Phòng bệnh men gan cao – căn bệnh diễn biến âm thầm
Men gan cao là căn bệnh diễn biến âm thầm nên nhiều người cho là không nguy hiểm đến tính mạng thường không đi khám. Tuy nhiên, đây lại là bệnh khó điều trị dứt điểm.
Nhiều người chỉ quan về bệnh men gan cao
Men gan là một loại enzyme nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Men gan tăng (men gan cao) là biểu hiện bất thường đầu tiên về sinh hóa ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan do thuốc và viêm gan tự miễn.
Anh Hà Trung, 35 tuổi (Đông Anh – Hà Nội) cho biết mình đã bị men gan cao cách đây 5 trong một lần đi kiểm tra sức khỏe do công ty tổ chức. Trước đây mình cũng coi thường sức khỏe lắm ham nhậu nhẹt bạn bè, ăn uống không kiêng cữ nên mình tăng cân nhanh từ 65kg lên 80kg trong một thời gian ngắn. Sau khi phát hiện mình có chỉ số men gan cao bác sĩ khuyên nên hạn chế hoặc không dùng những đồ uống chứa chất cồn như bia rượu. Từ đó trở đi mỗi lẫn nhậu nhẹt ở cơ quan hay bạn bè mình không dám uống.
Theo Thạc sĩ – bác sĩ Lê Thị Phương Huệ, Bệnh viện Thanh Nhàn, những người mà có dấu hiệu bị men gan mà khi sử dụng bia rượu nhiều thì khi vào cơ thể, gan sẽ phải làm việc “xử lý” lượng chất cồn và đào thải chúng ra ngoài. Nhưng khi gan yếu hoặc lượng chất cồn quá nhiều thì điều ngược lại sẽ xảy ra, chất cồn sẽ “xử lý” gan, phá hủy tế bào gan. Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên hạn chế uống bia rượu để bảo vệ lá gan. Đặc biệt khi gan bị viêm, men gan cao, người bệnh cần phải kiêng tuyệt đối bia rượu để giúp gan hồi phục nhanh.
Khi đã biết mình bị tăng men gan, bạn nên giữ gìn sức khỏe, tránh làm việc quá sức, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và bước kế tiếp là phải đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được sớm những biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, ung thư gan…
Men gan cao là căn bệnh diễn biến âm thầm nên nhiều người cho là không nguy hiểm đến tính mạng thường không đi khám. Ảnh minh họa
Còn chị Hạnh, 40 tuổi (Phủ Lý – Hà Nam) cho biết, dù không uống bia rượu nhưng chị vẫn mắc bệnh men gan cao. Chị kể trước khi thấy trong người mệt mỏi, da vàng lúc nào trong người thấy nóng ruột ăn không biết ngon, người gầy sụt cân. Chị nghĩ nguyên nhân do làm việc nhiều nên chủ quan không đi khám. Đợt đưa con đi thi đại học, cậu em trai chị thấy chị gái dạo này sức khỏe gầy cho đi kiểm tra làm các xét nghiệm máu thì bác sĩ cho biết chị bị viêm gan B kèm theo men gan cao gấp 2 lần so với bình thường. Nên phải dùng thuốc điều trị một thời gian để men gan được ổn định.
Theo bác sĩ Huệ những trường hợp như chị Hạnh khi bị men gan cao do xuất phát từ bệnh lý là nhất nhiều. Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan thì viêm gando virus là đáng sợ hơn cả. Viêm gan do virus có thể do virut viêm gan A, B, C, E, D. Viêm gan cấp do virus hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1- 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2-5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng. Đối với những trường hợp như thế này là men gan tăng ở mức độ trung bình chỉ cần bệnh nhân tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định bác sĩ thì men gan nhanh chóng trở lại bình thường.
Video đang HOT
Điều trị men gan cao phải theo chỉ dẫn của bác sĩ
Bác sĩ Huệ cho biết ngoài những nguyên nhân trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến men gan cao do các bệnh lý khác men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc…
Người bị tăng men gan nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để được bác sĩ theo dõi và đánh giá sự tiến triển của bệnh. Khi men gan tăng, bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số men gan trong máu tăng mà còn dựa vào nhiều yếu tố khác và các xét nghiệm cận lâm sàng khác mới hy vọng kết luận được nguyên nhân gây tăng men gan như siêu âm gan, siêu âm hệ thống dẫn mật, tụy tạng cũng như xem xét một số bộ phận khác.
Tuy nhiên, đây lại là bệnh khó điều trị dứt điểm. Ảnh minh họa
Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào.
