Phòng bệnh tiêu chảy cấp do virut Rota
Virut Rota là tác nhân gây tiêu chảy cấp nặng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Virut Rota là loại virut siêu vi có thể sống lâu trong môi trường nên có khả năng lây nhiễm rất cao. Chúng tấn công nhanh vào hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, gây tiêu chảy nặng, mất nước và có thể đe dọa tử vong.
Bệnh không thể chủ quan
Trẻ tiêu chảy phân lỏng, toàn nước, có lúc có màu xanh, có thể có đờm nhớt nhưng không có máu. Tiêu chảy và nôn mửa có thể lên đến 20 lần/ngày. Thông thường bệnh kéo dài từ 3 đến 8 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 2 tuần.
Ngoài ra, trẻ nhiễm Rotavirut thường rất nhỏ tuổi để có thể tự diễn đạt, bộc lộ, nên trẻ chỉ biết khóc và việc tiêu chảy nhiều lần làm cho cha mẹ rất lo lắng.
Điều trị tiêu chảy do virut Rota thế nào?
Do tiêu chảy và nôn nhiều nên cơ thể trẻ bị mất nước, đa số ở mức nhẹ và vừa, có những trẻ bị mất nước nặng. Để điều trị, điều quan trọng là phải bù nước kịp thời bằng nhiều cách và tùy thuộc vào mức độ mất nước của trẻ. Có 3 mức độ mất nước:
- Mất nước nhẹ: Trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói thường quấy khóc nhiều chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.
- Mất nước vừa: Ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi…
- Mất nước nặng: Ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã, hoặc li bì hôn mê, hoặc có những cơn co giật.
Khi nào cần truyền dịch? Trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải.
Để bù nước, tốt nhất cho trẻ uống nước từ từ, các loại nước hoa quả, oresol hoặc các dung dịch bù nước điện giải được chế biến từ thức ăn: nước cháo muối, nước gạo rang, súp cà rốt, nước hồng xiêm xay, chuối xay, nước dừa…. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh hoặc thuốc cầm tiêu chảy mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Video đang HOT
Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân. Mỗi gói ORS pha với 1 lít nước đun sôi để nguội (không nên pha nửa gói ORS với nửa lít nước), mỗi gói ORS II hoặc mỗi viên hydrite pha với 200ml nước đun sôi để nguội. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi.
Uống vaccin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu
Tiêu chảy do virut Rota là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nguy hiểm hơn, các biện pháp vệ sinh thông thường như: rửa tay, cung cấp nước sạch hay cải thiện vệ sinh môi trường không thể tiêu diệt được virut Rota. Hiện nay, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy cấp do virut Rota là uống vaccin phòng bệnh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc uống vaccin phòng virut rota cho trẻ trước 6 tháng tuổi giúp ngăn ngừa đáng kể số ca nhập viện do nhiễm bệnh trong 2 năm đầu đời.
Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo đưa vaccin phòng Rotavirut vào tất cả các chương trình tiêm chủng quốc gia trên phạm vi toàn cầu để bảo vệ trẻ khỏi tiêu chảy nặng và tử vong do virut này
Bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt
Theo một số thống kê tại các bệnh viện Nhi trong nước cho thấy, thực tế có rất nhiều trẻ bị nhiễm virut rota trước 6 tháng tuổi, thậm chí trước 3 tháng tuổi. Chính vì thế, điều quan trọng là cần phải bảo vệ trẻ càng sớm càng tốt, trước khi chúng đến tuổi dễ có nguy cơ bị virut Rota tấn công (bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi).
Theo ước tính nếu vaccin phòng Rotavirut được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam sẽ ngăn ngừa được 83% trường hợp tử vong, 84% trường hợp nhập viện và 70% trường hợp cần khám bác sị vì tiêu chảy do Rotovirut.
Theo SKDS
Kiết lị ở trẻ nhỏ: những kiến thức cơ bản
Bệnh tiêu chảy cấp là căn bệnh mà trẻ em rất dễ mắc. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có hai loại. Một loại chỉ nôn ói và tiêu chảy kéo dài mà phần lớn do rotavirus gây nên. Một loại đi tiêu có dịch nhầy và máu, đó là bệnh kiết lị theo cách gọi của dân gian.
Hiểu biết về kiết lị
Kiết lị là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Vi khuẩn Shigella được tống ra cùng với phân, và nếu không rửa tay sau khi đi cầu, tay có thể trở nên nhiễm trùng. Vi khuẩn sau đó sẽ do tiếp xúc và truyền đi.
Theo thường lệ cứ đến tháng 6, 7 là vào mùa bệnh tiêu chảy dạng kiết lị.
Kiết lị đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em, do có nguy cơ bị mất nước.
Các tác nhân xâm nhập qua đường miệng có thể khiến trẻ bị kiết lỵ
Nguyên nhân
Bệnh có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh mọc răng. Trẻ bị đau, sinh ra chán ăn và có sự thay đổi hệ tiêu hóa có thể dẫn đến phân lỏng và chảy nước.
Thuốc kháng sinh cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ. Có một số thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi các enzym tiêu hóa trong dạ dày, làm chậm tiêu hóa.
Tiêu thụ nước, thức ăn không sạch, không hợp vệ sinh.
Bệnh lây qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả... bị ôi, thiu thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo) ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm tay bẩn bốc thức ăn, đưa vi trùng vào mồm.
Nhận biết
Tiêu chảy dạng kiết lị không nôn ói nhiều mà đau bụng và mót rặn.
Bệnh biến chuyển nhanh, sau 24 giờ đau bụng và đi ngoài thì phân có dịch nhầy và máu. Trẻ đi ngoài rất nhiều lần, thậm chí không muốn rời bô vì luôn cảm thấy mắc rặn.
Nếu không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm như: Thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột, viêm loét đại tràng sau lỵ, viêm ruột thừa do amip...
Việc bạn cần làm là gì?
Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay, nếu thấy có chất nhớt, máu hay mủ trong phân tiêu chảy của trẻ.
Điều trị càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng như mất nước. Trong trường hợp bị kiết lị nghiêm trọng, trẻ có thể được nhập viện và cho truyền dịch để đối phó lại tình trạng mất nước.
Điều trị Oresol là một kỹ thuật chăm sóc dễ dàng tại nhà để bù nước cho trẻ bị kiết lị.
Giữ vệ sinh kỹ lưỡng mỗi khi con bạn đi cầu.
Đề phòng
Luôn chú ý nguyên tắc "ăn chín, uống sôi" cho trẻ.
Nhắc nhở trẻ phải rửa sạch tay trước khi ăn.
Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống, cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.
Khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang.
Theo SKDS
Những loại vắc xin trẻ cần phải được tiêm 1. Viêm gan B Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm ngay sau khi sinh 24h, và nhận được một liều lượng tương tự từ khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào lúc 6 đến 18 tháng tuổi. Thuốc chủng ngừa này bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B - virus lây lan...