Phòng, chống tham nhũng – dấu ấn nổi bật
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, cùng với những thành tựu “rất quan trọng” và “khá toàn diện” trên các lĩnh vực, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là một trong những điểm sáng, là dấu ấn nổi bật, với những chuyển biến rất tích cực, nâng cao rõ rệt về chất.
Nhiều sai phạm tại Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên. Ảnh: Hải Ngọc
Bước sang giai đoạn mới Theo ông Nguyễn Đức Hà (nguyên Vụ trưởng Vụ cơ sở Đảng, Ban Tổ chức T.Ư), nếu như ở Đại hội XI, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCNT), lãng phí chỉ được đề cập trong phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì Đại hội XII, vấn đề đấu tranh PCTN được đề cập cả trong phần xây dựng Nhà nước và xây dựng Đảng. Qua đó, đã nói lên quyết tâm chính trị của Đảng ta đối với tệ nạn nguy hiểm này, coi tham nhũng là một nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đất nước và chế độ. Nghị quyết Đại hội XII nêu rõ: “Nguy cơ tệ nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực xã hội, làm suy yếu Đảng”. Có thể thấy, từ Đại hội XII, công cuộc chống tham nhũng do Đảng phát động bước sang một giai đoạn mới, với những chủ trương, cách làm, hướng đi ngày càng quyết liệt, triệt để. Hàng loạt các đạo luật, tạo hành lang pháp lý quan trọng đã được xây dựng, sửa đổi như Luật PCTN, nâng cao hiệu quả “thanh bảo kiếm” pháp luật. Cùng với đó là Bộ luật Hình sự; Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi); Luật Tố cáo… đã được hoàn thiện thêm.
Riêng ngành Nội chính của Đảng, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay, đã hoàn thành 17 đề án lớn, trên cơ sở đó, tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hai Ban Chỉ đạo ban hành 5 quy định, 1 quyết định, 2 chỉ thị, 6 kết luận, 1 hướng dẫn. “Đây là những văn bản có tầm quan trọng đặc biệt, có vai trò định hướng, chỉ đạo đối với công tác nội chính, PCTN và cải cách tư pháp nhiệm kỳ qua” – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính T.Ư Võ Văn Dũng cho biết.
Những quan điểm, chủ trương bao trùm trong công tác PCTN như “Phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách”, “ xử lý tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”, “hoàn thiện thể chế chặt chẽ để không thể tham nhũng, xử lý nghiêm khắc để không dám tham nhũng, chăm lo các điều kiện bảo đảm để không cần tham nhũng, giáo dục liêm chính để không muốn tham nhũng”… được Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo. Qua đó, cả hệ thống chính trị tổ chức thực hiện nghiêm túc, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, được phát hiện, xử lý nghiêm, khắc phục dần tình trạng “trên nóng dưới lạnh”, góp phần đem lại kết quả tích cực, rõ rệt, toàn diện.
Con số thống kê cho thấy, từ khi thành lập Ban Chỉ đạo (ngày 1/2/2013) đến nay. cơ quan tiến hành tố tụng các cấp đã khởi tố, điều tra 7.270 vụ với 12.303 bị can, truy tố 5.976 vụ với 11.613 bị can, xét xử sơ thẩm 5.641 vụ với 10.970 bị cáo về các tội tham nhũng, quản lý kinh tế và các tội phạm khác về chức vụ. Riêng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN đã chỉ đạo xử lý 125 vụ án, 91 vụ việc. Chỉ đạo xét xử sơ thẩm 66 vụ án với 604 bị cáo, xét xử phúc thẩm 50 vụ án với 475 bị cáo. Trong đó, đã xử lý dứt điểm một số vụ việc, vụ án lớn lâu nay được cho là “vùng cấm, nhạy cảm”, kéo dài từ nhiều năm trước. Đã thu hồi 67.930 tỷ đồng trong số 118.367 tỷ đồng, một số vụ tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng đạt 100%.
Tiếp tục khắc phục “khoảng trống, khe hở”
Video đang HOT
Một điểm nhấn trong thời gian qua là những ách tắc, khâu yếu trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, nhất là khắc phục việc cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật đã được khắc phục. Các tỉnh ủy, thành ủy tiến hành 1.600 cuộc kiểm tra, giám sát và rà soát 44.600 kết luận thanh tra kinh tế – xã hội, qua đó, góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém kéo dài, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiến nghị chỉ đạo xử lý nhiều vụ việc, vụ án sai phạm, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
“Mặc dù tham nhũng đang từng bước được kiềm chế nhưng tình hình tham nhũng dự báo vẫn còn phức tạp. Điều này đòi hỏi chúng ta không được thỏa mãn với những thành tích đạt được mà phải tiếp tục đẩy mạnh PCTN, quyết liệt, thường xuyên, liên tục”- đó là nhận định được lãnh đạo Đảng, nhà nước liên tục nhấn mạnh. Việc kịp thời khắc phục những “khoảng trống, khe hở” để “không thể tham nhũng”, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, kiểm soát tài sản, thu nhập và xử lý tài sản bất minh của cán bộ tiếp tục được đặt ta.