Khi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy hồi phục chức năng gan. Những bệnh nhân bị men gan cao không ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào, thức ăn có nhiều chất béo hay các đồ ngọt. Vì các chất này có thể làm cho cơ thể tăng lên, dễ gây ra mỡ gan và mỡ máu cao, từ đó làm nặng thêm men gan cao, làm cho men gan cao chữa mãi không khỏi.
Một lưu ý hết sức quan trọng đối với bệnh nhân có men gan cao khi xét nghiệm máu thấy men gan tăng trong khi đang dùng một loại thuốc nào đó cũng nên cho bác sĩ khám bệnh và theo dõi sức khoẻ cho mình biết để bác sĩ có phương án giải quyết. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.
Người có men gan tăng cũng không nên chủ quan nhưng không nên lo lắng thái quá ảnh hưởng đến tinh thần, theo đó ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là còn mắc các bệnh khác về tim mạch hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa. Khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu là việc làm rất cần thiết.
Theo VNE
Viêm bờ mi: căn bệnh nhiều người chưa biết
Nhiều người chưa biết cách giữ gìn mắt đúng cách, hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh về mắt, đặc biệt là viêm bờ mi.
Đôi mắt là tài sản quý giá của mỗi con người là cũng là "cửa sổ tâm hồn". Thế nhưng, nhiều người lại chưa biết cách giữ gìn mắt đúng cách, hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh về mắt, đặc biệt là viêm bờ mi.
Rất nhiều người chủ quan khi thấy ngứa mắt, cộm mắt, đỏ xung quanh vùng mắt. Đấy có thể là những triệu chứng khởi đầu cho bệnh viêm bờ mi mắt mà nhiều người chưa biết đến.
Nhiều người chưa biết cách giữ gìn mắt đúng cách, hậu quả là dẫn đến nhiều bệnh về mắt, đặc biệt là viêm bờ mi. Ảnh minh họa
Mắc bệnh vì chủ quan
Theo chia sẻ của bạn Ngọc Minh (22 tuổi, ở Nghệ An) thì hồi học cấp 3, khi phát hiện mình có vấn đề với mắt, hay có những vảy màu trắng như gàu bám ở bờ mi, mí mắt sưng, đỏ, rát, nổi hạt li ti rất khó chịu nhưng do đang học và gia đình khó khăn nên bạn cứ để thế. Cho đến đi học đại học tình trạng bệnh kéo dài làm ảnh hưởng đến viêc học tập, Ngọc Minh mới đến bệnh viện Mắt TW khám, các bác sĩ kết luận đó là triệu chứng của viêm bờ mi. Viêm bờ mi là căn bệnh viêm ở phần da mi và phần lông mi mọc. Thường viêm bờ mi xảy ra khi tuyến bã gần chân lông mi hoạt động kém. Khi tuyến bã nhờn giảm chức năng, vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm, ngứa và kích thích mi mắt. Viêm bờ mi thường mạn tính và khó điều trị. Mặc dù thực sự khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị lực.
Từ đó đến giờ hơn 4 năm trôi qua nhưng căn bệnh này cứ đeo bám Ngọc Minh, một thời gian lại tái phát, làm bạn rất khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp, cản trở không nhỏ trong công việc.
Cùng có nỗi khổ giống với bạn Ngọc Minh là bác Bình (Đa Sĩ- huyện Thanh Oai, Hà Nội). Bác đã sống chung với bệnh viêm bờ mi trong suốt mấy chục năm. Ngày trước, do công việc của bác là công nhân môi trường, hàng ngày tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm môi trường, chất bẩn độc hại rất hay gây ngứa ở mắt nên bác thường đưa tay lên rụi. Mới đầu mắt bác có triệu chứng đỏ rát, ngứa nhưng sau đó có biểu hiện sưng đỏ, ngứa quanh mắt, lông mi rụng từng cụm. Thấy biểu hiện của bệnh ngày càng nặng bác đi khám được bác sĩ cho biết bác bệnh viêm bờ mi mắt đến này bệnh này của bác vẫn tái phát đi tái phát lại.
Căn bệnh khó chữa trị triệt để
Theo bác sĩ chuyên khoa mắt Nguyễn Trọng Cầu (BV Mắt Hà Đông) đây là căn bệnh khá phổ biến với người trên 50 tuổi, nhưng hiện nay cũng có rất nhiều trẻ tuổi bị bệnh này. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm bờ mi do ô nhiễm môi trườngđáng báo động, các rối loạn hóc-môn, dùng thuốc và mỹ phẩm bừa bãi... đều là những nguy cơ khả dĩ hình thành nên căn bệnh này.
