Phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ khuyết tật: Tổ chức thực hiện chính sách còn mơ hồ
Phụ nữ, trẻ em là những đối tượng yếu thế cần được hỗ trợ, bảo vệ trước vấn nạn bạo lực, bị xâm hại. Đặc biệt với những phụ nữ khuyết tật (PNKT), nguy cơ bị xâm hại còn cao hơn do họ thiếu khả năng tự phòng vệ bởi những khiếm khuyết bản thân.
Trong khi đó, như lời Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), việc thực hiện chính sách về phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em nhiều nơi còn mơ hồ.
Cứ 10 phụ nữ khuyết tật thì có 4 người đã từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục.
Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật (NKT), trong đó có khoảng 4 triệu PNKT. Nghiên cứu thực tế của Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng tại huyện Ba Vì, Hà Nội và quận Thanh Khê, Đà Nẵng cho thấy, cứ 10 PNKT thì có 4 người đã từng bị ít nhất một hình thức bạo lực tình dục. Còn theo Tổ chức Dân số của Liên Hợp quốc thì NKT có nguy cơ bị bạo lực, bạo lực tình dục lớn hơn gấp 3 lần người khác.
Nguy cơ bị xâm hại cao hơn người bình thường
Mới đây, Công an xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu, Nghệ An nhận được đơn trình báo của gia đình bà Nguyễn Thị Nh (SN 1968) tố cáo ông P.H.G (SN 1977, trú tại xã Diễn Lộc) hiếp dâm con gái mình. Trong đơn tố cáo bà Nh trình bày, con gái bà là H.L (22 tuổi) bị tàn tật, bại liệt 2 tay, 2 chân từ nhỏ.
Ngày 9/11 vừa qua, bà Nh có việc bận nên để con gái ở nhà 1 mình. Khi về, bà nghe con gái kể bị ông P.H.G. đến nhà rồi sàm sỡ và dùng điện thoại chụp những bộ phận nhạy cảm. Người này sau đó bỏ đi rồi quay lại và cho H.L 100.000 đồng.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, việc phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục đối với phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là những trẻ em gái khuyết tật, người cao tuổi cần phải có giải pháp tổng thể, lâu dài, phải xây dựng một đề án về phòng, chống bạo lực xâm hại phụ nữ và trẻ em với những chính sách cụ thể, thiết thực hơn.
5 giải pháp phòng, chống bạo lực tình dục cho PNKT cũng được Trung ương Hội LHPNVN đề xuất, trong đó nhấn mạnh tính cần thiết của quy trình đặc biệt như: Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục đối với phụ nữ, trẻ em khuyết tật; các cơ quan tiến hành tố tụng ban hành các quy trình giải quyết riêng đối với hành vi xâm hại tình dục NKT; xây dựng cơ chế và đẩy mạnh mối quan hệ phối hợp liên ngành, trao đổi thông tin, phối hợp giải quyết các vụ việc/trường hợp điển hình về phòng, chống xâm hại tình dục đối với NKT giữa Hội NKT Việt Nam và các bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và địa phương…
Đến 19h tối cùng ngày, ông G. đến nhà bà Nh và trình bày việc có cho H.L tiền và bàn chuyện sẽ liên hệ xin cho cô gái 1 chiếc xe lăn. Ông G. sau đó xin chụp ảnh H.L để làm căn cứ xin xe lăn.
Video đang HOT
Tối hôm đó, bà Nh mệt nên uống thuốc an thần rồi ngủ say. Khoảng 0h40′ sáng 10/11, bà Nh nghe tiếng chó sủa mạnh nên tỉnh giấc. Khi ra ngoài, bà Nh thấy một người đàn ông nổ xe máy trước cửa rồi bỏ đi. Sáng hôm đó, bà Nh thấy con gái khóc lóc nên gặng hỏi thì được con gái kể lại việc bị ông G. đến nhà khống chế rồi hiếp dâm. Do chân, tay bại liệt và sợ hãi nên không thể kháng cự được.
Sau khi có kết quả thăm khám, bà Nh đã lên Công an xã Diễn Lộc trình báo sự việc. Cơ quan chức năng sau đó đã đưa cô gái đi giám định pháp y, đồng thời lấy lời khai để phục vụ công tác điều tra làm rõ vụ việc. Hiện vụ việc đang tiếp tục được cơ quan công an điều tra làm rõ.
Đối mặt với nguy cơ bị xâm hại từ cả người lạ lẫn người thân – đó là thực trạng mà nhiều PNKT đang phải gánh chịu. Mới đây, tại Hội nghị đề xuất khung chính sách sửa đổi về bạo lực trên cơ sở giới và bình đẳng giới cho PNKT do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (LHPNVN) tổ chức, chuyên gia từ Mạng lưới Ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực giới ở Việt Nam đã kể lại câu chuyện đời đáng buồn của một phụ nữ tên Nguyễn Thị Th., 42 tuổi.
