Phòng bếp màu hồng cực đẹp của gia đình ở Tây Ninh, mỏi mắt cũng không tìm được 1 điểm nào bị sến
Chị Nguyệt Nhi đã thiết kế căn bếp của gia đình theo gam màu hồng mà mình yêu thích.
Màu hồng rất ít được sử dụng trong phòng bếp vì đây là khu vực rất dễ bị bám bẩn. Nhưng nếu ngắm nhìn căn bếp được decor bằng màu hồng dưới đây, bạn sẽ phải kinh ngạc vì quá hiện đại và quyến rũ.
Mẹ đảm dùng 2,5 năm biến 7 mét vuông ban công thành khu vườn muôn sắc, ngập tràn hương hoa
Được biết, căn bếp xinh xắn này là của gia đình chị Lê Nguyệt Nhi (hiện đang sống tại Tây Ninh). Chị Nhi chia sẻ: “Bếp nhà mình được thiết kế đơn giản, gọn gàng với tone màu hồng là chủ đạo.
Đây là không gian mà cả nhà quây quần ấm áp, cùng ăn những món ăn yêu thích, cùng trò chuyện sau những ngày dài mệt mỏi. Toàn bộ không gian bếp đều được thiết kế tủ đựng để giấu đồ bếp bên trong, điều này giúp căn bếp của gia đình gọn gàng hơn rất nhiều”.
Không gian bếp của gia đình chị Lê Nguyệt Nhi (hiện đang sống tại Tây Ninh) nhìn từ phòng khách .
Các điểm nhấn sử dụng trong phòng bếp bao gồm ghế ngồi, các món đồ nội thất.
Phần tủ đựng được sử dụng bằng màu trắng hiện đại.
Máy rửa bát của gia đình cũng theo gam màu hồng.
Điểm đặc biệt nhất trong căn bếp của gia đình chị Nguyệt Nhi chính là sử dụng rất nhiều hệ tủ lưu trữ. Chị dùng tủ to để đựng bát đĩa, tủ vách để đựng đồ bếp. Ngoài ra còn các hệ thủ nhỏ để đựng đồ dùng như chảo, đũa thìa. Các đồ bếp lớn như máy rửa bát, sấy dao thớt cũng được sắp xếp rất hợp lý.
Đây là góc đựng các món đồ bếp. Chị Nguyệt Nhi sử dụng giá đỡ để trông gọn gàng nhất.
Video đang HOT
Các kệ nhỏ trong nhà bếp giúp giấu đồ đạc cực đỉnh.
Góc dưới bồn rửa bát cũng như vậy.
Chiếc máy khử trùng dao thớt. Mặt thớt luôn sạch, không vi khuẩn!
Khay đựng đũa thìa trong tủ đựng bát.
Ảnh: NVCC
Căn bếp 20m2 xinh như khu vườn nhỏ với đủ loại đồ bếp xịn xò hot trend: Nguyện nấu ăn cả ngày nếu nhà mình cũng giống như vậy!
Căn bếp xinh xắn này có tổng chi phí là 150 triệu.
Căn hộ của chị Kim Chi toạ lạc tại khu Goldmark City - 136 Hồ Tùng Mậu, Hà Nội với diện tích 136m2. Nhà chị nhận thô và thi công từ tháng 6/2021 nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid19 nên quá trình hoàn thiện nhà bị gián đoạn hơn 2 tháng và đầu tháng 10 mới hoàn thiện 100%. Hai vợ chồng chị Chi đặc biệt chú trọng chuyện nhà cửa nên tới căn hộ thứ 2 này, gia đình chị vẫn muốn nhận thô để được tự hoàn thiện theo ý muốn.
Về ý tưởng cho căn bếp, chị Chi đã tham khảo rất nhiều các mẫu bếp mà cả 2 vợ chồng cùng thích, sau đó trao đổi với bên thiết kế chi tiết từng hạng mục để phù hợp với nhu cầu sử dụng. Chị Chi thích tông màu sáng, nhẹ nhàng mang đến cảm giác thanh thoát nên đã chọn thiết kế theo phong cách Scandinavia. Màu sắc chủ đạo là màu trắng pha chút kem nhạt. Hệ tủ bếp được thiết kế bên dưới nên mặc dù không gian bếp chỉ có 20m2 nhưng vẫn thoáng đãng và rộng rãi. Tổng chi phí hoàn thiện và đồ gia dụng cho bếp khoảng 150 triệu.
Bếp trước khi cải tạo
Tổng thể của bếp
Cây cối và hoa lá là một phần không thể thiếu trong không gian bếp nhà chị
Chị Chi đã cẩn thận đo kích thước của đồ gia dụng trước khi thiết kế tủ đựng
Các đồ gia dụng chị thường xuyên sử dụng
Hai lần mua nhà và tự hoàn thiện đều là những kỷ niệm đáng nhớ với gia đình chị. Căn hộ đầu tiên do thi công sát Tết âm, không bảo đảm được tiến độ, lại phải trả nhà thuê gấp gáp nên dù sơn vẫn chưa khô, cửa phòng chưa lắp và khu vực bếp cũng chưa có gì, gia đình chị phải dọn đến ở luôn: " Cả nhà mình phải vừa duy trì sinh hoạt, vừa đợi thợ thi công với những bữa ăn nấu bằng bếp từ hay dùng để ăn lẩu".
