Phòng bệnh văn phòng
Ngồi tại chỗ phần lớn thời gian, ít vận động, thường bỏ ăn sáng hoặc ăn các món chế biến sẵn, thực đơn buổi trưa không đa dạng… là nguyên nhân nảy sinh một loại bệnh ở giới này: bệnh văn phòng.
Hình ảnh thường thấy trong giờ nghỉ của giới “cổ cồn trắng”: lại tiếp tục ngồi! Ảnh: Hồng Thái
Điểm danh bệnh văn phòng
Các nhóm bệnh về cơ xương khớp: mỏi cổ, đau lưng, đau khớp, hội chứng vai gáy hoặc hội chứng ống cổ tay. Nguyên nhân do tư thế ngồi, tư thế làm việc không phù hợp. Nhóm bệnh này ban đầu có mức độ nguy hiểm thấp, nhưng gây khó chịu và giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Nếu để lâu có thể gây các biến chứng nặng nề hơn, thậm chí là tàn phế.
Các nhóm bệnh về tiêu hoá: hội chứng dạ dày – tá tràng, rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân chính là áp lực công việc, căng thẳng trong môi trường làm việc và thói quen ăn uống không hợp lý về giờ giấc, ít uống nước. Nhóm bệnh này, khi khởi phát, cần điều trị ngay, nếu không diễn tiến sau này có thể nặng nề: viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy mạn, suy dinh dưỡng…
Nhóm bệnh đường hô hấp: cảm cúm, viêm hô hấp trên, dưới. Nguyên nhân thường do sự phân phối mật độ nhân viên trong phòng làm việc chưa hợp lý (quá đông), không khí trong phòng bị ô nhiễm, chênh lệch nhiệt độ giữa phòng máy lạnh và bên ngoài quá lớn… Nhóm bệnh này thường diễn ra cấp tính, gây nhiều khó chịu, cần được điều trị sớm để cơ thể phục hồi và giảm khả năng lây lan trong môi trường làm việc.
Nhóm bệnh mạn tính không lây liên quan đến lối sống: thừa cân – béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đột quỵ… Nguyên nhân chính là lối sống tĩnh tại (ngồi tại chỗ, ít vận động, đi lại), chế độ dinh dưỡng không hợp lý (chế độ ăn không đa dạng, hoặc dư năng lượng, nhiều béo ít rau, bỏ bữa ăn bù…) gây mất cân bằng về năng lượng ăn vào và năng lượng sử dụng, dẫn đến ứ đọng mỡ trong cơ thể gây rối loạn chuyển hoá. Thêm vào đó, hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc áp lực công việc gây nên sự căng thẳng thường xuyên, lâu ngày dẫn đến các rối loạn chuyển hoá. Nhóm bệnh này diễn tiến âm thầm nên khi phát hiện thường có biến chứng đi kèm. Hậu quả của nhóm bệnh lý này khá nặng nề: suy tim, thận, mù loà, tàn phế thậm chí tử vong!
Phòng được không?
Để khắc phục và phòng ngừa các chứng bệnh văn phòng, chúng ta cần có những hành động sau:
Xây dựng môi trường làm việc trong lành (trong khả năng của mình), sắp xếp lịch làm việc hợp lý, tránh để dồn làm tăng áp lực công việc lên mình.
Xây dựng lối sống năng động trong môi trường công việc: năng vận động tại chỗ hoặc đi lại (đi lấy đồ, photo tài liệu, lấy giấy in, nước… trong khu làm việc, đi cầu thang bộ thay cho thang máy khi phải lên xuống vài tầng lầu). Hạn chế ngồi liên tục hai giờ ít nhất sau mỗi hai giờ nên tranh thủ đứng lên, đi lại, vận động tay chân 10 – 15 phút. Tranh thủ thời gian ăn trưa để ra ngoài tản bộ…
Lên lịch tập thể dục định kỳ, lựa chọn hình thức thể dục phù hợp với điều kiện sức khoẻ, thời gian và tính khả thi. Duy trì lịch tập luyện, tránh bỏ tập.
Hạn chế dần rồi từ bỏ những thói quen có hại: hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn vặt, xem phim, chơi game…
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học:
- Lựa chọn bữa ăn đa dạng nhưng cân đối và hợp lý với nhu cầu năng lượng của cơ thể.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo (dầu mỡ): thức ăn nhanh (fast-food), thức ăn dạng chiên xào
- Nên chọn ăn thức ăn dạng hấp, luộc.
Video đang HOT
- Thay đổi thói quen ăn mặn, không dùng thêm nước chấm (nước mắm, nước tương) khi ăn.
- Tăng cường ăn thêm rau, củ, quả để tăng cường chất xơ cho cơ thể. Nếu bữa ăn trưa tại văn phòng ít rau, thì bữa chiều nên tranh thủ “ăn bù”. Ăn nhiều rau rất có lợi cho sức khoẻ vì ngoài tác dụng nhuận trường phòng chống táo bón (bệnh lý hay gặp ở giới văn phòng), cũng góp phần giúp giảm cân, phòng tránh được các bệnh mạn tính không lây.
- Nếu có thói quen ăn bữa phụ, thì nên chọn những loại thực phẩm như sữa tươi tách béo, trái cây ít ngọt, yaourt.
- Ăn đủ bữa, thu xếp thời gian cho bữa ăn sáng vì đây là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nó giúp cung cấp và tăng cường năng lượng cho cả một ngày làm việc và hoạt động dài.
- Tránh tình trạng bỏ bữa rồi ăn bù.
