Phòng ‘bệnh tử 24 giờ’ não mô cầu nhóm B bằng vắc xin từ 2 tháng tuổi
Bé gái 6 tuổi ở Tây Ninh được xác định sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết do nhóm huyết thanh não mô cầu B. Đây là nhóm não mô cầu nguy hiểm và phổ biến hàng đầu tại Việt Nam; đã có vắc xin phòng sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi.
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết, sau gần 2 tuần điều trị tích cực, bé gái ở Tây Ninh nhiễm não mô cầu đã thoát nguy kịch. Trước đó, bé gái nhập viện sau 2 ngày sốt cao, đau nhức khắp người, đau bụng, nổi tử ban rải rác toàn thân. Kết quả xét nghiệm PCR mới đây cho thấy bệnh nhi dương tính với vi khuẩn não mô cầu nhóm B, bé chưa từng tiêm vắc xin phòng bệnh.
Viêm màng não mô cầu nhóm B – ‘bệnh tử 24 giờ’
BS. Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết bệnh do não mô cầu được mô tả là “bệnh tử 24 giờ” vì có thể gây tử vong chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi phát bệnh với hai thể nguy hiểm là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. 20% trẻ sống sót phải đối mặt nhiều di chứng như sẹo do hoại tử mô, cắt cụt chi, điếc, thiểu năng trí tuệ… Trong đó, vi khuẩn não mô cầu nhóm B là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam trong vòng 15 năm qua.
“Trẻ mắc não mô cầu có thể tử vong nhanh chóng, trước cả 24 giờ khiến người nhà rất sốc vì buổi sáng trẻ còn đến trường khỏe mạnh nhưng tối đã rơi vào nguy kịch. Chi phí điều trị một ca bệnh do não mô cầu rất tốn kém, phải huy động nhiều thiết bị, nhân lực, chưa kể gánh nặng chăm sóc người tàn tật về sau”, BS. Khanh cho hay và lưu ý việc bỏ ra chi phí cho việc tiêm vắc xin hiện nay không đáng kể so với chi phí điều trị và phát sinh khi mắc bệnh.
Dấu hiệu tử ban điển hình khi mắc não mô cầu. Ảnh: Science Direct
BS. Bạch Thị Chính – Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết dữ liệu báo cáo về số ca não mô cầu ở Việt Nam có thể thấp hơn thực tế do tình trạng lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng kết quả xét nghiệm; thiếu kinh nghiệm trong chẩn đoán và thiếu hệ thống giám sát dẫn đến bỏ sót ca bệnh. Vi khuẩn não mô cầu có 5 nhóm gây bệnh thường gặp ở Việt Nam là A, B, C, Y, W-135, trong đó não mô cầu nhóm B gây bệnh cao hơn ở nhóm trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tháng tuổi.
Video đang HOT
Hệ thống giám sát trọng điểm viêm màng não do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương điều hành thu thập dữ liệu từ Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) từ năm 2012 cho thấy, hầu hết các trường hợp viêm màng não mô cầu xâm lấn đều do não mô cầu nhóm B gây ra.
Vào năm 2016 và 2022, bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh nhiệt đới TP.HCM từng ghi nhận 2 ca mắc não mô cầu B gây sốc nhiễm khuẩn huyết nguy kịch ở bé trai 4,5 tháng tuổi (Tiền Giang) và bé gái 5 tháng tuổi (quận 11, TP.HCM). Sau đó, bé trai được cứu sống nhưng phải chịu di chứng cắt cụt chi còn bé gái đã tử vong chỉ sau hơn 8 giờ nhập viện.
Đã có vắc xin cho trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn đến 50 tuổi
Hiện nay hệ thống tiêm chủng VNVC cùng hãng vắc xin và dược phẩm hàng đầu thế giới GSK đã đưa về Việt Nam và triển khai tiêm vắc xin thế hệ mới phòng viêm màng não mô cầu nhóm B, mang lại cơ hội phòng bệnh sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi và người lớn đến 50 tuổi.
Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh não mô cầu nhóm B tại VNVC. Ảnh: Duy Hiên
VNVC hiện có đầy đủ cả 3 loại vắc xin phòng tất cả các nhóm huyết thanh não mô cầu nguy hiểm, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ em và người lớn từ 2 tháng đến 55 tuổi gồm: vắc xin phòng não mô cầu nhóm B thế hệ mới (Bexsero – Ý); vắc xin phòng ngừa não mô cầu nhóm BC (Mengoc BC – Cuba) và ACYW-135 (Menactra – Mỹ).
Theo VNVC, vắc xin não mô cầu thế hệ mới Bexsero (Ý) được sản xuất theo công nghệ mới là tiếp cận dựa trên hệ gen của vi khuẩn não mô cầu (reverse vaccinology). Vắc xin chứa 4 thành phần kháng nguyên (4CMENB) của nhóm B, cung cấp khả năng tiêu diệt hiệp đồng cao và bao phủ nhiều chủng vi khuẩn não mô cầu nhóm B hơn. Vắc xin có hiệu quả 95% phòng các bệnh lý não mô cầu xâm lấn nhóm B gây ra như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi,…
Vắc xin Mengoc BC (CuBa) do hãng Finlay Institute tại CuBa sản xuất theo công nghệ túi màng ngoài Polysaccharide chứa 1 thành phần kháng nguyên nhóm B nên hiệu quả bảo vệ trên nhóm B hẹp hơn. Vắc xin được tiêm cho trẻ em từ 6 tháng đến người lớn 45 tuổi.
Vắc xin Menactra do hãng dược phẩm hàng đầu thế giới Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất tại Mỹ theo công nghệ Polysaccharide cộng hợp phòng 4 nhóm huyết thanh A, C, Y, W-135, có lịch tiêm cho trẻ từ 9 tháng đến người lớn 55 tuổi. Theo số liệu của CDC Mỹ, từ khi đưa vào sử dụng, vắc xin cộng hợp ACYW-135 đã giảm đến 90% số ca mắc bệnh ở các nhóm huyết thanh chính gây bệnh C, Y và W-135.
Hiện, cả 3 loại vắc xin này đều được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng các vắc xin thế hệ mới như Bexsero hay Menactra được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa nhiều hơn các chủng vi khuẩn gây bệnh.
“Các vắc xin não mô cầu không có miễn dịch phòng ngừa chéo nên trẻ em và người lớn cần tiêm sớm và đầy đủ các vắc xin phòng 5 nhóm huyết thanh gây bệnh kể trên”, đại diện VNVC khuyến cáo.
Khách hàng tiêm chủng tại VNVC hoặc người dân có thể tra cứu lịch sử tiêm chủng, tìm hiểu các loại vắc xin phù hợp và nhiều thông tin quan trọng về tiêm chủng vắc xin qua Mobile App “VNVC – Trợ lý tiêm chủng” để có được các thông tin khoa học, đầy đủ, không bỏ lỡ lịch tiêm và nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn. |
Bé trai 12 tháng tuổi tử vong vì nhiễm trùng huyết do tụ cầu
Chỉ từ ho, viêm phổi, bé trai (12 tháng tuổi) suy đa tạng, rơi vào tình trạng nguy kịch vì nhiễm trùng huyết do tụ cầu.
ThS.BS Lê Nhật Cường - Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đang theo dõi một bệnh nhi phải lọc máu do nhiễm trùng huyết tụ cầu. Ảnh: BVCC
Bé N.T (12 tháng tuổi, Ninh Bình) tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh. Bệnh diễn biến ở nhà khoảng 3 ngày, trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục (khoảng 39 - 40 độ C), kèm theo ho nhẹ, chảy mũi.
