Phòng chống hăm kẽ ở trẻ em
Con tôi 7 tháng tuổi, mấy ngày qua do trời lạnh kéo dài nên tôi phải mặc ấm cho cháu. Vì vậy da vùng cổ, nách, đùi, bẹn bị hăm đỏ, hôi khiến cháu đau nên quấy khóc. Tôi đã dùng thuốc rửa và bôi nhưng chỉ đỡ rồi lại vượng lên. Xin quý báo tư vấn giúp tôi phải làm thế nào để hăm kẽ không tái phát?
Hăm kẽ là bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở cả người lớn, chủ yếu là người lớn béo bệu. Khi bị hăm kẽ, người bệnh có biểu hiện da viêm đỏ, nền da có sẩn mụn nước, có khi chợt chảy dịch, hoặc có mủ, rất ngứa và đau rát ở những vị trí nếp kẽ như sau tai, cổ, nách, bẹn, khoeo chân, các nếp ngấn ở cánh tay, đùi. Ở trẻ nhỏ, các tuyến bài tiết dưới da ( tuyến mồ hôi) chưa hoàn thiện nên rất dễ mất cân bằng pH axít tự nhiên của da. Bình thường pH trên da có tính axít nhẹ nhưng khi các yếu tố môi trường phá vỡ cân bằng pH axít này làm pH da tăng cao có thể gây hăm kẽ.
Hăm kẽ do pH da tăng cao ở những vùng da mồ hôi ra nhiều, ẩm ướt, ở nếp gấp da. Bệnh có thể tái phát nếu chị không biết cách phòng ngừa cho cháu. Biện pháp chị có thể thực hiện là ức chế sự phát sinh các vi khuẩn gây bệnh trên da như vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ cân bằng pH axít tự nhiên của da. Chị có thể sử dụng các loại sữa tắm cho trẻ có độ axít nhẹ phù hợp với pH axít tự nhiên của da; dù trời lạnh vẫn phải tắm, rửa thường xuyên, sau đó cần lau khô các nếp kẽ, xoa bột tan (phấn rôm) để giữ nếp kẽ luôn khô, thoáng.
Theo Eva
Video đang HOT
Loét da ở người già
Người cao tuổi thường mắc các chứng bệnh phải nằm lâu, cùng với tình trạng tiêu tiểu không tự chủ rất dễ gây loét da nhất là vùng xương cụt. Do vậy, sự quan tâm của gia đình giúp người già phòng ngừa loét là rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc ngay từ đầu thì từ một vết loét nhỏ sẽ dẫn đến một vết thương có mủ, rất lâu lành gây thêm đau đớn cho bệnh nhân, nhất là đối với người cao tuổi khi sức đề kháng đã giảm khiến việc điều trị càng khó hơn.
Những dấu hiệu biểu hiện
Loét dễ xuất hiện vào mùa nóng, do tiết mồ hôi nhiều, sự ẩm ướt của việc tiểu tiện đối với những bệnh nhân tiểu tiện không tự chủ, hoặc nằm lâu trên một mặt phẳng cứng, hoặc không thể tự xoay trở được thường xuyên như bệnh nhân bị liệt, nhất là liệt hai chân, bệnh nhân hôn mê do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não...
Vùng da thường tiếp xúc với mặt giường nhiều lúc đầu sẽ không đau hoặc đau ít, sau đó dần dần đỏ lên, vài ngày sau sẽ giống như một vết bỏng, có những mụn nước bao bọc, nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ bị vỡ, có màu đỏ bầm và sau đó đen lại do hoại tử tổ chức phần mềm, khi sờ sẽ thấy lạnh. Do đó khi xuất hiện vết loét cần phải được chăm sóc để ngăn chặn sự lan rộng, vết loét càng sâu thì càng dễ nhiễm trùng dẫn đến việc điều trị lâu hơn, gây thêm đau đớn cho bệnh nhân. Trường hợp nặng có thể loét tới xương và nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.
Vùng da nào dễ loét nhất?
Bệnh nhân nằm bất cứ tư thế nào cũng rất dễ gây ra loét ở những nơi mà xương nhô lên, có lớp cơ và da bao bọc quá ít.
Tư thế nằm ngửa: dễ loét là vùng sau gáy, vùng xương cùng, hai bên xương bả vai, hai cùi chỏ, hai gót chân.
Tư thế nằm nghiêng: nghiêng về phía nào thì bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng: vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá ngoài.
Cơ thể của người cao tuổi do tiêu hoá kém, hấp thu dinh dưỡng chậm, sức đề kháng kém nên vết loét rất lâu lành. Vì vậy cho dù chỉ là một vết loét thật nhỏ, chúng ta cũng cần phải chăm sóc chu đáo, vì nếu để vết loét càng sâu rộng, sự xâm nhập của vi trùng ngày càng phát triển, sẽ xuất hiện nhiều tế bào hoại tử dẫn đến bội nhiễm phải cắt lọc loại bỏ tế bào chết, bệnh nhân càng đau đớn.
Chăm sóc và xử trí bệnh nhân bị loét
Ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu, giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ. Phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bệnh nhân tiểu tiện, nếu bệnh nhân là nam nên gắn bịch nilông ở bộ phận sinh dục, nếu là nữ nên lót giấy thấm hoặc dùng quần lót bằng giấy. Ngoài ra vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng, cần bổ sung nhiều chất đạm, vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, nâng thể trạng chống đỡ được bệnh tật đang cao mắc phải cùng với vết loét.
Điều trị vết loét cũng giống như điều trị một vết thương, cần thay băng và chăm sóc mỗi ngày, thường xuyên quan sát vết loét để tránh được hiện tượng lan rộng. Nếu muốn chăm sóc thay băng tại nhà, nên có một nhân viên y tế đến với dụng cụ đã được vô khuẩn; những vết loét có bề mặt lớn cần phải được bác sĩ thăm khám để có được phác đồ điều trị đúng, giúp vết thương mau lành hơn trên một cơ thể đã suy nhược.
Ngoài ra, phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành.
Theo dân trí
Cách nhận biết bệnh chàm Tôi hay bị ngứa ở da lòng bàn tay, đi khám được biết là bị bệnh chàm. Bôi thuốc khỏi một thời gian lại tái phát. Xin hỏi chữa như thế nào để bệnh không tái phát? Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là...