Đến căn hộ thứ 2 này, một lần nữa hai vợ chồng chị Chi lại chạy đua với thời gian để chuyển đồ cho kịp vào căn hộ đang ngổn ngang, chỉ gọi là tạm đủ để duy trì các hoạt động cơ bản. Đặc biệt khu vực bếp mới chỉ lắp khung của tủ bếp, vì vậy chồng chị phải tự mày mò lắp bếp điện và bồn rửa bát. Mặt trên của khu vực tủ bếp còn kê tạm các tấm ván sàn gỗ để làm điểm tựa.
Không gian giữa chậu rửa và bàn ăn khá rộng rãi, thuận tiện cho việc đi lại
Tông màu trắng giúp căn bếp thêm sáng sủa, sạch sẽ
Bếp luôn ngập tràn hoa thơm và trái cây tươi
Úp bát trong ngăn tủ giúp tiết kiệm không gian bếp hơn
Chị Chi chia sẻ: " Trải qua 2 tháng tạm bợ nên khi hoàn thiện xong xuôi, tuy hai vợ chồng rất mệt nhưng vẫn rất vui và ưng ý với khu vực bếp. Mua 1 căn hộ mới nhưng đồ cũ còn rất nhiều nên mình đã tính toán trước công năng sử dụng từng ngăn kéo, hộc tủ và thậm chí còn đo chiều cao, độ dài của từng máy móc, thiết bị để lên thiết kế. Với mình, đây là việc rất nên làm khi chuyển nhà, việc lên kế hoạch trước sẽ làm cho công năng sử dụng của các hệ tủ, không gian được khai thác triệt để và khi dọn đồ vào cũng nhàn đi rất nhiều".
Bảy món đồ bếp "must have"!
Chị Chi rất mê đồ gia dụng cho bếp và có những món dù có hỏng chị vẫn phải sắm lại 1 cái y hệt.
1. Rổ Inox: rổ Inox vừa bền, cọ rửa lại dễ dàng, sạch sẽ hơn hẳn rổ nhựa. Rổ nhựa dù có xịn đến mấy dùng một thời gian chắc chắn sẽ ngả màu, cũ, xước. Nhưng rổ Inox dùng mãi vẫn sáng bóng và còn chịu được nhiệt.
2. Tô Inox: loại tô có vạch chia ml rất tiện lợi khi quấy bột mì hoặc cần lấy nước chính xác. Ngoài ra, khi sơ chế đồ sống như làm nem, hải sản, cua cá tanh cần ướp cho vào tô khi rửa cũng rất sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Tô Inox về cơ bản như 1 cái xoong nhỏ nhưng nhẹ nhàng khi cầm và dễ rửa hơn nhiều.
3. Máy xay kéo tay: món này đặc biệt hữu hiệu khi xay hành, tỏi, ớt bởi chỉ cần bóc vỏ và kéo kéo vài cái là hành tỏi đã được xay nhỏ tùy độ nhuyễn mình thích.
4. Máy vắt cam: đây là thứ nhà nào cũng nên có 1 cái. Giá cả có nhiều loại bình dân dùng vẫn rất ok nên không phải mua cái quá đắt.
5. Nồi chiên không dầu: chiếc nồi có thể nấu cả trăm món vừa tiện dụng lại vừa hạn chế được chất béo, không cần phải chiên ngập dầu như phương pháp truyền thống.
6. Xửng hấp: một chiếc xửng siêu kín nên hấp đồ chỉ ít phút đã nóng đồ để ăn, chị Chi thấy chiếc xửng Tupperware này hơn hẳn mấy cái xửng/chõ Inox khác.
7. Hộp nhựa Tupperware: đồ hộp thủy tinh vẫn dễ dàng khi vệ sinh hơn nhưng về độ kín thì các loại hộp nhựa Tupperware vẫn là đứng đầu. Giá thành khá cao nhưng chất lượng tốt và có thể giữ cho tủ lạnh không mùi, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh nên rất đáng mua.
Chị em yêu bếp đếm được bao nhiêu món đồ gia dụng giống chị Chi?
Nguồn: NVCC
Mẹ đảm khoe căn bếp toàn đường cong mềm mại, chiêm ngưỡng đến dàn đồ bếp toàn "hàng tuyển" còn thấy mê hơn Có căn bếp xinh xắn như thế này thì chị em nào cũng muốn đứng bếp cả ngày! Chị Trân Lê hiện làm nội trợ, đồng thời kinh doanh về lĩnh vực mỹ phẩm thiên nhiên. Chiêm ngưỡng căn bếp của chị Trân, hội chị em phải trầm trồ cả về độ sáng thoáng lẫn tính thẩm mỹ, hiện đại. Là người phụ...