Là NKT ở chân, chị Th. không biết chữ và rất ngại giao tiếp với mọi người. Chồng chị có quan hệ ngoài luồng, khi chị hỏi chồng liền bị chửi và đánh. Không những thế chồng còn xúc phạm chị: “Nó không đi tập tễnh như mày, ít ra nhìn nó còn lành lặn”. Rồi trong chuyện chăn gối, nhiều lúc chị Th phải miễn cưỡng phục vụ chồng do hạn chế sức khỏe.
Quy trình giải quyết đặc biệt là cần thiết?
Tại phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi và NKT diễn ra ngày 6/8/2019 do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, liên quan đến vấn đề phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, chúng ta đã có đầy đủ chính sách, hỗ trợ, tuy nhiên nhiều địa phương không biết, việc tổ chức thực hiện chính sách còn mơ hồ.
“Vừa rồi, tôi có đi kiểm tra cùng một số đoàn, 2/3 số phụ nữ, trẻ em bị xâm hại là không được trợ giúp, khi được hỏi vì sao không được trợ giúp thì xã nói không nắm được”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Hội Bảo vệ quyền trẻ em đến thăm gia đình bé gái khuyết tật 13 tuổi ở TP HCM bị xâm hại tình dục dẫn đến mang thai.
Cũng theo ông Dung, khi phát hiện các vụ bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em, đề nghị cần xử lý một cách nhanh nhất. “Phải xử lý nghiêm, áp dụng các chế tài một cách nghiêm minh. Có thể đối với bạo lực xâm hại, nhất là xâm hại tình dục đối với trẻ em, phụ nữ, có những yếu tố, chứng cứ đòi hỏi khó hơn so với một số lĩnh vực vi phạm khác. Vì vậy, hiện nay Bộ Công an đang xây dựng quy trình, cách thức tiến hành, đồng thời hỗ trợ các đối tượng bị bạo lực, xâm hại một cách kịp thời”- ông Dung nói.
Xoáy sâu vào việc chưa có quy trình giám định pháp y đặc biệt đối với các vụ án xâm hại tình dục đối với NKT nhằm đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác, bà Cao Thị Hồng Minh – Phó ban Chính sách – Luật pháp, Trung ương Hội LHPNVN phân tích, việc thu thập chứng cứ đối với các vụ án xâm hại tình dục gặp nhiều khó khăn do vật chứng (ADN, tinh dịch) biến mất rất nhanh, trong khi đó quá trình giám định pháp y tình dục mất nhiều thời gian, từ khi trình báo cơ quan điều tra đến khi được giám định mất nhiều ngày.
“Vì thế, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp năm 2012, theo tôi nên bổ sung quy định cho phép gia đình người bị hại được trực tiếp trưng cầu giám định pháp y tình dục ngay sau khi bị xâm hại mà không phải chờ sau khi cơ quan tiến hành tố tụng từ chối trưng cầu giám định mới được trực tiếp trưng cầu giám định như luật hiện hành” – là đề xuất của bà Cao Thị Hồng Minh.
Về vấn đề này, Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia Nguyễn Đức Nhự cũng cho biết, theo Luật Giám định tư pháp, nếu người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 7 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản.
Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. “Như vậy có thể hiểu, nếu gia đình đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cho nạn nhân đi giám định mà không được đi giám định ngay thì phải đợi sau 7 ngày khi nhận được thông báo từ chối mới có thể có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Như vậy là quá lâu đối với các trường hợp liên quan đến xâm hại tình dục cần đi giám định ngay. Do đó, chúng tôi đề nghị đối với các trường hợp liên quan đến xâm hại tình dục cần có cơ chế cho phép đương sự tự yêu cầu giám định từ giai đoạn tiền tố tụng. Khi cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng kết luận giám định đó để giải quyết vụ án thì sẽ trở thành kết quả giám định tư pháp” – ông Nhự kiến nghị.
Bà Cao Thị Hồng Minh – Phó trưởng Ban Chính sách – Luật pháp, Trung ương Hội LHPN Việt Nam:
“Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam không quy định trong quá trình tố tụng bắt buộc phải có sự tham gia của người bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân bị xâm hại tình dục, dẫn đến trường hợp nạn nhân trong những vụ án xâm hại tình dục không có người đại diện quyền và lợi ích của mình thì tại phiên tòa, nạn nhân phải tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình (trừ những trường hợp người bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân tự nguyện tham gia quá trình tố tụng để bảo vệ họ). Điều này làm cho nạn nhân phải tự mình khai đi khai lại hành vi xâm hại tình dục của kẻ phạm tội, khiến nạn nhân bị tổn thương rất lớn về mặt tinh thần”.
