bạn cũng cần rửa tay sau đó để việc “đạt điểm 10″ cho phép lịch sự giúp ngăn ngừa lây bệnh.
Hắt hơi với tay áo che miệngKhi không có khăn giấy ngay bên cạnh, việc sử dụng tay áo (tay dài) của bạn là một cách tốt để “bắt virus”. Như video bên dưới, khi hắt hơi với khuỷu tay gập lại, mầm bệnh ít văng xa (15-20cm) và rủi ro truyền nhiễm cũng sẽ nhỏ hơn. Mặc dù đây không phải là cách tốt nhất để ngăn vi trùng lây lan, các chuyên gia cho rằng nó tốt hơn là dùng tay vì bạn sẽ ít dùng phần tay áo này chạm vào các đồ vật hoặc người khác. Tuy nhiên, cần chắc chắn là bạn dùng phần lớn tay áo để che mũi và miệng (nếu không mầm bệnh vẫn bắn ra xa như thuờng!) và… thay áo đi giặt ngay khi có thể.
Hi vọng phần trình bày trên giúp bạn đọc hiểu thêm lý do mà WHO khuyến cáo về cách ho/hắt hơi giúp giảm nguy cơ lây bệnh (Hình 2).
Hình 2. Cách ho và hắt xì “tốt”: A.Dùng khăn giấy che miệng và mũi. B.Dùng mặt trong khủy tay khi mặc áo tay để dài che miệng và mũi
Tuy nhiên, từ “lời khuyên” tới thực tế là một khoảng cách lớn. Theo một khảo sát tại Mỹ năm 2014 trên 383 sinh viên, hầu hết có thói quen che miệng bằng tay (53.3%) hoặc không hề che gì (23.5%)! Tỉ lệ ho/hắt hơi như khuyến cáo là ít hơn 25%.
Dù thay đổi thói quen là một việc khó, nếu mỗi người trong chúng ta đều cố gắng tuân thủ các khuyến cáo nói trên, nhất là giữ lịch sự khi ho/hắt hơi, chúng ta sẽ tạo và giữ được phòng tuyến vững chắc trong cộng đồng, giúp giảm thiểu thiệt hại về người và của do mầm bệnh mới.
Theo PV/TTVN
Phát hiện nguồn gốc của coronavirus chủng mới từ Trung Quốc
Thì ra coronavirus chủng mới của Trung Quốc là một loại lai giữa virus rắn và dơi.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy tổ tiên gần nhất của coronavirus chủng mới. Thì ra đó là virus của dơi và rắn. Rõ ràng, trong cơ thể của rắn, chúng đã hình thành một giống lai có protein bề mặt mới, và chính vì thế có thể lây nhiễm tế bào người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Medical Virology.
Đâu là nguồn lây nhiễm?
Các nhà chức trách cho rằng nguồn lây nhiễm là chợ hải sản ở Vũ Hán, nơi xác định những ca nhiễm bệnh đầu tiên. Ngoài hải sản, cừu, thỏ và rắn cũng được bán trong những khu chợ này. Do nhiều loại virus trước đây (bao gồm cả ebolavirus và virus SARS) đến từ dơi, các nhà khoa học cho rằng một trong những động vật được bán trên thị trường Vũ Hán đã trở thành một bước trung gian cho một loại coronavirus giữa dơi và người.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc do ông Xingguang Li từ Đại học Sinh học Vũ Hán dẫn đầu đã cố gắng làm rõ nguồn gốc của coronavirus chủng mới. Họ đã thu thập năm bộ gen 2019-nCoV và so sánh chúng với 271 chuỗi coronavirus đã được biết đến từ các vật chủ khác nhau (người và động vật) từ khắp nơi trên thế giới. Sau khi xây dựng một cây phát sinh gen coronavirus, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các loại virus mới này là đơn loài, nghĩa là chúng đến từ một tổ tiên chung và điều này đã xảy ra khoảng hai năm trước.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng 2019-nCoV đặc biệt khác với họ hàng của nó ở một nơi trong bộ gen - có lẽ, sự tái tổ hợp đã diễn ra giữa coronavirus của dơi và một loại virus nào đó khác. Phần này của bộ gen mã hóa một glycoprotein bề mặt, loại protein có các gốc carbohydrate, nhờ đó virus bám vào một thụ thể trên bề mặt tế bào trước khi xâm nhập vào trong.
Để xác định xem virus dơi có thể mượn một phần của bộ gen từ đâu, các nhà khoa học đã so sánh tần suất sử dụng các codon đồng nghĩa trong các loại coronavirus khác nhau gây nhiễm cho marmots, nhím, chim, dơi, người và các vật chủ khác. Vì mã di truyền là dư thừa, hầu hết các axit amin có thể được mã hóa theo nhiều cách, và theo quy luật, cơ thể có một phương pháp ưu tiên. Mảnh lạ trong bộ gen 2019-nCoV xét về mức "ưu tiên" của mình là gần nhất với coronavirus của rắn Trung Quốc.
Như vậy, các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra kịch bản như sau: dơi lây coronavirus cho rắn, và trong cơ thể chúng hai loại virus này trao đổi các phần cho nhau. Kết quả là, khoảng hai năm trước đã xuất hiện virus lai 2019-nCoV, vào tháng 12 năm 2019 loại virus này xâm nhập vào cơ thể người. Các nhà nghiên cứu cho rằng, vật chủ là hai loại rắn: rắn cạp nia Bắc và rắn hổ mang Trung Quốc. Giả thuyết này xem ra có cơ sở vì cả hai loại rắn này đều được bán trên thị trường thủy sản Vũ Hán.
Bùng phát bệnh coronavirus ở Trung Quốc 2019-2020
Vào cuối tháng 12, tại Trung Quốc đã xảy ra đợt bùng phát bệnh viêm phổi mà theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh là coronavirus chủng mới. Theo thông tin mới nhất, 17 người chết vì căn bệnh này. Các ca nhiễm bệnh khác cũng đã được ghi nhận ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Thái Lan.
Theo danviet.vn
Ai là người chịu trách nhiệm nếu 218 vị khách Vũ Hán đến Đà Nẵng bị nhiễm Corona? Một đoàn 218 khách du lịch từ Vũ Hán, Trung Quốc, nhập cảnh Đà Nẵng ngày 22/1, dự kiến về nước ngày 27/1 tức mùng 3 Tết. Giả sử các đoàn khách Trung Quốc này có mắc bệnh và lây lan từ Đà Nẵng, Nha Trang... rồi lan khắp Việt Nam thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Số khách này nhập cảnh theo...