‘Phòng cấp cứu thu nhỏ’ trên chuyến bay đưa bệnh nhân 91 về nước
Bệnh nhân 91 được vận chuyển trên 7 chặng đường cùng nhiều nhân viên y tế và hệ thống trang thiết bị như “phòng cấp cứu thu nhỏ”.
Chuẩn bị hơn 3.500 lít oxy để đưa bệnh nhân 91 về nước
Phòng khám Gia đình (TP.HCM) đã hoàn thiện tất cả trang bị thiết bị vận chuyển bệnh nhân 91 về nước. Đơn vị này chuẩn bị hơn 3.500 lít oxy cho suốt chặng bay.
Trưa 11/7, Phòng khám Gia đình (Family Medical Practice Vietnam) tích cực hoàn thiện tất cả trang thiết bị vận chuyển bệnh nhân 91 trên 7 chặn đường di chuyển, trong đó có 4 chặn đường bay.
Bác sĩ Rafi Kot, Tổng giám đốc Phòng khám Gia đình, cho biết việc vận chuyển bệnh nhân này không phải là nhiệm vụ quá khó khăn. “Bệnh nhân này đã hoàn toàn tỉnh táo, sức khoẻ ổn định và được chữa khỏi Covid-19. Chúng tôi cũng là đơn vị có kinh nghiệm và thường xuyên vận chuyển bệnh nhân trên các chuyến bay tương tự”, bác sĩ Kot nói.
Bệnh nhân 91: ‘Tôi cảm ơn người dân, bác sĩ Việt Nam’ Sáng 11/7, bệnh nhân 91 nói lời cảm ơn trước khi về nước trong lễ xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Ngoài hơn 6 bình oxy với tổng thể tích hơn 3.500 lít, các bác sĩ sẽ mang theo tất cả trang thiết bị theo dõi, cấp cứu người bệnh như một “ phòng cấp cứu thu nhỏ”.
Bệnh nhân 91 được vận chuyển trên 7 chặng đường cùng nhiều nhân viên y tế và hệ thống trang thiết bị như “phòng cấp cứu thu nhỏ”.
Chuẩn bị hơn 3.500 lít oxy để đưa bệnh nhân 91 về nước Phòng khám Gia đình (TP.HCM) đã hoàn thiện tất cả trang bị thiết bị vận chuyển bệnh nhân 91 về nước. Đơn vị này chuẩn bị hơn 3.500 lít oxy cho suốt chặng bay.
Trưa 11/7, Phòng khám Gia đình (Family Medical Practice Vietnam) tích cực hoàn thiện tất cả trang thiết bị vận chuyển bệnh nhân 91 trên 7 chặn đường di chuyển, trong đó có 4 chặn đường bay.
Bác sĩ Rafi Kot, Tổng giám đốc Phòng khám Gia đình, cho biết việc vận chuyển bệnh nhân này không phải là nhiệm vụ quá khó khăn. “Bệnh nhân này đã hoàn toàn tỉnh táo, sức khoẻ ổn định và được chữa khỏi Covid-19. Chúng tôi cũng là đơn vị có kinh nghiệm và thường xuyên vận chuyển bệnh nhân trên các chuyến bay tương tự”, bác sĩ Kot nói.
Ngoài hơn 6 bình oxy với tổng thể tích hơn 3.500 lít, các bác sĩ sẽ mang theo tất cả trang thiết bị theo dõi, cấp cứu người bệnh như một “phòng cấp cứu thu nhỏ”.
Các thiết bị này bao gồm máy theo dõi bệnh nhân, máy sốc điện, máy thở, máy xét nghiệm, máy hút, bộ đặt nội khí quản, thiết bị cấp cứu nếu có tràn khí màng phổi và thuốc các loại.
Hai ngày trước, các bác sĩ tại Hà Nội cũng đã vào TP.HCM để cùng với bác sĩ tại đây bàn bạc và kiểm tra toàn bộ thiết bị y tế sẽ mang cùng bệnh nhân trên chuyến bay.
Những thiết bị y tế đã được bác sĩ Bùi Nghĩa Thịnh, Trưởng bộ phận Cấp cứu, cân nhắc và lập danh sách cụ thể. Nhiều ngày trước, các bác sĩ thường xuyên vào kho thiết bị để kiểm tra một lượt tất cả thiết bị, đảm bảo không sót dụng cụ y tế cần thiết nào.
Với bệnh nhân 91, bác sĩ Kot cho biết bệnh nhân ổn định, song các bác sĩ vẫn sẽ xem nam phi công là bệnh nhân nặng nhất và cần chăm sóc, hỗ trợ chu toàn nhất. “Chúng tôi dự phòng sẵn sàng cho tất cả các tình huống có thể xảy ra với bệnh nhân, kể cả trường hợp xấu nhất”, bác sĩ Kot cho biết.