Ông Trần Đình Hải – Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Đà Nẵng:
“NKT ở địa phương rất ít biết thông tin về bạo lực tình dục, xâm hại tình dục, thế nên không có kiến thức nhận diện nó. Dẫn đến dù bản thân họ cũng đã từng bị bạo lực, xâm hại tình dục nhưng không biết để tố cáo”.
Thượng úy Đinh Lê Văn Phú – Công an huyện Thanh Khê – TP Đà Nẵng:
“Cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn khi giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục với NKT vì NKT thiếu sự tin tưởng và không muốn chia sẻ. Bên cạnh đó, khi làm việc với NKT khiếm thính cũng rất khó khăn… Do đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể để nhằm giúp giải quyết nhanh những vụ việc liên quan đến việc phụ nữ và trẻ em khuyết tật bị quấy rối, bạo lực, xâm hại tình dục “.
X.Hoa (ghi)
Hồng Minh
Theo baophapluat.vn
TP.HCM chỉ đạo khẩn sau vụ dâm ô ở trung tâm hỗ trợ xã hội
TP.HCM chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội, Giáo dục dạy nghề Thiếu niên Thành phố và các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, cập nhật tình hình về thực trạng của trẻ em bị xâm hại để kịp thời xử lý nghiêm theo quy định.
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Trung tâm Công tác xã hội, Giáo dục Thiếu niên thành phố và các đơn vị liên quan về việc tăng cường giám sát, cập nhật tình hình về thực trạng của trẻ em bị xâm hại.
Theo đó, UBND TP yêu cầu Trung tâm Công tác xã hội, Giáo dục dạy nghề Thiếu niên thành phố tiếp tục tư vấn tâm lý và chăm sóc sức khỏe cho 5 trẻ em đang được nuôi dưỡng tại trung tâm; hướng dẫn các cơ quan đơn vị và nhân viên khi tiếp xúc với trẻ phải đảm bảo quy trình bảo mật thông tin của trẻ em; lập hồ sơ quản lý ca theo quy định của Chính phủ về "Quy định chi tiết một số điều luật trẻ em". Trong quá trình can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em nếu phát sinh những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của Trung tâm báo cáo về Sở để được hướng dẫn.
Các Trung tâm bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng trẻ em tiến hành rà soát, tư vấn, đánh giá tình hình trẻ được tiếp nhận từ Trung tâm hỗ trợ xã hội. Trường hợp nếu phát hiện trẻ em có dấu hiệu bị xâm hại báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và lập hồ sơ quản lý ca theo quy định của Chính phủ. Đối với trẻ em gái đang nuôi dưỡng tại các khu/nhà/phòng, các đơn vị khẩn trương rà soát sắp xếp cán bộ nhân viên nữ phụ trách.
Ngày 17/11, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã điện thoại trực tiếp đến lãnh đạo UBND TP.Hồ Chí Minh kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đôi vơi vụ dâm ô tre em ở Trung tâm Hỗ trợ xã hội. Ảnh: Sohanews
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 7 chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân phường Tân Thuận Tây, quận 7 chỉ đạo cán bộ trẻ em thực hiện lập hồ sơ quản lý ca theo nghị định của Chính phủ đối với trường hợp trẻ em đã hồi gia và báo cáo việc hỗ trợ cho trẻ và gia đình trẻ.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Tân Bình chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan quan tâm, hỗ trợ, kết nối dịch vụ giúp gia đình và trẻ em là con của đối tượng vượt qua khủng hoảng tâm lý. Việc hỗ trợ cho trẻ em đảm bảo tính bảo mật thông tin của trẻ em và gia đình trẻ em. Trong quá trình hỗ trợ cho trẻ em nếu gặp khó khăn báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được hỗ trợ về chuyên môn.
Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới phối hợp với Phòng bảo trợ xã hội và các đơn vị liên quan, hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị và địa phương cập nhật tình hình về thực trạng của trẻ bị xâm hại và đề xuất hướng giải quyết; phân công lãnh đạo Phòng trực tiếp hỗ trợ chuyên môn cho Trung tâm Công tác xã hội, Giáo dục dạy nghề Thiếu niên thành phố thực hiện việc quản lý ca theo đúng quy trình.
Theo danviet.vn
Lộ mảng tối đáng sợ từ vụ cán bộ trung tâm Hỗ trợ xã hội dâm ô trẻ em Trước khi hành vi dâm ô trẻ em của nhân viên hợp đồng Nguyễn Tiến Dũng bị phát giác, đã có nhiều dư luận về việc trẻ lang thang cơ nhỡ đang được chăm sóc tại Trung tâm Hỗ trợ xã hội TPHCM bị dâm ô, xâm hại. Các đối tượng bị thu gom vào trung tâm phải "chung chi" nếu muốn rời...