Phòng chống tham nhũng, sao không kiểm soát ‘doanh nghiệp sân sau’?
Đối tượng ở khu vực tư đang tiếp tay cho tham nhũng ở khu vực công chính là các doanh nghiệp sân sau, cần phải được đưa vào đối tượng kiểm soát.
Tại Quốc hội sáng nay, sau khi Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận, tranh luận về dự án Luật này.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) đồng tình với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) ra khu vực tư nhưng không đồng tình với việc đưa các doanh nghiệp đại chúng vào danh sách kiểm soát vì những doanh nghiệp này có rất đông cổ đông bị kiểm soát và phải cáo bạch trên TTCK nên rất khó tham nhũng.
Đại biểu Hoàng Văn Cường phát biểu tại Quốc hội.
“Đối tượng ở khu vực tư đang tiếp tay cho tham nhũng ở khu vực công chính là các doanh nghiệp sân sau. Đấy mới là đối tượng chính cần kiểm soát, mà lại không được đề cập đến ở đây.
Tôi đề nghị phải có quy định đối tượng cần kiểm soát là doanh nghiệp tư có quan hệ về kinh tế như cung cấp, mua bán tài sản, dịch vụ cho khu vực công, phải kiểm soát bằng hình thức kiểm toán công khai tài chính 3 năm vào năm trước, năm sau và năm có nảy sinh giao dịch mua bán. Kiểm soát những việc này giống như minh bạch với doanh nghiệp nhà nước.
Video đang HOT
Nhiều nước trên thế giới, người ta kiểm toán đồng tiền theo dòng đi của đồng tiền đó từ ngân sách đi đến cùng chứ không phải là có hoá đơn chứng từ của doanh nghiệp là đủ. Tôi đề nghị, khi kiểm toán, phải đi đến cùng, theo dấu vết của tiền, có đúng những yếu tố, vật tư, nguyên liệu… hay chỉ đúng trên chứng từ”, đại biểu Cường nhấn mạnh.
Ông cũng khẳng định xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt chính là một cách gây khó khăn cho những kẻ tham nhũng.
“Hoạt động không dùng tiền mặt bây giờ rất phổ biến. Tôi đề nghị, ở khoản 2 điều 29, Chính phủ phải có biện pháp tài chính và công nghệ, để quy định các giao dịch có liên quan đến tiền vốn, tài sản, ngân sách Nhà nước đều phải thực hiện không dùng tiền mặt. Việc này sẽ góp phần phòng chống tham nhũng, đồng thời có tác động tích cực khuyến khích doanh nghiệp gia đình chuyển thành doanh nghiệp kinh doanh có hoá đơn chứng từ”.
Về trách nhiệm của cơ quan phòng chống tham nhũng, vị đại biểu Hà Nội đề nghị bổ sung trong điều 32 trách nhiệm của cơ quan kiểm soát tài sản khi không phát hiện được tài sản kê khai có nguồn gốc bất minh giống như trách nhiệm với thanh tra, kiểm toán.
Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho rằng khen thưởng với người phản ánh, tố cáo tham nhũng hiện tại quá chung chung, không xứng đáng với người đứng lên phòng chống tham nhũng vốn chịu thiệt thòi rất nhiều, mất công sức, mất việc, liên luỵ tới gia đình, thiệt hại kinh tế rất lớn. Do đó, cần quy định rất rõ chế độ khen thưởng cho người tố cáo tham nhũng để bù đắp cho họ.
Ông cũng nêu quan điểm, với tài sản không kê khai, cố tình che giấu, gian dối, phải xử lý thật nghiêm khắc. Còn đối với tài sản kê khai nhưng không chứng minh được nguồn gốc mà cơ quan quản lý nghi ngờ song cũng không chứng minh được đó là tài sản bất minh, thì phải chuyển cho cơ quan điều tra.
DUY THÀNH
Theo VTC
Quy định về kê khai tài sản đang tạo kẽ hở cho tham nhũng
Thảo luận về dự thảo luật Phòng chống tham nhũng tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách ngày 6.9, nhiều đại biểu cho rằng những quy định về đối tượng và nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập chưa hiệu quả, thậm chí đang tạo ra kẽ hở cho tham nhũng.
