Phòng, chống dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò: Đẩy nhanh tiêm phòng vaccine
Dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò đang lan rộng cả nước. Dù vẫn kiểm soát khá tốt, tuy nhiên, Hà Nội không thể chủ quan với nguy cơ bùng phát của dịch bệnh này, nhất là trong bối cảnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm.
Giám sát chặt vận chuyển, giết mổ
Hà Nội là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng tốp đầu của cả nước. Trong đó, riêng tổng đàn trâu, bò hiện vào khoảng 164.000 con, với gần 50.000 cơ sở, hộ tham gia chăn nuôi, tập trung chủ yếu tại các huyện: Ba Vì (40.153 con), Sóc Sơn (28.745 con), Chương Mỹ (12.083 con), Đông Anh (12.330 con)…
Thời gian qua, dịch bệnh VDNC bùng phát, lây lan trên diện rộng. Hà Nội cũng là một trong số những địa phương đã ghi nhận trâu, bò mắc bệnh. Tính đến nay, dịch bệnh này đã xảy ra tại 12 hộ chăn nuôi tại 3 huyện: Phú Xuyên, Chương Mỹ, Đan Phượng và thị xã Sơn Tây. Tổng số bò mắc bệnh là 21 con, trong đó có 5 con bị tiêu huỷ với trọng lượng hơn 1,5 tấn.
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò đang được Hà Nội kiểm soát khá hiệu quả. Ảnh: Tùng Nguyễn
So với nhiều tỉnh, TP khác, việc khống chế các ổ dịch VDNC đã được Hà Nội thực hiện tương đối hiệu quả ngay từ khi phát sinh. Công tác kiểm soát vận chuyển, giết mổ trâu, bò cũng được các đơn vị chức năng thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội thực hiện nghiêm túc.
Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến nay, toàn TP đã kiểm soát được 41 con trâu, bò và hơn 4.100 tấn sản phẩm động vật có nguồn gốc từ trâu, bò vận chuyển ra, vào địa bàn Hà Nội. Công tác kiểm soát giết mổ trâu, bò được duy trì thường xuyên, liên tục tại các cơ sở đã được cấp phép với trên 20.100 con được giám sát, bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm.
Video đang HOT
Không để dịch lây lan rộng
Để bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như nguồn cung thịt trâu, bò cho thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thời gian qua, Hà Nội đã chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND 30 quận, huyện, thị xã giám sát chặt chẽ, không để dịch bệnh VDNC bùng phát, lây lan diện rộng. Vừa qua, TP đã tổ chức lớp tập huấn kiến thức về dịch bệnh VDNC cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở. Đồng thời phân công cán bộ duy trì giám sát đàn trâu, bò ở vùng dịch; hướng dẫn cơ sở, hộ chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC.
Cùng với kiểm soát chặt, để ngăn ngừa dịch bệnh, Hà Nội đã tổ chức tiêm phòng cho 1.000 trâu, bò với nguồn vaccine do một DN hỗ trợ. Qua thực tiễn áp dụng của nhiều tỉnh, TP trên cả nước, tiêm phòng vaccine được xem là giải pháp hữu hiệu hiện nay trong kiểm soát dịch bệnh VDNC. Theo đó, UBND TP đã dự kiến bố trí khoảng 5 tỷ đồng để mua và thực hiện tiêm vaccine VDNC cho 100% trâu, bò trên địa bàn Hà Nội.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, hiện đơn vị đang liên hệ với một số DN cung ứng để thực hiện việc đấu thầu mua vaccine phòng, chống dịch bệnh VDNC. “Sau khi có vaccine, chúng tôi sẽ chỉ đạo thú y cơ sở tổ chức tiêm phòng đồng loạt trong thời gian sớm nhất cho toàn bộ trâu, bò” – ông Sơn thông tin thêm.
Bên cạnh giải pháp tiêm phòng vaccine, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng sẽ duy trì các chốt kiểm dịch động vật tại những đầu mối giao thông trọng điểm. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch hoặc cố tình giết mổ, bán chạy trâu, bò mắc bệnh. Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống VDNC nhằm chủ động ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm và lan rộng của dịch bệnh này.
Hàng trăm con trâu bò bị viêm da nổi cục, Quảng Trị siết quy định giết mổ
Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò tại Quảng Trị diễn biến phức tạp, đã có hàng trăm con trâu bò tại 43 xã, thị trấn tại 6 huyện mắc bệnh...
Bò bị bệnh Viêm da nổi cục (Ảnh: MXH)
Ngày 29/4, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết đã ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ban ngành, đoàn thể và UBND các huyện khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp kiểm soát dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò.
Trước đó, theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, dịch bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đã phát sinh, lây lan nhanh, diễn biến phức tạp.
Lũy kế đến ngày 19/4, tại tỉnh Quảng Trị đã có 43 xã, phường, thị trấn tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hướng Hóa và TP Đông Hà với tổng số 758 con trâu, bò mắc bệnh; dịch bệnh đã gây chết và buộc phải tiêu hủy 19 con trâu, bò.
Đặc biệt, tại xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tái phát dịch sau hơn 3 tháng không còn gia súc mắc bệnh đối với đàn gia súc không chấp hành việc tiêm phòng khẩn cấp vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục trong tháng 1/2021.
Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh rất phức tạp, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh trong thời gian tới là rất cao.
Để khẩn trương kiểm soát, khống chế các ổ dịch, UBND tỉnh yêu cầu tập trung nguồn lực, khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí kinh phí, rà soát, thống kê đàn trâu, bò trên địa bàn để quản lý, giám sát và tiêm phòng vắc xin theo Kế hoạch tiêm phòng khẩn cấp chống dịch viêm da nổi cục của Sở NN&PTNT.
Có biện pháp xử lý theo quy định đối với các chủ chăn nuôi không thực hiện tiêm phòng vắc xin; đảm bảo vệ sinh trong chăn nuôi, giết mổ trâu, bò; không sử dụng sản phẩm từ trâu, bò không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.
Đặc biệt, đối với các địa phương có các ổ dịch viêm da nổi cục trên trâu bò, thực hiện công bố dịch theo quy định; tập trung nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch theo đúng quy định, không để dịch bệnh lây lan, kéo dài.
Tổ chức cách ly tuyệt đối số trâu bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh để quản lý và hướng dẫn chăm sóc, chữa trị; thực hiện tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng liên tục trong 3 tuần tại các thôn, hộ chăn nuôi có trâu, bò mắc bệnh. Hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh cơ giới, tiêu độc, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng tại chuồng, khu vực chăn nuôi...
Phân công cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở, chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh, báo cáo chính quyền địa phương tổ chức lấy mẫu xác định nguyên nhân.
Thành lập đoàn kiểm tra của UBND huyện, thị xã, thành phố để kiểm tra, chỉ đạo việc phòng, chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò tại cơ sở...
23 xã, phường, thị trấn ở Hà Tĩnh có dịch viêm da nổi cục chưa qua 21 ngày Dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tiếp tục lây lan rộng ở Hà Tĩnh. Hiện nay, 23 xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thị, thành phố có ổ dịch chưa qua 21 ngày. Các địa phương tổ chức phun tiêu độc khử trùng phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục. Theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi...