Phòng cháy chữa cháy: Chọn công trình trọng yếu, nguy cơ cao để xử lý trước
Trong số các công trình đã rà soát, phải lựa chọn công trình trọng yếu, có nguy cơ cao về cháy nổ để xử lý trước là yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn.
Chiều 23-8, Ban Pháp chế HĐND TP đã làm việc với Cảnh sát PCCC) TP và một số Sở, ngành về việc thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND.
Theo Cảnh sát PCCC TP, qua rà soát, đến nay, trên đia bàn TP, các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước thời điểm Luật PCCC có hiệu lực thi hành là 1.147 cơ sở, tăng 555 cơ sở so với khảo sát bước đầu.
Cụ thể, gồm có 347 trường học, cơ sở giáo dục; 372 nhà chung cư, nhà tập thể, nhà cho thuê để ở; 198 xưởng sản xuất, kho chứa hàng hóa; 29 BV, sơ sở khám chữa bệnh; 29 chợ, 18 công trình công cộng tập trung đông người; 9 cơ sở nghiên cứu; 11 khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách; 8 cả hàng kianh doanh xăng dầu; 3 trạm điện; trạm nạp LPG.
Tính theo địa bàn quận, huyện thì quận Hai Bà Trưng có số cơ sở chưa đảm bảo yêu cầu PCCC nhiều nhất (185 cơ sở), tiếp theo là quận Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Vì…
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu phát biểu tại phiên họp. Ảnh: P.Thảo
Để tránh lọt các cơ sở thuộc diện đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 05, TP chỉ đạo các quận, huyện, thị xã trong quá trình thực hiện các biện pháp khắc phục PCCC với các cơ sở đã phê duyệt phải tiếp tục rà soát kỹ theo 2 nhóm đối tượng.
Cụ thể, với nhóm cơ sở được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực, cần rà soát kỹ nhóm nhà chung cư, tập thể cũ. Hiện, theo thống kê, TP có 1.578 nhà chung cư, tập thể cũ nhưng kết quả rà soát của các quận, huyện, thị xã chỉ có 372 cơ sở không đảm bảo yêu cầu PCCC.
Thứ hai là nhóm cơ sở thuộc loại hình kho chứa và công trình chế biến sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm cháy nổ ở khu dân cư, nơi đông người. Kết quả điều tra, rà soát và báo cáo hiện không có cơ sở loại hình này thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 05.
Đáng quan tâm, theo Cảnh sát PCCC TP, đến nay, các quận, huyện, thị xã vẫn chưa hoàn thành việc tổng hợp, báo cáo UBND TP phê duyệt kế hoạch, lộ trình thời gian thực hiện với từng cơ sở.
Video đang HOT
Các Sở, ngành chức năng chưa thật sự đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt việc thực hiện Nghị quyết 05. Một số Sở, ngành chưa thực sự quan tâm đến việc rà soát đối tượng thuộc điện điều chỉnh theo ngành, lĩnh vực mình phụ trách, quản lý như các Sở Xây dựng, Công thương, Y tế, GD.
Cũng theo Cảnh sát PCCC TP, đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết 05 tăng nhiều, xấp xỉ 200% so với khảo sát bước đầu, nhưng chưa thật sự phản ánh đúng với thực trạng tồn tại về PCCC tại các cơ sở được đưa vào sử dụng trước Luật PCCC có hiệu lực thi hành.
Trưởng đoàn giám sát, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam đánh giá, qua giám sát cho thấy, có sự chuyển biến tích cực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong PCCC nói chung và thực hiện Nghị quyết 05 nói riêng.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện Nghị quyết 05 nhìn chung còn chậm. Việc rà soát, kiểm đếm bổ sung vẫn còn sót, như với nhà tập thể 4-5 tầng, các làng nghề, chợ, trung tâm thương mại, gas và khí hóa lỏng… chưa đưa vào danh mục.
