Phòng bệnh trong tiết ấm miền Nam bằng thịt vịt
Tháng chạp, thời tiết miền Nam ấm áp, nắng nóng kéo dài cùng với độ ẩm tăng cao làm cho hai khí nhiệt và thấp kết hợp, có thể gây ra những chứng bệnh mà đông y gọi là bệnh do nhiễm thấp nhiệt.
Đó là các bệnh nhiễm trùng ngoài da, mụn nhọt, lở ngứa, sưng đau, phù nề; những bệnh viêm nhiễm như kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt do nắng nóng, viêm phổi, viêm dạ dày, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sinh dục, phong tê thấp…
Do đó, thịt vịt già (lão áp) nên là loại thực phẩm ưu tiên của miền Nam vào tháng chạp để bồi bổ, giúp cơ thể phòng chống những bệnh do thấp nhiệt gây ra.
Thịt vịt là thực phẩm bồi bổ cơ thể rất tốt trong khí trời ấm, giúp cơ thể phòng chống những bệnh do thấp nhiệt gây ra. Ảnh minh họa: kttd.
Về việc bồi bổ được phân làm 2 loại là bồi bổ bằng thuốc (dược bổ), và bồi bổ bằng ăn uống (thực bổ). Theo đông y thì “dược bổ không bằng thực bổ”, đối với người sau khi bệnh nặng, tiêu hóa còn yếu, thường cần thực bổ hơn.
Trong thời gian bồi bổ, nếu bị cảm mạo, phát nhiệt, đi tả, thì nên dùng thuốc chữa trị, tạm thời dừng sử dụng các thực phẩm bổ dưỡng để phòng ngừa bổ phẩm làm lưu bệnh. Sau khi bệnh đã lui rồi thì mới tiến hành bồi bổ. Bồi bổ cần theo nguyên tắc “ bổ kỳ bất túc” tức là cơ thể thiếu thành phần dinh dưỡng nào thì bồi bổ thành phần dinh dưỡng ấy. Do đó, đối với người có thân thể khỏe mạnh, xưa nay không bị hư suy mà lại đi bồi bổ thì không đúng với mục đích và ý nghĩa của việc bồi bổ.
Nếu muốn tăng cường thể chất thì nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, các phương pháp vận động như Thái cực quyền, khí công, yoga…, và tăng thêm các chất dinh dưỡng thông thường, không cần phải dùng bổ dược hoặc bổ phẩm.
Trong 100g thịt vịt chứa các chất dinh dưỡng như: Protein, chất béo, vitamin A, B1, B2, B3, B5, vitamin E, canxi, phốt pho, sắt, kẽm, selenium, đồng, mangan…
Video đang HOT
Theo đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Sách Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi: Thịt vịt bổ ngũ tạng và lợi thủy. Dùng chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao.
Tuệ Tĩnh đã viết trong Nam dược thần hiệu rằng gia áp (vịt) có tác dụng bổ hư, ích tạng, dùng trị kinh phong trẻ con, giải độc, trị lở sưng và lỵ nhiệt.
Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi nhận trong sách Lĩnh nam bản thảo rằng, vịt có sắc vàng trắng thì bổ trung ích khí rất tốt, vịt non mà sắc đen thì độc; vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện; vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Để làm thuốc, nói chung nên dùng thịt vịt mái già.
Ngày nay người ta biết trong thịt vịt có nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ôliu (chất béo không bão hòa đa nguyên tố, bao gồm omega 3 và omega 6, và chất béo không bão hòa đơn, được gọi là cholesterol có ích), có tác dụng phòng chống tăng cholesterol trong máu, và có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vữa xơ động mạch, tăng sức đề kháng, duy trì sự cân bằng chất axit và kiềm, có tác dụng bảo vệ tim, phòng chống đột quỵ.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ chữa bệnh tim mạch, hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Thịt vịt còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho người bệnh. Có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, thường đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít, khí hư bạch đới, sản phụ thiếu sữa.
