Phòng chống Covid-19, Việt Nam đang kiểm soát tốt dịch bệnh
Trong 27 ngày giai đoạn 2 chống dịch Covid-19 (từ 6/3 -1/4), Việt Nam có 202 ca bệnh, số ca mắc mới mỗi ngày cũng không có sự đột biến.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 khẳng định, Việt Nam đã chủ động phòng dịch ngay từ đầu, với các phương pháp đúng đắn.
Luôn đi sớm một bước
Tại phiên họp chiều 1/4, Ban Chỉ đạo đánh giá, ngay từ đầu, Việt Nam đã chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát sớm, và cao hơn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới áp dụng khai báo y tế bắt buộc với người nhập cảnh từ Trung Quốc vào ngày 8/2 và với tất cả những người nhập cảnh từ ngày 7/3).
Việt Nam cũng là một trong số ít nước áp dụng biện pháp ngừng miễn visa, hạn chế nhập cảnh. Đặc biệt, Việt Nam áp dụng hình thức cách ly tập trung với người nhập cảnh từ hoặc đi qua các vùng dịch và với tất cả mọi người nhập cảnh từ ngày 21/3.
Việt Nam đã làm tốt công tác cách ly.
Vào thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3, cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam chưa thể thực hiện triệt để được các biện pháp ngăn chặn từ bên ngoài. Vì vậy trước ngày 21/3, đã có hàng trăm nghìn người nhập cảnh vào Việt Nam, họ đi khắp đất nước và tiếp xúc với rất nhiều người nên thực tế là đã có mầm bệnh thâm nhập vào cộng đồng.
Vì vậy, Việt Nam đã thiết lập các cơ chế để phát hiện người nhiễm bệnh, truy vết người có nguy cơ lây nhiễm để cách ly, khoanh vùng nhanh nhất có thể. Cơ chế này dần được hoàn thiện và đã giúp xác định các ổ dịch, ổ dịch tiềm năng, từ đó tập trung dập ngay từ sớm, đặc biệt là đối với các chuyến bay có người sau đó được phát hiện là nhiễm bệnh.
Ngay từ giai đoạn đầu của công tác phòng chống dịch, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam đã nhận định, Việt Nam luôn đi trước một bước những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trước khi Việt Nam công bố dịch, như thành lập Ban Chỉ đạo; ban hành Kế hoạch đáp ứng từng cấp độ của dịch (4 cấp độ); ban hành Hướng dẫn về thu dung, điều trị, cách ly, giám sát cửa khẩu; kê khai y tế, tăng cường truyền thông; chế độ cho người đi vào vùng dịch, chế độ cho bệnh nhân…
Ở mỗi giai đoạn của dịch bệnh, tùy vào tình hình thực tế, Việt Nam lại có các văn bản bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Đặc biệt, Việt Nam đã làm tốt công tác cách ly đối với người từ vùng dịch, người tiếp xúc với bệnh nhân (F1), thậm chí đến F2, F3… Nhờ đó chúng ta đã kịp thời lần theo được “đường đi nước bước” của từng bệnh nhân, kịp thời khoanh vùng các điểm có nguy cơ, những người tiếp xúc có nguy cơ để cách ly, xét nghiệm, phát hiện sớm…
Chưa để xảy ra tử vong
Nhờ có kịch bản ứng phó tốt, sự vào cuộc cấp tập của tất cả hệ thống chính trị mà đến nay, Việt Nam đã chủ động ứng phó với dịch Covid-19, “kìm chân” được Covid-19, tránh được nguy cơ gia tăng theo cấp số nhân mà nhiều nước trên thế giới đang gặp phải.
Đã có 63 ca Covid-19 được công bố khỏi bệnh.
Trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 22/1, tới ngày 11/2 có 16 ca và toàn bộ 16 ca này đã được chữa khỏi. Sang giai đoạn 2, từ ngày 6/3 (thời điểm xuất hiện bệnh nhân thứ 17) đến hết ngày 1/4, sau 27 ngày, chúng ta có thêm 202 ca bệnh (tổng số cả 2 giai đoạn là 218 ca), đứng thứ 88 thế giới.
Đặc biệt, Việt Nam chưa có ca Covid-19 nào tử vong. Trong giai đoạn 2 có 4 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nặng, phải thở máy, thậm chí có 1 bệnh nhân phải lọc máu ngoài cơ thể bằng kỹ thuật ECMO.
Tuy nhiên, sau hơn 15 ngày điều trị, hiện 1 bệnh nhân đã bỏ máy thở, rút ống nội khí quản và đang được theo dõi. 1 ca còn thở máy, 1 ca thở máy không xâm nhập đều đang tiến triển tốt lên, riêng ca ECMO đang chuẩn bị cai ECMO, chuyển sang thở máy. Đồng thời 2 trong số 4 bệnh nhân nặng này đến nay có kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần với virus gây bệnh Covid-19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định: “Việt Nam là 1 trong 5 nước trên thế giới có số ca mắc hơn 200 ca Covid-19 mà không có ca tử vong”.
Kìm chế tốc độ gia tăng ca mắc mới
Một trong những thành công nữa của Việt Nam chính là kìm được tốc độ gia tăng của ca bệnh Covid-19.