Đến ngày thứ 3, trẻ mệt mỏi, ăn kém, gia đình đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng khó thở, mệt nhiều, li bì, có các dấu hiệu của suy tuần hoàn. Tại đây, trẻ được chẩn đoán ban đầu là sốc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết. Các bác sĩ tiến hành đặt nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc trợ tim, kháng sinh và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng rất nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thần kinh, tổn thương thận cấp (tình trạng suy đa cơ quan do sốc nhiễm trùng). Ngay lập tức, các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực Nội khoa đã thực hiện nhiều biện pháp can thiệp tích cực như: thở máy, sử dụng thuốc trợ tim nâng huyết áp, kháng sinh phù hợp và tiến hành lọc máu liên tục do trẻ có biểu hiện suy thận cấp.
Kết quả xét nghiệm cho thấy trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu. Đây là nguyên nhân khá thường gặp gây tổn thương nhiều cơ quan như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, viêm xương, viêm khớp.
Bệnh nhi N.T tiếp tục được điều trị tích cực bằng kháng sinh, dẫn lưu màng phổi, màng tim (dọn sạch các ổ nhiễm trùng), hỗ trợ hô hấp, hỗ trợ tuần hoàn. Dù tình trạng tim mạch của trẻ cải thiện, tuy nhiên do trẻ bị biến chứng viêm phổi hoại tử gây ra do tụ cầu rất nặng nề, nên trẻ đã tử vong sau 15 ngày điều trị.
Theo ThS.BS Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, tụ cầu là căn nguyên nhiễm khuẩn thường gặp, ban đầu có thể gây ra các tổn thương ngoài da như nhọt, chín mé, hoặc viêm tấy tại các vết thương hở. Nếu được phát hiện và điều trị đúng bệnh, kịp thời, trẻ sẽ có thể khỏi hoàn toàn. Một số trường hợp vi khuẩn lan vào máu và gây ra tổn thương nhiều cơ quan như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm khớp mủ, viêm cơ. Một số trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm trùng (tình trạng nhiễm khuẩn gây ra hạ huyết áp).
Điều trị sốc nhiễm trùng chủ yếu là phát hiện sớm, sử dụng kháng sinh kịp thời, hồi sức hô hấp bằng hỗ trợ thở máy, hồi sức tuần hoàn bằng thuốc vận mạch, trợ tim. Ngoài ra, một số biện pháp hỗ trợ tích cực cho bệnh nhi nhiễm trùng huyết như: lọc máu liên tục hỗ trợ trong các bệnh nhân suy thận, sử dụng tim phổi nhân tạo (ECMO) cho các bệnh nhân suy hô hấp nặng, suy tuần hoàn nặng không đáp ứng với sử dụng thuốc vận mạch.
Đáng nói, dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức và được can thiệp phù hợp ngay từ đầu, nhưng nhiễm trùng huyết do tụ cầu vẫn có tỷ lệ tử vong khá cao. Theo các nghiên cứu trên thế giới: Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở các nước phát triển là khoảng 22% và các nước đang phát triển là khoảng 33%. Một tổng kết tại khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tụ cầu cũng chiếm khoảng 30% và chủ yếu trên các bệnh nhi có tổn thương thần kinh (viêm màng não), tổn thương tim mạch (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tràn dịch màng tim).
Tụ cầu khuẩn là các vi khuẩn Gram dương, hiếu khí, trong đó Staphylococcus aureus là tác nhân gây bệnh nhiều nhất; nó thường gây ra nhiễm trùng da và đôi khi viêm phổi, viêm nội tâm mạc, viêm tủy xương, dẫn đến hình thành các ổ áp xe. Một số chủng tạo nên các độc tố phức tạp gây viêm dạ dày ruột, hội chứng bong vảy da và sốc nhiễm khuẩn.
Kết quả xét nghiệm của trẻ nhập viện trong vụ ngộ độc đêm Trung thu Ngay sau khi nhập viện vì tiêu chảy, sốt, đau bụng, các bệnh nhi ngộ độc đêm Trung thu đã được lấy mẫu phân, thực hiện soi cấy vi khuẩn. Đến nay, bệnh viện đã có kết quả của phần lớn các trường hợp. Chiều 9/10, nguồn tin của VietNamNet cho biết đã có kết quả soi cấy phân của các bệnh nhi...