- Tránh tự ép mình vào một chế độ ăn kiêng không hợp lý để giảm cân mà không tham vấn chuyên gia dinh dưỡng vì dễ gây tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin và muối khoáng.
Uống đủ nước để cơ thể duy trì được các hoạt động và giúp thanh lọc cơ thể. Mỗi ngày nên uống 1,5 – 2 lít, tuỳ thuộc thời tiết và mức độ vận động, công việc. Tập thói quen uống nước thường xuyên, tránh đợi đến khi có cảm giác khát hay khô miệng mới uống vì lúc đó cơ thể đã bị thiếu nước rồi.
Theo TS.BS Lê Nguyễn Trung Đức Sơn
Giảng viên thỉnh giảng đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch, TPHCM/Sài Gòn tiếp thị
Phòng ngừa "bệnh văn phòng"
Ngồi một chỗ quá lâu, thiếu vận động cộng thêm ảnh hưởng của điều hòa, máy vi tính khiến dân văn phòng thường xuyên bị nhức mỏi mắt, mỏi cổ, đau lưng...
Đó là mầm mống của những căn bệnh nan giải sau.
Hội chứng ống cổ tay - Bệnh thường gặp của giới văn phòng
1. Vẹo đốt sống cổ
Đây là căn bệnh mà dân văn phòng mắc với tỷ lệ cao nhất, quá trình điều trị đòi hỏi phải kiên trì, tốn nhiều thời gian. Cách tốt nhất là nên phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Biện pháp hóa giải:
- Luôn giữ ấm cổ, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa thích hợp
- Bàn để máy vi tính không được cao quá 70 cm
- Nên xoay người (đặc biệt là cổ) ở nhiều tư thế (sang trái, phải, trước, sau...) sau mỗi tiếng ngồi làm việc.
2. Chứng khô mắt
Ngồi trước máy vi tính hàng giờ hoặc miệt mài soạn thảo văn bản giấy... khiến mắt mỏi, khô là lẽ thường. Thậm chí có người còn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn nếu công việc quá căng thẳng.
Biện pháp hóa giải:
- Để máy tính cách xa tầm mắt ít nhất 70cm
- Ánh sáng trong phòng làm việc phải tương đồng với ánh sáng màn hình máy tính.
- Sau 30-60 phút làm việc, nên hướng mắt nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhìn xuống phía dưới để mắt được thư giãn, đỡ mỏi và khô.
3. Hội chứng ống cổ tay
Phải dùng chuột máy tính quá nhiều khiến cơ và gân ở ngón tay trỏ, bàn tay và xương bả vai mệt mỏi, thậm chí bị tổn thương thần kinh mạch máu khiến đau, tê ngón tay, bàn tay, bả vai.
Biện pháp hóa giải:
- Tư thế ngồi ngay ngắn, khi điều khiển chuột máy tính, tay và vai không được "treo" lên không trung - không có điểm tựa để ngừng nghỉ tạm thời nhằm giảm áp lực lên các ngón tay.
- Không nên dùng lực lớn để đánh máy hoặc điều khiển chuột máy
- Thường xuyên mat-xa tay và vai bằng chính hai tay của mình mỗi khi được rảnh rỗi.
Ánh sáng đèn lại thiếu một vài tia tử ngoại có lợi
4. Hội chứng ánh sáng
Nhiều dân văn phòng có thói quen để ánh sáng phòng quá chói. Điều này ảnh hưởng không tốt đến dây thần kinh thị giác, lâu dần gây mệt mỏi. Ngoài ra, ánh sáng đèn lại thiếu một vài tia tử ngoại có lợi, dễ làm rối loạn đồng hồ sinh học của con người, khiến cơ thể khó phân định ngày và đêm.
Biện pháp hóa giải:
Hạn chế bật quá nhiều đèn ở văn phòng, nên mở cửa sổ để ánh sáng tự nhiên chiếu khắp phòng. Thường xuyên phơi nắng để bù lại lượng vitamin D bị thiếu hụt.
5. Khô và dị ứng da
Sử dụng điều hòa nhiệt độ khiến nhiệt độ trong phòng và bên ngoài có thể chênh lệch từ 5-10 độ. Điều này khiến da thường bị mất nước, khô rát, thậm chí còn giảm sức đề kháng, dễ dàng mắc các chứng dị ứng, viêm nhiễm.
Biện pháp hóa giải:
- Nên sử dụng kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm cho da
- Không nên để bừa bãi bút, giấy, văn bản...trên bàn làm việc để tránh tiếp xúc với những vi khuẩn bám trên đó gây dị ứng.
- Trên bàn máy tính nên đặt một chậu xương rồng nhỏ để nó hút bụi bẩn.
6. Nhiễm xạ từ
Thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, điện thoại di động... sẽ không tránh khỏi việc "hứng chịu" những phát xạ từ nó.
Biện pháp hóa giải:
- Không nên ngồi sau màn hình máy tính.
- Thường xuyên uống trà xanh và rửa mặt
- Nên đặt một cây cảnh nhỏ (xương rồng) dưới bàn để máy vi tính để nó hút bớt lượng bức xạ phát ra.
Theo Phạm Hằng
Dantri/News
Nghịch lý chuyển viện ẩu: Người bệnh gánh chịu! Một bé gái tử vong trên đường chuyển viện vì viêm hô hấp sản phụ mang song thai tử vong do chậm chuyển viện bệnh nhân nghi ung thư chuyển BV tuyến trên nhưng không có gì hàng loạt trẻ chuyển viện do hô hấp lại mắc tay-chân-miệng... là thực tế xảy ra trong ngành y tế. Mặc dù quy định rõ, thế...