Phòng, chống tham nhũng: Vẫn nhiều lúng túng
Thu hồi tài sản tham nhũng là mục tiêu cuối cùng và cũng là nhiệm vụ đầu tiên trong phòng, chống tham nhũng để trả lại nguồn lực cho Nhà nước và cảnh báo, hạn chế việc đạt được mục đích kinh tế của tội phạm tham nhũng.
Số liệu đưa ra tại Hội thảo trước đối thoại phòng, chống tham nhũng (PCTN) lần thứ 13 “Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam” do Thanh tra Chính phủ tổ chức sáng qua (28/10) cho thấy, thu hồi tài sản tham nhũng (TN) vẫn là một thách thức lớn trong công cuộc PCTN ở nước ta.
“Thước đo” bị hụt…
TS.Nguyễn Thanh Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế (Bộ Tư pháp) cho biết, Bộ luật Hình sự (BLHS) qui định tài sản bị tịch thu phải là tài sản liên quan trực tiếp đến tội phạm, nhưng thực tế tài sản do TN mà có thường được các đối tượng phạm tội cất giấu, chuyển hình thức sở hữu như chuyển cho người thân, “rửa” qua các hoạt động kinh tế…
Còn ông Nguyễn Văn Ngọc – Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) phản ánh, tội phạm rửa tiền là tội phạm phái sinh từ tội phạm TN thường chấp nhận mất đi một số tiền nhỏ để mua chuộc các cơ quan tố tụng, giám sát tài chính để “bảo toàn” số tiền lớn còn lại là hợp pháp nên khó thu hồi tài sản TN.
Từ đó, ông Ngô Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Chống TN (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, thu hồi tài sản TN chưa hiệu quả vì hiện mới tập trung thu hồi tài sản TN mà chưa chú ý thu hồi tài sản, lợi ích phái sinh từ tài sản TN.
Video đang HOT
Anh minh hoa
Phòng, chống tham nhũng: Để “diệt chuột”, vỡ “bình quý” cũng không tiếc!
Mặt khác, dù có nhiều nỗ lực nhưng số tiền TN bị thu hồi vẫn rất ít so với số tiền, tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án TN, như báo cáo của Chính phủ về công tác PCTN năm 2014 thì tỷ lệ tài sản thu hồi chỉ đạt 22,3%. TS.Trương Minh Mạnh – Phó Vụ trưởng Vụ 1 (VKSNDTC) phản ánh, số tiền, tài sản Tòa án tuyên phạt các bị cáo trong các vụ án TN phải bồi thường rất lớn, nhưng thực tế khả năng thi hành án, thu hồi số tiền này là không nhiều và phải thực hiện trong nhiều năm.
Thực tế xử lý các vụ án TN thời gian qua cho thấy, một nguyên nhân quan trọng nữa dẫn đến thực trạng khó thu hồi tài sản TN là do một số trường hợp người phạm tội cho dù có khai nhận, nộp lại tài sản TN thì vẫn phải chịu mức án cao nên họ chấp nhận hình phạt, không chịu khai báo, che giấu tài sản TN để hưởng lợi.
Để đảm bảo không bỏ lọt tài sản do TN hoặc phái sinh từ tài sản TN, ông Nguyễn Văn Ngọc kiến nghị thay đổi nghĩa vụ chứng minh trong các vụ án TN, yêu cầu các đương sự trong các vụ án TN chứng minh tính hợp pháp của tài sản dự kiến bị tịch thu do nghi ngờ liên quan đến TN và xem xét thực hiện cơ chế thu hồi tài sản không qua xét xử.
Báo cáo về PCTN 2014: Sao tội phạm tham nhũng bị… tâm thần nhiều thế?
Dịch vụ công “không phong bì” để phòng, chống tham nhũng
Nguồn thông tin quan trọng để phát hiện và xử lý TN là từ người dân. Nhưng khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) cho thấy, không có nhiều người dân muốn tố cáo TN vì nhiều nguyên nhân, trong đó quan trọng nhất là họ không thấy thông tin của mình được xử lý triệt để, có hiệu quả. Ông Jairo Acuna-Alfaro – Cố vấn chính sách, quản trị công và PCTN (UNDP) cho rằng, người dân chỉ muốn thấy kết quả tố cáo có được xử lý triệt để không, thông tin của họ về tham nhũng có được tôn trọng, xem xét nghiêm túc hay không. “Đó là độ tin cậy của người dân đối với cơ quan PCTN, quyết định đến sự tích cực của người dân tham gia PCTN”.
Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cảnh báo: “Nếu người dân không tin tưởng vào công tác PCTN, không tham gia PCTN thì dù phòng ngừa bao nhiêu cũng không có hiệu quả. Nếu người dân tố cáo nhưng đối tượng bị tố cáo không bị làm sao, thậm chí “lên cao hơn” sẽ khiến người dân sợ hãi, không tố cáo TN. Chỉ khi người dân thấy hậu quả đánh vào kẻ TN chứ không phải người tố cáo TN thì mới tích cực tham gia PCTN”.
Theo đại diện UNDP: “Phải thận trọng trong khen thưởng đối với việc tố cáo TN. Để không thể thưởng sai cho những hành vi không mong muốn, nên có cơ chế khuyến khích tố cáo TN không đề cập đến vật chất mà cơ chế khuyến khích là cung cấp dịch vụ công không còn nhũng nhiễu, không đòi phong bì”.
Theo Pháp luật Việt Nam
Ném đá xe khách qua QL 1A chỉ vì bị... đèn pha soi vào mặt
Các đối tượng ném đá vào xe khách lưu thông trên QL 1A ngày 20/10 khai nhận động cơ là do bị đèn xe đi ngược chiều rọi vào mặt.
Liên quan đến vụ việc 3 xe khách của Nhà xe Cô Hai (TP.HCM) bị nhóm thanh niên ném đá khi đang chạy trên quốc lộ 14 (hướng Đắk Nông - TP.HCM), tin tức từTTXVN cho hay, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Song đã bắt được 2 đối tượng.
Theo đó, vào ngày 21/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Đắk Song đã bắt khẩn cấp đối tượng Phan Văn Thắng và Nguyễn Văn Ngọc (sinh năm 1994) cùng trú tại xã Đắk Hòa, huyện Đắk Song để điều tra làm rõ về hành vi cố tình làm hư hỏng tài sản. Cảnh sát cũng làm rõ 3 đối tượng khác có liên quan.
Tin tức điều tra ban đầu của Công an huyện Đắk Song được báo VOV thông tin thêm, vào khoảng 1h sáng 20/10, Ngọc, Thắng cùng Trần Văn Huy và Đậu Văn Hùng, trú tại xã Đức Minh, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đi xe máy trên Tỉnh lộ 2 từ hướng huyện Đắk Mil về Đắk Song.
Khi đến đoạn đường thuộc thôn 3 xã Đắk Hòa-Đắk Song, Ngọc và Thắng gặp xe ôtô khách biển số 51B-04182 (của nhà xe Cô Hai) do anh Nguyễn Thanh Sơn điều khiển. Bị xe đi ngược chiều chiếu đèn vào mặt, Ngọc ngồi sau xe máy cầm một cục đá ném vào kính xe ôtô làm kính chắn gió bị vỡ.
Hai đối tượng ném đá xe khách tại cơ quan điều tra (Ảnh VOV).
Bị ném đá, anh Sơn dừng xe và gọi điện thoại cho đồng nghiệp ở xe khác đang đi cùng chiều phía sau để phối hợp vây bắt các đối tượng.
Bị truy đuổi, Huy, Ngọc, Thắng và Hùng bỏ chạy, để lại chiếc xe mô tô biển kiểm soát 48E1- 11809; sau đó huy động các đối tượng khác chốt chặn và tiếp tục dùng đá và gậy gộc ném lên xe khách, làm vỡ kính, gây ách tắc giao thông trên QL14.
Nhận được tin báo, Công an huyện Đắk Song đã triển khai lực lượng có mặt tại hiện trường tổ chức điều tra, truy bắt các đối tượng có liên quan. Sáng 20/10, Công an huyện Đắk Song đã triệu tập các đối tượng trên về trụ sở để điều tra, làm rõ về hành vi ném đá xe khách lưu thông trên đường.
Theo Vietbao
Xử "đại án" tham nhũng-tín hiệu đỏ với các quan tham Việc đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng lớn đã lấy lại được lòng tin của dân; cho thấy pháp luật được thực thi nghiêm minh. Nhưng "đại án" tham nhũng được đưa ra xét xử vừa qua đã và đang dấy lên lòng tin của người dân vào quyết tâm chống "giặc nội xâm" của Đảng, được ví như "quả...