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Thông (Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư), Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhiều chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, sát hợp, khả thi để kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, lãng phí. Trong đó để “không muốn tham nhũng” sẽ tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên, Nhân dân về PCTN, nhất là người đứng đầu, kiên trì giáo dục đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm, không tham nhũng.
Giải pháp để “không thể tham nhũng” là đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội và PCTN, nhất là trong công tác cán bộ; kiểm soát quyền lực, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ… Phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, DN… để “không dám tham nhũng”. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương và các chính sách đãi ngộ hợp lý cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để “không cần tham nhũng”.
Chú trọng thanh tra đột xuất, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ cơ sở
Chiều 12-1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến, triển khai nhiệm vụ năm 2021 của ngành Thanh tra. Cùng dự có Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, địa phương...
Dự hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông.
Theo Thanh tra Chính phủ, thời gian qua, toàn ngành đã góp phần quan trọng cả trong phòng ngừa tham nhũng và phát hiện, xử lý tham nhũng. So với nhiệm kỳ trước, số tiền vi phạm được phát hiện tăng 134%, số tiền kiến nghị thu hồi tăng trên 83%, tỷ lệ thu hồi về tiền tăng trên 5,7 lần; số vụ việc và số đối tượng chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý tăng lần lượt là trên 56% và trên 92%.
Năm 2020, toàn ngành Thanh tra đã triển khai 6.199 cuộc thanh tra hành chính và 181.227 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 86.369 tỷ đồng, 6.366ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách 23.843 tỷ đồng và 830ha đất, xử lý hành chính đối với 2.123 tập thể, nhiều cá nhân. Đồng thời, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 97 vụ, 99 đối tượng.
Tham luận tại hội nghị, đại diện các địa phương và thanh tra các bộ, ngành nhất trí cao với trọng tâm công tác thanh tra năm 2021 là tập trung giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Các đại biểu cũng tập trung thảo luận, đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân...
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu thành phố Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, với nỗ lực, quyết tâm, toàn ngành Thanh tra đã hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao. Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng được thực hiện có hiệu quả tích cực. Công tác thanh tra, kiểm tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được tăng cường, kiến nghị xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Việc công khai kết luận kiểm tra, thanh tra đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của cán bộ, đảng viên và nhân dân...
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại như: Tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn diễn biến phức tạp, lực lượng thanh tra địa phương chưa mạnh...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, năm 2021, Chính phủ chủ trương tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp, gắn với tăng cường công tác thanh tra, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngành Thanh tra và thanh tra các bộ, ngành, địa phương cần bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để xây dựng kế hoạch thanh tra và triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý.
Quá trình triển khai, thực hiện kế hoạch thanh tra năm 2021 theo hướng bảo đảm trọng tâm, hiệu quả, tập trung thanh tra đối với những ngành dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lĩnh vực đã xảy ra vi phạm hoặc có nhiều dư luận về những biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; chú trọng thanh tra đột xuất.
"Phải kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh; trong đó, lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là khâu đột phá, quan trọng", Thủ tướng đề nghị.
Đồng chí cũng lưu ý ngành Thanh tra chú trọng triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ về phối hợp tiếp công dân phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở, không để phát sinh "điểm nóng". Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với bộ, ngành trung ương, làm cơ sở để thống nhất đánh giá đầy đủ, toàn diện công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước; đề xuất ban hành chiến lược, chương trình, kế hoạch về phòng, chống tham nhũng cho giai đoạn tiếp theo.
Thủ tướng trao Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động cho các cá nhân có thành tích xuất sắc của ngành Thanh tra. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Đối với công tác xây dựng lực lượng, Thủ tướng yêu cầu toàn ngành đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm công vụ, không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thanh tra, nhất là cấp cơ sở; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ngành Thanh tra. Trên cơ sở đó, xây dựng cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, có bản lĩnh, đi đầu trong công tác đấu tranh phòng, chống lãng phí, tiêu cực, trước hết là sự gương mẫu, quyết tâm, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan thanh tra các cấp.
Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao các danh hiệu cao quý tặng cán bộ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có thành tích xuất sắc.
Tạo cơ chế bảo đảm "không thể tham nhũng" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Bộ Công an hoàn thiện cơ chế phòng ngừa, bảo đảm "không thể tham nhũng", nhất là quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập, thu hồi tài sản tham nhũng Ngày 30-12, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng theo chức năng của lực lượng...