Phòng cháy chữa cháy nội đô Đà Nẵng: Nước xa khó cứu lửa gần
“Theo chân” các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng bây giờ đang phải đối mặt với những vấn nạn quá tải đô thị, trong đó, có vấn đề bất cập chữa cháy.
Vụ cháy quán bar giữa trung tâm Đà Nẵng khiến nhiều người bàng hoàng. Lực lượng PCCC mất gần 3 giờ mới dập được lửa. Ảnh: T.T
Thiếu trụ cấp nước chữa cháy, cáp điện bùng nhùng, đường phố nội đô chật hẹp, giao thông ùn tắc cùng với sự quy hoạch thiếu đồng bộ là những yếu tố đã và đang gây cản trở cho việc chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn tại trung tâm nội đô của Đà Nẵng hiện nay. Với thực trạng phát triển nóng đô thị, hàng loạt khách sạn, chung cư cao tầng mọc lên như nấm ở ven biển, nhưng mà hạ tầng, thiết bị phòng chữa cháy như hiện nay thì đúng là “nước xa khó cứu được lửa gần”.
Vụ việc cháy lớn tại quán bar Leo Night Club ngay giữa trung tâm Đà Nẵng vào sáng 11.9 hiện vẫn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân. Tuy không có thiệt hại về người, thế nhưng với bất kỳ ai chứng kiến vụ cháy này đều cảm thấy bàng hoàng. Đám cháy ngay giữa trung tâm thành phố, mất gần 3 tiếng mới dập tắt được ngọn lửa. Quán bar như cái lò gạch ngút mùi khói khét giữa thành phố.
Báo cáo, lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) của Công an TP.Đà Nẵng đã huy động 27 xe đến hiện trường. Hơn 1km đường phố quanh khu vực này bị phong toả để dọn đường cho xe cứu hoả đi tiếp nước. Ông Nguyễn Hoàng, một bảo vệ gần đám cháy cho hay: “Mặc dù lực lượng chữa cháy đến nhanh nhưng ngọn lửa đã bao trùm cả toà nhà nên phải hàng chục xe nước chạy đi chạy về mới dập được. Quán này xưa nay kín bưng bưng, không khác gì lò lửa”.
May mắn, các khu nhà xung quanh không bị cháy lan. Thế nhưng, cũng từ sự việc trên, nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu các khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng đã thực sự đảm bảo an toàn về công tác PCCC. Các trạm tiếp nước đã thực sự đủ để cấp nước trong những trường hợp khẩn cấp để hỗ trợ đội PCCC làm nhiệm vụ?
Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng xảy ra 125 vụ cháy tại nhà dân, cơ sở kinh doanh, trường học,… So với cùng kỳ năm 2017 tăng hơn 100 vụ. Đó là những con số báo động cho tình trạng cháy nổ trung tâm Đà Nẵng mà nếu không đảm bảo mọi kịch bản thì chưa bàn đến việc phòng cháy, chữa cháy cứu người đã là điều khó.
Video đang HOT
Lửa gần mà nước lại xa
Trong thống kê, địa bàn quận Hải Châu – quận nội thành Đà Nẵng xảy ra 32 vụ, chiếm gần 25% các vụ cháy trong 6 tháng đầu năm 2018. Thế nhưng, khảo sát tại khu vực này, nhiều tuyến đường trung tâm TP.Đà Nẵng như Nguyễn Văn Linh, Lê Duẩn, Hàm Nghi, Hùng Vương có rất ít trạm tiếp nước phục vụ cho công tác PCCC.
Cụ thể, tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh, đường Hùng Vương khoảng 1km và hơn khoảng cách này mới có một trạm bơm nước chữa cháy. Còn tại khu vực xảy ra vụ cháy ở quán bar Leon trên đường Lê Duẩn – một trong những tuyến đường chính, “đạt chuẩn” tại trung tâm TP.Đà Nẵng thì chỉ có một trạm tiếp nước nằm cách khoảng 400m.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Nam – Trưởng phòng Tham mưu Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Đà Nẵng – cho biết, tổ chức chữa cháy ở khu đô thị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ cả người dân khi phát hiện đám cháy đến việc chú trọng đầu tư các trang thiết bị, thiết kế đô thị đạt chuẩn cho công tác PCCC. “Một vụ cháy trong thực tế có thể phát triển thành đám cháy lớn chỉ sau 3 phút. Trong khi quãng đường di chuyển đến các địa điểm cháy hiện nay có nơi mất hơn 10 phút, đó là chưa kể tắc đường giờ cao điểm, thậm chí là có những nơi xảy ra cháy ở trong kiệt có 1m, lực lượng PCCC rất khó khăn để tiếp cận. Đó là thực tế hiện nay tại nội đô Đà Nẵng”.
Bên cạnh đó, kiến trúc, tiêu chuẩn của các công trình thuộc diện quản lý nhà nước có nhiều cái không đạt yêu cầu. Những dãy nhà liền nhà, liền hông, liền sau không có chỗ thoát nạn, đặc biệt là khu dân cư cũ. Về nguồn nước, theo quy chuẩn của Việt Nam, trong khu vực đô thị cứ 500m có một trụ nước chữa cháy. Trụ nước cũng phải đạt được tiêu chuẩn về lưu lượng, áp lực nước. Khoảng cách, bán kính hoạt động của lực lượng PCCC phải nằm trong phạm vị tối đa là 3 đến 5km.