Chặng đầu tiên, hai xe cứu thương sẽ đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Một xe chuyên chở trang thiết bị y tế mang lên máy bay. Trên xe còn lại, một nhân viên y tế phụ trách đến đón bệnh nhân 91 tại cổng bệnh viện.
Bệnh nhân 91 được xe thang nâng đưa từ xe cấp cứu lên máy bay, ngồi ghế hạng thương gia. Toàn hành trình này, nam phi công sẽ được 7 nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc và kiểm tra sức khỏe. Nhiệm vụ này sẽ hoàn thành khi nhân viên y tế chính thức bàn giao nam phi công cho Bệnh viện Wishaw tại Glasgow, Scotland
Bệnh nhân 91: ‘Tôi cảm ơn người dân, bác sĩ Việt Nam’ Sáng 11/7, bệnh nhân 91 nói lời cảm ơn trước khi về nước trong lễ xuất viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM).
Cuộc vận chuyển bệnh nhân 91 về nước được chuẩn bị thế nào?
Theo BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, các phương án đưa bệnh nhân 91 về nước được thảo luận rất kỹ.
Sáng 11/7, BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết Ban Chỉ đạo Phòng chống COVID-19 và Tiểu ban Điều trị đã tổ chức cuộc hội chẩn toàn quốc xác định bệnh nhân 91 hoàn toàn đủ sức khỏe để về nước.
Trên cơ sở này, cách đây 2 ngày, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế, đã làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy cùng sự có mặt của Tổng lãnh sự Anh, Phòng khám Gia đình - đơn vị vận chuyển bệnh nhân 91 về nước và Đoàn bay 919 của Hãng hàng không Vietnam Airlines.
Đoàn bay 919 sẽ đưa nam phi công người Anh trở về quê hương. (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy).
Bác sĩ Nguyễn Tri Thức cho biết: "Trong buổi làm việc, chúng tôi đã bàn bạc rất kỹ các phương án nhằm đưa bệnh nhân 91 về nước thuận lợi. Từ việc đi máy bay loại nào, tư thế bệnh nhân ra sao, làm thế nào để đảm bảo oxy của bệnh nhân với áp lực trong máy bay khi vận chuyển cho đến kế hoạch để bệnh nhân nghỉ ngơi trong thời gian chờ ở Nội Bài. Sau khi quá cảnh ở Frankfurt, bệnh nhân sẽ được chăm sóc y tế như thế nào trước khi trở về Anh".
Theo bác sĩ, toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên đã tính toán cho từng giai đoạn. Đồng thời, mỗi giai đoạn, ê-kíp đều phải dự đoán trường hợp nặng nhất có thể xảy ra. Nếu buộc phải cấp cứu trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân sẽ được đưa đến cơ sở gần nhất cũng như việc bác sĩ tại đó sẽ chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân ra sao.
"Bên cạnh đó, chúng tôi đã liên hệ và làm việc trước với đội ngũ ở các nước khác phòng tình huống bất khả kháng", bác sĩ Nguyễn Tri Thức chia sẻ.
Đánh giá về lý do điều trị thành công ca bệnh này, bác sĩ Thức cho rằng đó là công lao của toàn xã hội, hệ thống chính trị cũng như ngành y tế, không phải của riêng Bệnh viện Chợ Rẫy.
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: "Chúng tôi chỉ góp một phần công sức. Điều mấu chốt quyết định cho sự thành công trong việc điều trị bệnh nhân 91 cũng như các trường hợp nặng trong dịch COVID-19 là Bộ Y tế và Tiểu ban Điều trị đã tổ chức hội chẩn cấp quốc gia rất nhiều lần. Chúng ta đã sử dụng được trí tuệ của tất cả thầy cô, giáo sư, các bạn điều dưỡng và thậm chí là nhân viên chăm sóc để đưa ra kế hoạch hoàn hảo nhất".
Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Tri Thức cũng nhấn mạnh mục tiêu duy nhất của những người trong ngành y tế là cứu sống bệnh nhân, đưa người bệnh trở về cuộc sống bình thường. Tất cả vấn đề khác bên cạnh sức khỏe và sinh mạng của bệnh nhân đều không phải yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Phó thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ xe rơi đèo, năm người tử vong ở Kon Tum Theo Ban ATGT tỉnh Kon Tum, đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng xác định có 5 người tử vong, 35 người khác bị thương trong vụ xe khách rơi xuống đèo Ngọc Vin. Thông tin từ Ban ATGT tỉnh Kon Tum, đến trưa nay, cơ quan chức năng xác định có 5 nạn nhân tử vong trong vụ xe khách...