Viêm bờ mi khó điều trị nhưng vệ sinh tốt có thể kiểm soát được các triệu chứng và phòng bệnh. Ảnh minh họa
Khi bị viêm bờ mi, người bệnh thường thấy chảy nước mắt hoặc đỏ mắt, cảm giác có sạn hoặc rát mắt, ngứa mắt, mi mắt sưng và đỏ, bong da xung quanh mi mắt, có vảy ở lông mi lúc ngủ dậy, nhạy cảm với ánh sáng, nước mắt có bọt, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi.
Mi mắt có thể xuất hiện chất nhờn và vảy bám vào lông mi làm cho hai mi mắt dính với nhau cả đêm. Người bệnh có thể phải banh mi mắt vào buổi sáng vì sự bài tiết các chất dính này. Đôi khi họ còn có thể nhận thấy các chất bài tiết trong nước mắt khô vào buổi sáng giống như cát. Viêm bờ mi thường mạn tính có thể ảnh hưởng đến lớp ngoài của mi mắt, vị trí mà lông mi mọc ra hoặc phần trong mi là phần tiếp xúc với nhãn cầu.
Tuy nhiên viêm bờ mi có những biến chứng nếu người bệnh chủ quan không đi khám khi lông mi bị rụng, lông mi mọc bất thường hoặc sẹo mi, hoặc những biến chứng khác như lẹo là một nhiễm khuẩn xuất phát từ vị trí gần chân lông mi. Nó là một bướu ở bờ hoặc trong mi mắt đau. Lẹo thường dễ thấy trên bề mặt mi mắt. Chảy nhiều nước mắt hoặc khô mắt cũng do bài tiết chất dầu bất thường và các hạt bám ở lông mi giống như gàu bám da đầu. Viêm bờ mi có thể làm tái phát đau mắt đỏ. Đôi khi gây ra tổn thương giác mạc: Kích thích liên tục từ bờ mi bị viêm hoặc lông xiêu có thể gây xước, loét giác mạc.
Chính vì thế, viêm bờ mi khó điều trị nhưng vệ sinh tốt có thể kiểm soát được các triệu chứng và phòng bệnh. Vệ sinh mắt rất quan trọng bệnh nhân cần được hướng dẫn để lật mi theo chiều đứng để vệ sinh và massage mi. Ở tư thế trên các lỗ tuyến sụn mi sẽ được bộc lộ, ta sẽ lau chùi mi từ bên này sang bên kia để loại trừ các vảy bám, dùng dung dịch rửa mắt có trên thị trường để lau rửa mắt thường xuyên. Ta có thể dùng tăm bông, miếng gạc hay chính các ngón tay để làm công việc này. Việc lau chùi cần làm hàng ngày cho đến khi thấy không còn khó chịu gì. Cần lưu ý là việc vệ sinh mi có thể gây nguy hiểm cho mắt nếu không tuân thủ quy trình và dùng dụng cụ thích hợp. Đa phần các triệu chứng của viêm mi sẽ giảm trông thấy sau một thời gian vệ sinh mi và massage mi.
Chườm mi là một động tác nữa bổ sung rất tốt cho các liệu pháp tổng thể điều trị viêm mi. Ta có thể dùng khăn, gạc, các túi gel được sản xuất riêng cho việc này cho vào nước ấm hay lò vi sóng nâng nhiệt độ lên. Sau đó chườm vài phút vào mi mắt. Phương pháp này làm bệnh nhân có cảm giác dễ chịu, các lỗ tuyến ở mi được giãn nờ và giải phóng cặn bã, đóng ghóp vào kết quả điều trị viêm mi. Chườm mi nên được làm hàng ngày và lâu dài.
Bên cạnh tất cả những biện pháp trên người bệnh cũng nên cung cấp cho bác sĩ về thói quen dùng thuốc, sinh hoạt, dinh dưỡng...để hai bên cùng lập kế hoạch điều trị. Cho đến thời điểm hiện tại viêm mi vẫn là căn bệnh mạn tính khó điều trị rất điểm nên đòi hỏi người bệnh kiên trì điều trị. Nếu có dấu hiệu bất thường cần đến khám các bệnh viện chuyên khoa.
Theo VNE
Thoái hóa khớp: căn bệnh nguy hiểm ở mọi lứa tuổi Thoái hóa khớp đang là một bệnh phổ biến và đang ngày càng "tấn công" vào lớp trẻ, nhất là những người làm công việc văn phòng. Bệnh có thể làm tổn thương đến các khớp và gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Thoái hóa khớp tấn công lớp trẻ Chị Hạnh Nga, 32 tuổi, là nhân...