Đáng bàn, theo ông Nam, việc đề xuất bổ sung các giải pháp thay thế còn lúng túng. Ví dụ, với nhà tập thể cũ, chợ dân sinh cũ mà buộc áp tiêu chuẩn theo luật hiện hành thì rất khó khăn, không thực hiện được. Vì vậy, cơ quan Cảnh sát PCCC cần đưa ra giải pháp cụ thể, phù hợp, như yêu cầu trang bị phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình bọt, chuông báo cháy, có lối thoát nạn, thoát hiểm…
Đoàn giám sát cũng kiến nghị TP chỉ đạo các văn phòng, khách sạn phải thực hiện ngay việc trang bị hệ thống báo cháy, bình chữa cháy trong các tầng, các tòa nhà.
Với các khu tập thể cũ, đề nghị TP chỉ đạo giải tỏa ngay toàn bộ bãi xe, các nhà, gầm cầu… lấn chiếm phạm vi lối thoát nạn; các hộ dân trang bị ngay bình bọt chữa cháy; lồng cọp phải được cắt một ô làm cửa thoát nạn, trong đó lập biên bản cưỡng chế nếu các hộ không thực hiện….
Trong số các công trình đã rà soát, phải lựa chọn công trình trọng yếu, có nguy cơ cao về cháy nổ để xử lý trước là yêu cầu của Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn.
Đồng thời, ông Tuấn đề nghị đẩy mạnh công tác tuyên truyền; kiến nghị Thường trực HĐND TP giao cho Thường trực HĐND các quận, huyện, thị xã giám sát việc thực hiện. Bên cạnh đó, Ban Pháp chế HĐND TP cần tham mưu cho HĐND TP đưa nội dung PCCC vào các phiên giải trình, chất vấn để nâng cao trách nhiệm, tạo chuyển biến mạnh tại cơ sở.
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Sửu đánh giá, việc thực hiện Nghị quyết 05 đã tạo chuyển biến mạnh trong công tác PCCC trên địa bàn TP. Tuy nhiên, tính đến ngày 20-8, toàn TP đã xảy ra 548 vụ cháy.
Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu Sở Xây dựng phải tăng cường công tác quản lý, rà soát, thống kê lại các loại hình nhà ở, phân định rõ loại hình sở hữu của người dân, của Nhà nước hay sở hữu hỗn hợp để có giải pháp xử lý phù hợp.
Với những công trình nếu buộc xử lý đảm bảo PCCC theo tiêu chuẩn mà gây ảnh hưởng thiết kế, kết cấu thì trước mắt phải xác định sẽ khắc phục được những gì, phải phân loại, có lộ trình xử lý dần từng bước. Đồng thời, Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và đầu tư phải chủ động tham mưu cho TP về kinh phí thực hiện.
Phương Thảo
Theo VNE
Hà Nội: Trồng nhãn đặc sản, miền đất này thu 400 tỷ đồng/năm
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu tại Hội nghị "Hợp tác các tỉnh phát triển sản xuất, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn TP.Hà Nội năm 2018".
Trồng nhãn đặc sản, thu 400 tỷ đồng/năm
Hội nghị do Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp UBND huyện Quốc Oai, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội tổ chức ngày 22.8. Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, Hà Nội hiện có hơn 17.700ha diện tích trồng cây ăn quả, với nhiều loại khác nhau.
Trong số các loại cây ăn quả chiếm diện tích lớn, cây nhãn đứng thứ 3 với diện tích hơn 1.700ha, sản lượng bình quân gần 30.000 tấn/năm, doanh thu khoảng 400 tỷ đồng, chiếm khoảng 16% tổng doanh thu các loại cây ăn quả trên địa bàn thành phố.
Năm 2018, tổng diện tích trồng nhãn toàn thành phố là 1.722ha, trong đó có khoảng 600ha trồng nhãn chín muộn (giống HTM1, HTM2). Hiện các giống nhãn chín muộn được trồng tập trung tại các huyện Quốc Oai, Hoài Đức, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Đan Phượng...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hà Nội Nguyễn Văn Sửu (thứ 2 từ trái) thăm các gian hàng nhãn chín muộn. Ảnh: T.H
Nói về giống nhãn chín muộn, lãnh đạo Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: Đây là giống nhãn đặc sản, có thời gian thu hoạch dài và muộn nhất trong tất cả các giống nhãn. Cụ thể: Thời gian thu hoạch nhãn chín muộn từ cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 hằng năm.