Lưu ý khi ăn thịt vịt
- Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư, tỳ vị yếu, lạnh, người bị ngoại cảm chưa khỏi hẳn, tạm thời chưa nên ăn.
- Không ăn thịt vịt cùng với hồ đào (quả óc chó), mộc nhĩ, thịt ba ba, thịt rùa đen.
Lương y Đinh Công Bảy
Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM
Theo VNE
Dưa hấu - vị thuốc dưỡng nhan
Dưa hấu là loại quả có nhiều lợi ích cho cuộc sống, từ dùng giải khát đến làm thuốc chữa bệnh đều hiệu quả. Trong dưa hấu có chứa nhiều chất dinh dưỡng giá trị. Cụ thể, 100g phần ăn được của dưa hấu có chứa các chất sau: nước 95,5g; protid 1,2g; lipid 0,2g; glucid 2,3g; chất xơ 0,5g; tro 0,3g. Các chất khoáng vi lượng: Ca 8mg; P 13mg; Fe 1mg; Mg 10mg; K 112mg; Zm 0,10mg. Các vitamin: beta caroten 4.200 microgam; B1 0,04mg; B2 0,04mg; B3 0,178mg; B5 0,221mg; B6 0,045mg; B9 (folate) 3 microgam; C 8,1mg; PP 0,2 mg. Ngoài ra còn có citrulline 0,17g; lycopene 8g; manitol...
Dưa hấu có chứa nhiều axit folic, là một sinh tố nhóm B cần cho sự tạo máu. Chỉ cần ăn 200g dưa hấu là đủ nhu cầu axit folic trong ngày.
Theo Đông y, thịt quả dưa hấu có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng giải khát, giải say nắng, trừ phiền nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, sinh tân dịch. Vỏ quả dưa hấu có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải thử độc, làm hết khát, lợi tiểu. Hạt dưa có vị ngọt, tính hàn, tác dụng hạ nhiệt, hạ khí, lợi tiểu.
Sách Nam dược thần hiệu của danh y Tuệ Tĩnh viết: "Tây qua là quả dưa hấu, vị ngọt nhạt, tính hàn, không độc, tác dụng chỉ khát tiêu phiền, trị trúng thử, thông tiểu tiện, trị tê đau, lỵ ra máu".
Ngày nay, người ta dùng dưa hấu trong trường hợp cao huyết áp, nóng ở vùng bàng quang, tiểu buốt, viêm thận, phù thũng, vàng da, đái tháo đường, say rượu, cảm sốt do thử nhiệt, phiền khát, lỵ ra máu, ngậm với nước muối, nuốt nước để chữa viêm họng. Ngày uống hai đến ba chén nước ép dưa hấu (khoảng 200-300g thịt quả dưa hấu).
Vỏ quả dưa hấu dùng để giải say nắng, chữa sốt cao, khát nước, đi tiểu ít, tiểu lắt nhắt, phù thũng, miệng lưỡi sưng lở. Có thể dùng tới 40g vỏ quả sắc với 500ml nước để uống thay trà. Hoặc dùng vỏ quả khô đốt thành than, tán thành bột ngậm chữa miệng lưỡi sưng lở.
Hạt dưa hấu dùng để chữa đau lưng, trị giun sán, phụ nữ hành kinh quá nhiều. Ngày dùng 12 - 16g sắc uống. Ngoài ra, hạt dưa hấu còn được người Trung Quốc dùng để làm mát phổi, tan đàm, nhuận trường.
Rễ và lá dưa hấu dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ vào mùa hè.