Theo tốc độ gia tăng trung bình từ ca thứ 1 lên 100 của các nước trên thế giới là 27 ngày thì tại Việt Nam, chúng ta mất 57 ngày (từ 22/1 đến 19/3).
Đặc biệt, tốc độ gia tăng trung bình từ ca 100 lên ca 1.000 trên thế giới là 7-9 ngày. Ở nhiều nước, sau ca thứ 1.000, tốc độ gia tăng đã theo cấp số nhân, khó khống chế… Đặc biệt, ở một số nước, số ca tử vong do Covid-19 cũng gia tăng mạnh.
Nếu ước tính theo tốc độ đó, ngày 22/3, Việt Nam có 100 ca Covid-19 thì trong khoảng từ ngày 29-31/3, chúng ta có thể có 1.000 ca Covid-19.
Tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua mốc nguy cơ đó, kìm chân sự gia tăng của Covid-19, với con số 218 ca. Trong 10 ngày qua, mỗi ngày, số ca mắc mới của Việt Nam cũng ổn định trong khoảng trên dưới 10 ca.
Ban Chỉ đạo nhận định: “Tình hình số ca nhiễm ở Việt Nam tăng chậm hơn rất nhiều vì Việt Nam thực hiện các giải pháp chủ động, kịp thời, sớm và và hiệu quả”.
“Nếu chúng ta thực hiện đúng, nghiêm sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia thì chắc chắn sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng.
Theo đó, mỗi người dân cũng cần thực hiện các hướng dẫn của ngành y tế, đặc biệt là hạn chế tối đa tiếp xúc, chỉ đi ra ngoài khi thực sự cần thiết. Nếu phải đi ra ngoài thì luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn”.
Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19
Hành khách nhập cảnh trước giờ dừng các chuyến bay về Tân Sơn Nhất
Ngày 23/3, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất (TP.HCM) tiếp nhận 3 chuyến bay đưa người Việt từ nước ngoài về Việt Nam trước khi dừng các hoạt động nhập cảnh mùa dịch.
Ngày 23/3, có 3 chuyến bay chở 440 người Việt từ nước ngoài hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM chở theo hành khách từ Mỹ, Australia về Việt Nam.
Đây là ba trong số những chuyến bay quốc tế cuối cùng của đợt dịch. Tất cả các hãng hàng không đều thực hiện chỉ đạo của Chính phủ dừng vận chuyển hành khách người Việt từ nước ngoài về sân bay Tân Sơn Nhất. Thời gian áp dụng bắt đầu từ 0h ngày 25/3.
Hành khách về Việt Nam trong ngày 23/3 phần lớn là du học sinh và thân nhân của người Việt nhập cư và sinh sống ở Mỹ, Australia.
Trước diễn biến của dịch Covid-19, tất cả hành khách đều bịt kín khẩu trang, dùng trang phục bảo hộ tại khu vực kiểm dịch của Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế TP.HCM.
Thủ tục kiểm tra thông tin y tế trước khi nhập cảnh và được đưa về nơi cách ly tập trung.
Mọi người được hướng dẫn khai báo y tế điện tử thay vì bằng phiếu như trước đây. Việc này tiếp kiệm khá nhiều thời gian, thông tin được kiểm chứng tốt. Đối với những hành khách chưa biết sử dụng đều được nhân viên cảng hàng không hướng dẫn cụ thể.
Bà Nguyễn Thị Thôi (72 tuổi), ngụ tỉnh Long An quyết định đưa cháu ngoại (11 tuổi, đang học tại Australia) về Việt Nam. "Dù biết khi về nước sẽ phải cách ly nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận. Việc này nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh, tôi không lo lắng", bà chia sẻ.
Nhân viên Trung tâm kiểm dịch y tế Quốc tế TP.HCM theo dõi tình trạng thân nhiệt của hành khách qua hệ thống điện tử.
Sau khai báo y tế, mọi người được hướng dẫn vào nơi làm thủ tục nhập cảnh.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên nhiều quốc gia, Chính phủ thời gian qua đã yêu cầu 100% người Việt trở về từ nước ngoài phải cách ly tập trung.
Do các khu cách ly ở TP.HCM hết khả năng tiếp nhận đồng thời được sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu các hãng hàng không ngừng chở công dân Việt Nam về sân bay Tân Sơn Nhất từ 25/3 đến hết 31/3.
Xếp hàng dài chờ tiếp tế cho người cách ly ở TP.HCM
Cả trăm người xếp hàng trước cổng khu cách ly ở ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM chờ gửi đồ cho người thân. Lực lượng dân quân liên tục phải nhắc nhở mọi người duy trì trật tự.
TP.HCM: Khẩn trương xác định người trở về từ Mỹ trước 0h ngày 18-3 TP.HCM đang tổ chức rà soát người từ Mỹ nhập cảnh về TP.HCM trước 0h ngày 18-3 để cách ly tập trung. Trước đó, những người từ Mỹ nhập cảnh về TP từ 0h ngày 18-3 đã được cách ly tập trung nhằm hạn chế nguy cơ lây lan COVID-19. TP.HCM khẩn trương điều tra, xác định nơi lưu trú, cư trú của...