Phòng cảm lạnh, viêm họng mùa hè
Những tưởng chỉ khi trời lạnh thì bạn mới dễ bị cảm lạnh, đau họng. Nhưng không, các chuyên gia cho biết nguy cơ này vẫn tăng cao ngay giữa mùa hè do nhiều người có xu hướng ngâm nước lâu cũng như uống nước đá nhiều hơn để giải nhiệt.
Những tưởng chỉ khi trời lạnh thì bạn mới dễ bị cảm lạnh, đau họng. Nhưng không, các chuyên gia cho biết nguy cơ này vẫn tăng cao ngay giữa mùa hè do nhiều người có xu hướng ngâm nước lâu cũng như uống nước đá nhiều hơn để giải nhiệt.
Nếu không cẩn thận, mùa nóng bức cũng dễ khiến bạn nhiễm bệnh không khác gì mùa lạnh – Ảnh: Shutterstock
Những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn tránh được tình trạng cảm lạnh, viêm họng trong mùa hè:
Tránh uống nước đá. Nhiều người dễ có xu hướng uống nước lạnh, nước đá ngay khi bước chân vào nhà hoặc chỗ làm sau thời gian dài ở ngoài trời. Điều này có thể giúp hạ thân nhiệt nhanh nhưng sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Cơ thể bạn không thể duy trì cân bằng giữa quá lạnh và quá nóng, từ đó khiến bạn bị đau họng. Hãy hòa nước bình thường với nước lạnh và uống từng ngụm thay vì nốc hết một lần.
Video đang HOT
Giũ bỏ bụi. Bảo đảm mọi thứ xung quanh bạn đều ít bụi bặm hết mức có thể. Mặc dù khó tránh bụi khi chúng ta đi ngoài đường thường xuyên song hãy tìm cách loại bỏ hết bụi bẩn khi trở về nhà. Giũ bụi quần áo, sau đó bỏ vào máy giặt. Chịu khó lau dọn nhà sạch sẽ vì bụi trong nhà có thể gây hắt hơi và ho.
Bỏ giày dép và túi xách vào tủ. Không để giày dép, túi xách hoặc bất cứ đồ vật bạn mang, mặc mỗi ngày “khơi khơi” bên ngoài, mà hãy đặt chúng vào tủ khi bạn về tới nhà. Cách này có thể giúp ngăn bụi bẩn và vi trùng lây lan khắp nhà.
Tắm bằng nước ấm. Đừng để cơ thể bẩn quá lâu mà nên đi tắm ngay sau khi bạn đặt chân vào nhà. Dội nước giúp loại bỏ hết bụi bẩn và vi trùng bạn tiếp xúc trong ngày. Mồ hôi thường khô và ngấm vào da cùng với các tạp chất khác. Tắm sẽ giúp bạn gột bỏ bụi bẩn, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.
Trời nóng, tắm nước lạnh bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, song theo các chuyên gia sức khỏe thì dội nước lạnh lên người ngay sẽ khiến bạn nhiễm lạnh. Tốt nhất là lúc mới đầu tắm, bạn nên dùng nước âm ấm và sau đó thì có thể chuyển sang nước mát hơn vì lúc này thân nhiệt đã ổn định.
Theo Thanh niên
Vệ sinh đồ chơi cho trẻ thế nào cho đúng?
Các chuyên gia cho biết, chỉ lau đồ chơi thôi thì chưa đủ, thậm chí là rửa bằng nước sạch cũng không thể diệt trừ được "ổ vi khuẩn" bám trên đồ chơi.
Lau chùi chỉ làm sạch bụi bám
Chị Nguyễn Lan Anh (số 6 Đội Nhân, Hà Nội) luôn lo lắng đồ chơi của con bị bám bẩn thì khi con chơi sẽ dễ có nguy cơ vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập cơ thể do tay trẻ tiếp xúc đồ chơi, hoặc thậm chí còn cho cả đồ chơi lên miệng ngậm, mút. Đối với đồ chơi nhựa, gỗ, chị đều dùng khăn giặt sạch, vắt ẩm để lau sạch cho con chơi hằng ngày. Còn các loại đồ chơi mềm như thú bông, quần áo vải của búp bê... chị đều bỏ ra giặt sạch và phơi khô hằng tuần.
Theo một khảo sát nhỏ của phóng viên với 20 hộ dân có trẻ nhỏ tại khu vực Dịch Vọng, Cầu Diễn (Hà Nội) thì những gia đình chăm vệ sinh đồ chơi cho con như nhà chị Lan Anh chỉ có 30%. Còn lại, hầu hết các gia đình chỉ lau, giặt đồ chơi cho con khi nhìn thấy có vết bẩn, bám dính đất cát, hoặc khi bé ăn bị nôn trớ, làm bẩn đồ chơi.
Theo BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, thực tế rất ít cha mẹ nhận thức được rằng đồ chơi chính là một ổ vi khuẩn vô hình mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy được. Thông thường trẻ chơi đồ chơi hay được vứt lăn lóc dưới sàn nhà, nơi có nhiều bụi bẩn và các vi khuẩn vi trùng dễ bám vào. Mồ hôi ở tay chân trẻ cũng mang theo vi trùng, vi khuẩn bám đầy vào đồ chơi khiến cho đồ chơi trở thành "ổ vi khuẩn". Rồi những vi trùng, vi khuẩn, bụi bẩn ấy lại theo tay trẻ quệt lên mắt mũi, mồm miệng. Thậm chí có trẻ còn đưa cả đồ chơi vào mồm ngậm, mút, "dẫn đường" cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể.
Tuy nhiên, theo BS Hoàng Xuân Đại, việc lau chùi đồ chơi chỉ với khăn sạch, dù khô hay ẩm, dù được thực hiện thường xuyên hằng ngày, cũng chỉ có tác dụng làm sạch bụi bám trên đồ chơi chứ không thể diệt được ổ vi khuẩn. Ngay cả việc rửa bằng nước sạch cũng không thể loại trừ được vi khuẩn. Muốn đồ chơi sạch sẽ thì phải thực hiện tẩy rửa bằng các loại nước tẩy rửa thông thường như xà phòng, nước rửa bát, hoặc các loại dung dịch chuyên dùng cho việc tẩy rửa đồ chơi trẻ em.
Rửa sạch hóa chất
Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Hùng Mạnh, Công ty Cổ phần Đồ chơi và Thiết bị giáo dục Tiến Đức cho rằng, đồ chơi nên ngâm trong nước có pha dung dịch tẩy rửa khoảng 5 phút, sau đó rửa lại thật sạch với nước, nhất là ở các khe kẽ, tránh việc xà phòng, chất tẩy rửa còn đọng lại ở các khe nhỏ, sau đó mang đồ chơi đã được rửa sạch phơi hoặc sấy cho thật khô mới cho trẻ sử dụng.
Đối với các đồ chơi có chất liệu bằng vải hay bông mềm, là những chất liệu dễ bắt bụi, thậm chí chỉ cần một vài giọt nước, sữa, hay mồ hôi ở tay trẻ bám vào là có thể sinh nấm mốc, thì cần vệ sinh cẩn thận hơn. Cha mẹ nên đem các món đồ chơi này giặt sạch với xà phòng và phơi khô hằng tuần, dù có nhìn thấy vết bẩn hay không. Bởi ngay cả khi không có các vết bẩn rõ ràng cũng không thể chắc là thú bông của trẻ không chứa đầy vi khuẩn.
Cẩn thận hơn thì lâu lâu có thể ngâm giặt với thuốc tẩy sẽ giúp tiệt trùng tốt hơn. Điều quan trọng là dù đồ chơi nhựa, gỗ, hay bông vải thì bất kể khi nào vệ sinh bằng xà phòng, hóa chất, hay dung dịch tẩy rửa... cha mẹ cần hết sức chú ý việc giặt, rửa lại thật sạch bằng nước, tránh để tồn dư hóa chất còn bám lại trên đồ chơi, sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho trẻ, thậm chí là nguy cơ ngộ độc vì hóa chất tẩy rửa.
Ngoài việc thường xuyên vệ sinh đồ chơi sạch sẽ, cha mẹ cũng cần chú ý thường xuyên rửa tay cho trẻ với xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn, rồi rửa lại thật sạch bằng nước, nhất là trước và sau khi cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi.
BS Hoàng Xuân Đại
Đức Anh
Theo Kiến thức
Ngừa cảm lạnh, viêm họng mùa hè Những tưởng chỉ khi trời lạnh thì bạn mới dễ bị cảm lạnh, đau họng. Nhưng không, các chuyên gia cho biết nguy cơ này vẫn tăng cao ngay giữa mùa hè do nhiều người có xu hướng ngâm nước lâu cũng như uống nước đá nhiều hơn để giải nhiệt. Nếu không cẩn thận, mùa nóng bức cũng dễ khiến bạn nhiễm...