Năm 2018, sản lượng nhãn chín muộn của Hà Nội đạt khoảng 11.000 tấn, tăng 15% so với năm 2016 (năm 2017 nhãn chín muộn trên địa bàn TP.Hà Nội bị mất mùa), giá trị thu nhập ước đạt 575 triệu đồng/ha. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là TP.Hà Nội.
"Hiện nay, Sở NNPTNT Hà Nội đã chứng nhận được khoảng 100 cây nhãn chín muộn đầu dòng, cung cấp hàng triệu mắt, cành ghép cây giống nhãn chín muộn cho các tỉnh bạn như Hưng Yên, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh..." - ông Đại thông tin.
Đẩy mạnh liên kết người trồng nhãn với DN
Là một trong những đơn vị trọng điểm của Hà Nội về trồng nhãn, với thương hiệu lâu năm "nhãn méo", hay còn gọi là "nhãn muộn Đại Thành", ông Nguyễn Huy Anh - Chủ tịch UBND xã Đại Thành cho biết: "Hiện trên địa bàn xã có hơn 1.600 hộ trồng nhãn với tổng diện tích 175ha, trong đó có 155ha đã cho quả, còn 20ha mới trồng. Năm 2018, thời tiết thuận lợi nên người trồng nhãn chín muộn Đại Thành bội thu, sản lượng dự kiến đạt 2.500 - 3.000 tấn, giá trị khoảng 60 tỷ đồng. Tận dụng mùa hoa nhãn, người dân địa phương đã nuôi ong (khoảng 5.000 đàn) và từ đầu mùa đến nay đã thu hoạch hơn 50 tấn mật, thu hơn 7 tỷ đồng. Ngoài ra, người dân còn có thu nhập không nhỏ từ bán cây giống, mắt ghép".
Theo Chủ tịch UBND xã Đại Thành, để góp phần đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nhãn muộn, Sở NNPTNT Hà Nội, UBND huyện Quốc Oai đã hỗ trợ cho nông dân xã Đại Thành áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, triển khai sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...
"Năm nay, để tránh tình trạng "được mùa mất giá", người trồng nhãn Đại Thành mong muốn Sở NNPTNT và các ban ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, liên kết với các đơn vị tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm nhãn Đại Thành tới đông đảo người dân, DN trong và ngoài nước".
Là 1 trong 11 DN tham gia lễ ký kết tiêu thụ sản phẩm tại hội nghị, ông Đỗ Hoàng Thạch - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Việt phấn khởi nói: "Tại hội nghị này, chúng tôi đã kết nối tiêu thụ trực tiếp với 2 đơn vị sản xuất là: HTX nhãn muộn Đại Thành (Quốc Oai), Hiệp hội nhãn muộn Hoài Đức và 1 hộ trồng nhãn chín muộn ở Đại Thành. Cùng với đẩy mạnh thu mua, Tập đoàn An Việt sẽ tập trung vào công tác xúc tiến thương mại, tăng cường mở các chuỗi cửa hàng thực phẩm tại các khu chung cư...".
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đánh giá cao những nỗ lực của ngành nông nghiệp Thủ đô và huyện Quốc Oai trong việc phát triển các loại nông sản đặc sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là nhãn chín muộn.
Ông Sửu đề nghị thời gian tới, ngành nông nghiệp và Công Thương Hà Nội cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với huyện Quốc Oai và các địa phương khác của thành phố, tích cực mở rộng diện tích trồng nhãn chín muộn theo tiêu chuẩn VietGAP, giữ vững thương hiệu nhãn chín muộn, hướng tới xuất khẩu sang các nước ASEAN và các thị trường tiềm năng khác.
Theo Danviet
Sản lượng miến dong tăng gấp đôi, tỉnh Quảng Ninh kêu gọi tiêu thụ Miến dong Bình Liêu là một sản phẩm truyền thống đặc trưng của bà con dân tộc huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Loại miến được sản xuất hoàn toàn từ củ dong riềng này đang đứng nguy cơ tồn đọng nguyên liệu số lượng lớn. Ngày 24.8, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã chủ...