Thế nhưng thực tế, “Đà Nẵng còn thiếu hàng trăm trụ nước. Thậm chí, các trụ nước ở nhiều tuyến đường không sử dụng vì bị mất nắp, bị nhét đầy sỏi đá, áp lực nước không đủ. Đơn vị lắp đặt trụ nước dùng mỗi nơi một kiểu, phía lực lượng PCCC nhiều lần phải tự gia công mới dùng được. Chúng tôi từng đề xuất xây dựng 21 bến bãi lấy nước nhưng vẫn chưa đâu vào đâu bởi khớp nối với hạ tầng giao thông không đạt được sự đồng bộ. Nơi thì Sở Giao thông thông báo con đường đó không đủ trọng tải, nơi thì cho rằng ở đó không đảm bảo cảnh quan. Ngay cả quận Hải Châu dù là trung tâm thành phố cũng chưa có quỹ đất cho đội PCCC. Chúng tôi đang phải bố trí đội “ở ké” ở quận Cẩm Lệ nhưng cũng sắp “bị đuổi”" – ông Nam cho hay.
Năm 2017, thành phố đã có cuộc họp bàn về vấn đề làm sao ở những kiệt hẻm có được lối cho lực lượng PCCC vào. Đến hiện tại các quận Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn đang xây dựng đề án trong các kiệt hẻm sẽ bố trí trụ nước chữa cháy theo quy chuẩn. Song song với đó, Sở Xây dựng có quy định, các nhà trong kiệt hẻm khi cấp phép xây dựng thì yêu cầu các nhà lùi vào 2m, tạo thông thoáng cho lực lượng chữa cháy.
Thế nhưng, với cách làm hiện nay, ông Nam cho rằng: “Chúng ta đang làm theo kiểu mọi thứ đã xong rồi mình mới chen vào. Chúng ta nghĩ rằng có hàng chục phương tiện chữa cháy là ổn rồi, nhưng nếu đến một nơi không có nguồn nước, không tiếp cận được thì cũng đành chịu. Nước xa không thể cứu được lửa gần.
Tôi mong thành phố hãy luôn quan tâm đến vấn đề PCCC. Từ quan tâm thì mới đặt vấn đề này song song với việc quy hoạch lại dân cư, chỉ đạo cho các cơ sở. Tránh tình trạng, khi có sự vụ mới đổ xô đi tìm cái được, chưa được”.
THUỲ TRANG – HOÀNG VINH
Theo Laodong
Hà Nội còn 65 chung cư cao tầng vi phạm phòng cháy
Trong đó có 61 công trình đã được thẩm duyệt, nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.
Theo Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC), đến ngày 31/7 có 14 trong 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm PCCC đã khắc phục các tồn tại.
Trong đó 13 chung cư cao tầng được nghiệm thu về PCCC, một công trình (tòa nhà N02-T3 tại Khu đoàn Ngoại giao, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) dừng đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu về PCCC.
Sở PCCC cho biết, sau khi 14 công trình khắc phục, thành phố hiện còn 65 công trình chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng (61 công trình đã được thẩm duyệt, nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động; ba công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC đã đi vào hoạt động; một công trình đã thi công nhưng chưa thẩm duyệt thiết kế về PCCC).
TP Hà Nội sẽ có nhiều biện pháp xử lý các công trình chung cư cao tầng vi phạm PCCC. Ảnh minh hoạ: Bá Đô.
Với 65 công trình trên, cảnh sát PCCC sẽ phối hợp các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc khắc phục vi phạm, những cam kết của chủ đầu tư và tổ chức các biện pháp theo đúng chỉ đạo của thành phố.
Trước đó, UBND thành phố thông báo việc xử lý 79 chung cư cao tầng vi phạm PCCC với nhiều biện pháp quyết liệt: yêu cầu đơn vị liên quan khắc phục vi phạm PCCC; ra quyết định tạm đình chỉ; sau khi xử phạt nếu chủ đầu tư cố tình chây ì không khắc phục có thể đề xuất địa phương cưỡng chế.
Trường hợp cần thiết, nhà chức trách củng cố hồ sơ, tập hợp đầy đủ chứng cứ, đề chuyển cơ quan cảnh sát điều tra. Thành phố cũng yêu cầu Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Tài nguyên và Môi trường từ 1/7 không giới thiệu địa điểm cấp đất, giao đất, cho thuê đất với các đơn vị đang là chủ đầu tư 79 công trình vi phạm nêu trên.
Khuyến cáo người dân tự trang bị bình chữa cháy, thang dây
Cuối tháng 7, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu ký ban hành công văn tăng cường công tác đảm bảo an toàn PCCC. Thành phố giao các lực lượng liên quan khuyến cáo, nhắc nhở người dân nêu cao ý thức, kỹ năng PCCC, thoát nạn, thoát hiểm; tự trang bị phương tiện PCCC tại chỗ, như: bình chữa cháy, mặt nạ phòng độc, thang dây, ống tụt, thiết bị cảnh báo, báo cháy tự động...
Võ Hải
Theo VNE
TP HCM: Nhà kho của công ty hóa chất cháy gần 1 giờ đồng hồ Khoảng 15 giờ ngày 13-9, người dân phát hiện nhà kho tại số 638/72/33, đường Lê Trọng Tấn (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP HCM) bốc cháy Sau khi nhận tin báo cháy, lực lượng phòng cháy chữa cháy quận Bình Tân (TP HCM) nhanh chóng điều người cùng phương tiện xuống hiện trường. Khoảng 45 phút sau, đám cháy được...