Bà Lê Thị Nga trình bày báo cáo tại hội nghị QUANG KHÁNH
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau về dự thảo luật phòng chống tham nhũng (PCTN) sửa đổi của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp QH, cho biết tiếp thu ý kiến đại biểu QH (ĐQBH), UBTVQH đề nghị giữ quy định về mở rộng phạm vi đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản như dự thảo đã trình tại kỳ họp thứ 5, đồng thời bổ sung thêm đối tượng kê khai lần đầu là sĩ quan quân đội và công an.
Theo đó, điều 35 dự thảo luật quy định 4 đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản, gồm: cán bộ, công chức; sĩ quan quân đội nhân dân, sĩ quan công an nhân dân; người giữ chức vụ phó trưởng phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước, người giữ chức danh quản lý từ phó trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp nhà nước; người ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND.
Phải kê khai tài sản của cha mẹ, con đã thành niên?
Góp ý về việc kê khai, ĐB Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho rằng mặc dù dự thảo mở rộng đối tượng phải kê khai, nhưng về nghĩa vụ kê khai, việc dự thảo chỉ yêu cầu kê khai tài sản, thu nhập của mình, của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên là quá hẹp. Ông Vượt đề nghị phải mở rộng việc kê khai đối với con đã thành niên, cha mẹ, anh chị em ruột của cán bộ. Theo ông, thực tiễn cho thấy tại nhiều địa phương, nhân dân đều biết bố mẹ, ông bà của cán bộ bỗng dưng sở hữu nhiều dự án, nhiều tài sản hàng chục tỉ, biệt phủ, xe sang; nhiều cậu ấm, cô chiêu dù còn rất trẻ nhưng vẫn có những dự án "khủng" bất chấp dư luận. Cùng quan điểm, ĐB Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) cho rằng quy định về nghĩa vụ kê khai là một lỗ hổng trong pháp luật PCTN hiện nay.
Tuy nhiên, một số ĐB lại không đồng tình với đề xuất mở rộng nghĩa vụ kê khai tài sản đến bố mẹ, con đã thành niên, vì không khả thi và không phù hợp với quy định của pháp luật. ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) nêu vấn đề: Nếu kê khai lần đầu thì những năm tiếp theo có kê khai không? Bố mẹ ở quê, con cái đi công tác thì làm sao biết tài sản tăng thêm hay giảm đi? Đặc biệt, nếu phát hiện kê khai không trung thực thì tòa có thu hồi được tài sản của những người này không vì đó là tài sản của công dân.
Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cũng cho rằng đề xuất mở rộng nghĩa vụ kê khai đối với cha mẹ, anh chị em và con đã thành niên với mục tiêu ngăn chặn chuyển dịch tài sản cho các đối tượng này là tốt, nhưng thực thi thì rất khó khăn. Ông Khái tính toán, với số lượng người phải kê khai hiện nay là hơn 1,1 triệu người, nếu mở rộng sang các đối tượng này nữa thì số lượng sẽ tăng gấp 7 lần.
Đề xuất tòa án quyết định tài sản bất minh
Một vấn đề khác cũng được nhiều ĐBQH quan tâm là phương án xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc. Theo báo cáo do bà Nga trình bày, sau khi tiếp thu ý kiến của ĐBQH, UBTVQH đưa ra 2 phương án để QH cho ý kiến. Cụ thể, ngoài phương án thu thuế thu nhập cá nhân, UBTVQH đề xuất thêm phương án xem xét, giải quyết tại tòa án. Nhiều ĐB bày tỏ sự đồng tình với phương án xem xét tại tòa, nhưng có một số ý kiến băn khoăn về tính khả thi.
Trong khi đó, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu vấn đề: trong trường hợp tài sản không rõ nguồn gốc được tòa kết luận là giải trình không hợp lý và tịch thu thì hành vi của cán bộ để có tài sản đó có phải là tham nhũng? "Nên chăng, sau khi thu hồi tài sản rồi thì tòa án có thể chuyển các cơ quan để thanh, kiểm tra quá trình hình thành đó. Nếu có dấu hiệu tham nhũng thì chuyển cơ quan điều tra", ông Tám đề xuất.
Theo TNO
'Người đứng đầu để tham nhũng phải từ chức đi chứ' ĐB Vũ Trọng Kim cho rằng, người đứng đầu mà không quản lý được, để xảy ra tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm, phải từ chức. Phiên họp toàn thể của UB Tư pháp chiều qua thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng 2018. Nhiều đại biểu nêu hàng loạt băn khoăn về việc xử...