Phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác của BCĐ phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/ CP) và BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình khẳng định .
Trong 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù bị tác động rất bất lợi của đại dịch Covid-19, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành chủ động quyết liệt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng với sự hưởng ứng, ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, tốc độ phát triển trên các lĩnh vực cơ bản đã được duy trì.
Các hoạt động kiểm tra việc dừng, giảm quy mô tổ chức lễ hội do tác động của dịch Covid-19 đã được Bộ VHTTDL triển khai mạnh mẽ trong những tháng đầu năm
Trong những thành tích nổi bật, kết quả thực hiện “Phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL” 6 tháng đầu năm cũng đã ghi nhiều dấu ấn.
Tăng cường thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm
Báo cáo tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm của BCĐ 138/CP đánh giá, 6 tháng đầu năm, các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai quyết liệt các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và BCĐ 138/CP về phòng, chống tội phạm. Qua đó, răn đe và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong việc tuân thủ pháp luật nói chung và các quy định về phòng, chống dịch; góp phần vào thành quả chung của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 thời gian qua.
Trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, báo cáo của Bộ VHTTDL cho biết, 6 tháng đầu năm, công tác phòng ngừa tội phạm tiếp tục được tăng cường mạnh mẽ. Bộ đã ban hành Quyết định về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL” năm 2020. Đồng thời, chỉ đạo toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực VHTTDL, nâng cao chất lượng, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ngành và hoạt động phòng, chống tội phạm trong xây dựng GĐVH, Làng, thôn, ấp, bản, Tổ dân phố văn hóa. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục hệ thống pháp luật về VHTTDL được tăng cường với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng, góp phần mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế vi phạm pháp luật thông qua Phong trào TDĐKXDĐSVH.
Bộ VHTTDL đã phối hợp cùng các Bộ, ngành tổ chức triển khai các nhiệm vụ nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống, phát triển các ngành nghệ thuật, xây dựng GĐVH, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống, phát triển thể chất thông qua các hoạt động văn hóa tại các thiết chế văn hóa đa dạng từ TƯ đến địa phương như: phim ảnh, ca nhạc, sân khấu, mỹ thuật, văn nghệ dân gian, phong tục tập quán, lễ hội…
Video đang HOT
Cũng trong những tháng đầu năm, toàn ngành VHTTDL đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng để hướng tới xây dựng ý thức tập thể trong con người, giáo dục tinh thần đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung; chú trọng xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, tạo môi trường xã hội an toàn, lành mạnh và ổn định”. Theo ông Lương Đức Thắng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH, Thành viên Tổ giúp việc BCĐ 138/CP của Chính phủ về phòng, chống tội phạm, phòng, chống mua bán người và ma túy, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở thông qua việc xây dựng và thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH đã và đang thu được những thành tựu khả quan, góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước, trong đó có nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
Báo cáo của Bộ VHTTDL cũng cho biết, trong những tháng đầu năm 2020, công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính tiếp tục được đẩy mạnh, tăng cường tính răn đe và giảm thiểu những vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL. Cụ thể, Thanh tra Bộ đã triển khai 3 đoàn thanh tra hành chính và phòng, chống tham nhũng tại 3 đơn vị thuộc Bộ. 10 đoàn thanh tra chuyên ngành được triển khai, với 8 đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội; 2 đoàn thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tại 37 tổ chức.
Về kết quả xử lý vi phạm hành chính, 6 tháng đầu năm 2020, Bộ VHTTDL đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 15 tổ chức, tổng số tiền xử phạt gần 380 triệu đồng. Trong đó, xử phạt trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với 10 tổ chức với tổng số tiền phạt là 300 triệu đồng; xử phạt trong lĩnh vực du lịch đối với 4 tổ chức với số tiền phạt 65 triệu đồng; xử phạt trong lĩnh vực thể thao đối với 1 tổ chức với số tiền phạt 7,5 triệu đồng.
Đẩy mạnh tuyên truyền
Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác của BCĐ phòng chống tội phạm của Chính phủ (BCĐ 138/ CP) và BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) nhấn mạnh, trong những tháng qua, về công tác phòng, chống tội phạm đã tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề phát sinh, gây bức xúc trong nhân dân; ban hành nhiều chủ trương, văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành cùng tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm. Qua đó, kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm và trật tự xã hội, góp phần kéo giảm 8,4% số vụ tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống tội phạm vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Trong các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2020, nhằm khắc phục những vấn đề hạn chế về công tác phòng chống tội phạm trong hoạt động VHTTDL, Bộ VHTTDL đã nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền. Theo Văn phòng Thường trực BCĐTƯ Phong trào TDĐKXDĐSVH, tuyên truyền nâng cao nhận thức là nhiệm vụ và cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong hoạt động VHTTDL” trong thời gian tới.
Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai là công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật tiếp tục được đẩy mạnh trong các lĩnh vực: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, hoạt động quảng cáo; quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch; công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
“Phối hợp với BCĐ 138/CP và BCĐ Phong trào TDĐKXDĐSVH ở TƯ và các địa phương tuyên truyền sâu rộng về phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong xây dựng GĐVH, Làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa…”, Bộ VHTTDL nhấn mạnh.
Bộ Công Thương: 'Cao tốc EVFTA' đã sẵn sàng thông xe
Bộ Công Thương nêu sáu giải pháp để EVFTA đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.
Ngày 6-8, Hội nghị trực tuyến về "Triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA)" do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì đã diễn ra.
Hội nghị trực tuyến về "Triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Liên minh châu Âu (EVFTA)". Ảnh: AH
Tại hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: "Nếu EVFTA được ví như con đường cao tốc cho việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thì ngày hôm nay chúng ta đã tự tin sẵn sàng thông xe cho con đường đó. Từ đó, nó sẽ giúp cho các phương tiện lưu thông trên đó là doanh nghiệp và nền kinh tế vận hành một cách thuận lợi, thông suốt và hiệu quả hơn".
Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương kiến nghị sáu giải pháp cụ thể để việc triển khai hiệp định được hiệu quả.
Tuyên truyền về EVFTA cần đi trước và đa dạng
Giải pháp đầu tiên, ông nhấn mạnh về công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và Hiệp định EVFTA nói riêng cần phải đa dạng hơn. Đặc biệt, cần nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, chuyên gia có kiến thức sâu về các FTA và EVFTA. Có như vậy mới có thể quán triệt và thống nhất cao về nhận thức trong việc thực thi đầy đủ và hiệu quả các cam kết của Hiệp định.
"Mặc dù thời gian qua chúng ta đã làm khá mạnh và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên cần nhìn nhận thẳng thắn rằng chúng ta có thể làm tốt hơn nữa để các doanh nghiệp (DN), cơ quan quản lý và người dân hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu rõ về các nội dung của các FTA nói chung và EVFTA nói riêng" - ông nói.
Giải pháp thứ hai, ông cho rằng cần phải tích cực đẩy mạnh công tác cải cách hành chính với phương châm tạo thuận lợi tối đa cho DN, không có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế.
Về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh, lãnh đạo Bộ Công Thương nhận định đây là bài toàn hóc búa mà chúng ta đã nhận thấy và gặp phải từ rất lâu. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN, ông kiến nghị cần phải tiếp tục khuyến khích, đầu tư nhiều hơn vào phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để giải tỏa những nút nghẽn về nguồn nguyên liệu đầu vào.
Đồng thời, cần có những hỗ trợ thiết thực và hiệu quả hơn cho DN trong việc quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm đầu ra.
"Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng và củng cố các ngành sản xuất đủ năng lực để cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu, từ đó đứng vững trên sân nhà và từng bước thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá.
Phát triển phải gắn với bảo vệ môi trường
Giải pháp thứ tư, ông Trần Tuấn Anh cho rằng những FTA thế hệ mới như CPTPP hay EVFTA luôn có những cam kết cao về phát triển bền vững, cụ thể là gắn việc phát triển sản xuất và thương mại với các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh "Cao tốc EVFTA" đã sẵn sàng thông xe. Ảnh: AH
Theo đó, các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là những mặt hàng có nguồn gốc, đầu vào từ tự nhiên như thủy sản hay sản phẩm gỗ cần phải đáp ứng được các quy định về truy xuất nguồn gốc. Chính vì vậy, lãnh đạo ngành Công Thương kiến nghị cần có những biện pháp nâng cao nhận thức của người nông dân và doanh nghiệp sản xuất, nhưng mặt khác cũng cần có những giải pháp, chế tài cụ thể đối với những hành vi vi phạm các quy định về đánh bắt và khai thác nguồn tài nguyên trái phép.
Giải pháp thứ năm là phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh cho hàng hóa của cả hai bên. Cũng như các FTA khác, Hiệp định EVFTA được xây dựng trên nguyên tắc có đi có lại và cân bằng lợi ích của cả hai bên. EU xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa của chúng ta có cơ hội lớn hơn trong việc xuất khẩu sang thị trường EU thì ngược lại chúng ta cũng phải có nghĩa vụ mở cửa thị trường của mình cho hàng hóa của châu Âu.
"EU có cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa mang tính bổ trợ với Việt Nam và do vậy không trực tiếp cạnh tranh với hàng hóa cùng phân khúc của chúng ta. Cũng chính vì thế, những mặt hàng mà EU có thế mạnh khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam như máy móc, thiết bị... sẽ giúp hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước giảm giá thành và nâng cao năng lực sản xuất, từ đó tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh tốt hơn" - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định.
Thủ tướng Chính phủ nêu 6 vấn đề để thực thi hiệu quả EVFTA Sáng 6-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến Triển khai kế hoạch thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Chính phủ. Tham dự tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có...