Người ta còn ghi nhận chất citrulline trong dưa hấu, qua tác động của một số enzyme, sẽ chuyển đổi thành arginine, là một acid amin có tác dụng làm lành vết thương, tăng cường hoạt động của tim mạch, tăng tính miễn dịch, tăng cường lưu thông máu, giúp các cơ quan trong cơ thể loại bỏ chất độc. Đặc biệt, chất citrulline có tác dụng giúp trương giãn mạch máu, kích thích hoạt động của nitric oxide (NO), giống tác dụng của viagra trong điều trị rối loạn cương dương (ED) và làm tăng khả năng tình dục. Tuy nhiên, chất citrulline này có ở phần trắng của vỏ dưa nhiều hơn thịt của dưa hấu. Chất lycopene và những chất chống oxy hóa trong dưa hấu rất có ích cho những người bị bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2, bệnh ngoài da, mỡ trong máu cao, cao huyết áp, béo phì...
Để bảo vệ da khi bị bỏng, người Trung Quốc dùng dưa hấu quả to, bỏ hạt, lấy thịt và nước cho vào lọ thủy tinh, bịt kín lại, chờ ba - bốn tháng khi đã lên men lấy nước ra dùng.
Đầu tiên, rửa sạch vết thương bằng nước muối nhạt, lấy bông vệ sinh tẩm ướt nước dưa hấu để bôi lên chỗ đau, ngày bôi hai - bốn lần. Theo kinh nghiệm, bỏng độ 1, độ 2 chỉ bôi một tuần là khỏi; ở bỏng độ 3 thì bôi hai - ba tuần là lành.
Dưa hấu còn có tác dụng làm se khít lỗ chân lông và tăng độ đàn hồi cho da, giúp da sáng mịn. Nghiền phần đỏ của dưa hấu thành bột nhão, đắp lên mặt khoảng 15 - 20 phút rồi rửa sạch. Cách này giúp dưỡng da, chống khô và nám da, làm giảm bớt cơn đau khi da bị cháy nắng. Mỗi tuần thưc hiên từ hai - ba lần. Cũng có thể trộn 200g dưa hấu nghiền với một muỗng cà phê mật ong, bốn muỗng cà phê rượu nho (có thể dùng bia loại tốt cũng được), hai muỗng canh dầu mè. Sau đó bôi hỗn hợp này lên da trong khoảng 15 - 30 phút rồi rửa sạch. Nếu bạn có tủ lạnh, có thể ủ hỗn hợp nói trên trong ngăn mát của tủ lạnh khoảng 30 phút thì sẽ hiệu quả hơn. Trường hợp bạn có loại da nhờn thì nên thêm vào hỗn hợp trên hai - bốn muỗng canh nước cam hoặc nước ép quả nho. Lưu ý chỉ nên dùng dưa hấu vừa mới bổ ra.
Để bảo vệ mái tóc óng mượt, chống tóc khô, tóc dễ gãy, dễ rụng, bạn có thể dùng hỗn hợp trên trộn thêm với một lòng đỏ trứng gà, đánh thật kỹ cho thành kem. Dùng loại kem này xoa lên đầu, lấy các ngón tay cào nhẹ cho kem thấm vào trong tóc và da đầu. Lấy túi ni lông sạch phủ lên tóc và dùng khăn bông quấn quanh đầu để giữ độ ẩm. Khoảng 45 - 60 phút sau mới gội đầu bằng nước ấm cho sạch. Mỗi tháng thực hiện từ hai - ba lần.
Lưu ý: những người bị thận suy, đi tiểu nhiều; người bị tỳ vị hư hàn, bụng lạnh, dễ tiêu chảy, hay buồn nôn thì không nên ăn dưa hấu.
Trường hợp dùng dưa hấu để trị liệu thì không được ướp lạnh, chỉ dùng tươi mới tốt. Tốt nhất, chỉ nên ăn dưa hấu không ướp lạnh và không nên ăn trước bữa ăn.
Theo PNO
Những chứng bệnh từ bia Bia hàm chứa phong phú thành phần dinh dưỡng như các loại đường, vitamin, acid amino, muối vô cơ và nhiều loại vi lượng..., được gọi là "bánh mỳ dịch thể". Nhưng những nghiên cứu y học mới đây cho thấy nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ gây ra " bệnh bia". Bệnh tim bia Trong nước giải khát các loại...