Phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa
Trung bình, ở người trưởng thành có thể bị bệnh đường hô hấp khoảng 2-4 lần mỗi năm và con số này cao hơn rất nhiều đối với trẻ nhỏ. Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức y tế tại Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp lên đến 10 lần.
Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức y tế tại Hoa Kỳ, mỗi năm trẻ có thể bị bệnh đường hô hấp lên đến 10 lần
Thời tiết thất thường lúc giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh ở trẻ phát triển, trẻ có thể bị bệnh sau khi tiếp xúc với bạn bè, người lớn bị bệnh. Trẻ càng nhỏ thì diễn biến bệnh càng nhanh, càng nặng. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất mẫn cảm với thời tiết khiến trẻ dễ bị cảm khi giao mùa. Triệu chứng đầu tiên là ho, rồi viêm họng, sốt; nặng hơn trẻ có thể bị viêm phế quản, viêm phổi
Bệnh lý thường gặp ở trẻ lúc giao mùa
Với thời tiết vào thời điểm giao mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ biến động làm khả năng đề kháng của cơ thể non yếu trẻ bị suy giảm rất nhiều trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang… từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi.
Theo kinh nghiệm từ các bác sĩ Nhi khoa, những ngày nắng hanh vào sáng sớm và ban đêm lại trở lạnh khiến đường hô hấp của trẻ dễ bị bệnh. Số liệu thống kê từ các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy số trẻ bị các bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa, như: viêm họng, viêm mũi, viêm amiđan, viêm VA, viêm tai giữa, hen suyễn, viêm thanh quản cấp… vào dịp này thường tăng cao hơn bình thường từ 20-25%, nguyên nhân do thời tiết thay đổi.
Những phương thuốc an toàn cho trẻ
Theo các chuyên gia y tế, để điều trị ho và các bệnh viêm đường hô hấp, ngoài việc vệ sinh và phòng bệnh cho trẻ theo hướng dẫn của ngành y tế dự phòng, bên cạnh các thuốc tân dược (là các loại thuốc kháng sinh) thì có rất nhiều bài thuốc từ các thảo dược thiên nhiên dễ tìm có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả, an toàn cho trẻ và đặc biệt có tác dụng diệt virus mạnh, đơn cử như:
Tần dày lá (Húng chanh) với thành phần chứa tinh dầu, có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi khuẩn gây bệnh ho như: Staphylococcus, Salmonella typhi, Shigella sonnei… Thường dùng để trị cảm cúm, chữa ho, viêm họng, khản tiếng.
Video đang HOT
Núc nác có tác dụng sát trùng, làm dịu cơn ho dùng để chữa viêm họng, ho khan tiếng, ho lâu ngày, viêm khí quản.
Gừng làm ấm cổ, dịu các cơn ho, giúp kháng khuẩn và diệt virus bám trên niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng trước các tác nhân bên ngoài tấn công.
Những dược liệu trên đều không độc hại, dễ tìm, dùng an toàn cho cả trẻ nhỏ và người lớn, đã được sử dụng lâu đời trong dân gian. Hiện nay, một số đơn vị nghiên cứu khoa học và công ty dược phẩm có uy tín đã nghiên cứu, chiết xuất hoạt chất của những dược liệu trên bào chế thành sản phẩm chữa ho, viêm họng, viêm đường hô hấp hay viêm phổi dưới dạng sirô dễ uống, tiện dụng cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh ở trẻ nhỏ.
Theo TPO
Cách nào hạn chế viêm mũi dị ứng?
Mặc dù không trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng viêm mũi dị ứng (VMDƯ) lại là căn bệnh không chỉ gây rối loạn giấc ngủ mà còn kéo theo nhiều biến chứng phức tạp như viêm họng, viêm tai giữa, polyp mũi và viêm xoang mạn tính.
Thế nào là viêm mũi dị ứng?
VMDƯ là tình trạng viêm niêm mạc mũi do dị ứng khiến lớp niêm mạc này trở nên nhạy cảm quá mức, dễ bị kích ứng bởi các chất dễ gây dị ứng như khói bụi, lông vũ, nấm mốc, phấn hoa, mùi khó chịu, không khí lạnh...Tuy nhiên, khác với các bệnh viêm mũi khác, triệu chứng tái diễn của VMDƯ thường không có quy luật, chỉ cần tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây di ứng) thì bệnh sẽ dễ dàng xuất hiện.
Điều đó chứng tỏ rằng nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng không phải do vi khuẩn hay viêm nhiễm như bệnh viêm xoang, mà nó chủ yếu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Khi bị VMDƯ, người bệnh thường có các biểu hiện điển hình như nghẹt mũi, chảy mũi, nhức đầu, hắt hơi đi kèm chảy nước mắt hoặc ngứa mắt, hắt hơi liên tục vào buổi sáng sớm và kéo dài trên 10 ngày. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi xảy ra thường xuyên ở một bên mũi, chảy máu, ù tai, đau đầu, mất khứu giác, sưng mặt...
Các biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Việc ứ đọng dịch tiết do VMDƯ nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi trùng phát triển sẽ tạo thành các ổ viêm, dẫn tới bệnh viêm xoang nhiễm trùng hoặc viêm xoang do tắc các lỗ thông xoang.
Khi bị ngạt mũi vì VMDƯ, người bệnh không thể thở qua đường mũi nên phải thở bằng miệng. Do đó, các bụi bẩn, vi khuẩn, khí lạnh....từ không khí sẽ đi thẳng vào cổ họng. Đây là nguyên nhân gây bệnh viêm họng - thanh quản.
Đặc biệt, viêm nhiễm ở miên mạc mũi và xoang mũi sẽ gây mở vòi nhĩ, vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, gây tắc vòi nhĩ và hình thành viêm tai giữa.
Ngoài ra, ngạt mũi sẽ khiến người bệnh khó ngủ. Trạng thái ngáy và ngưng thở khi ngủ do bị ngạt mũi sẽ làm chất lượng giấc ngủ kém, gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động. Tình trạng này kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ.
Những mẹo nhỏ giúp hạn chế viêm mũi dị ứng
VMDƯ là một bệnh khó trị dứt điểm, dễ tái phát, vì vậy các chuyên gia Y dược học cổ truyền khuyên rằng:
- Cần tránh các tác nhân gây dị ứng bằng cách luôn giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn màn, áo gối.... Tránh sử dụng bếp than tổ ong, nuôi súc vật trong nhà để hạn chế VMDƯ.
- Khi tiếp xúc với các chất kích thích như bụi, khói thuốc lá, hóa chất... phải đeo khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động; cần nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, châm cứu, tập thể dục thường xuyên...
- Ưu tiên sử dụng thảo dược như Tân di, Bạch chỉ, Cảo bản, Phòng phong, Tế tân, Xuyên khung, Thăng ma và Cam thảo có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, ức chế miễn dịch.
Có thể kết hợp thảo dược dạng uống với dạng xịt để giúp các mạch máu co lại, làm thông thoáng đường mũi xoang, tăng đào thải dịch mủ, thuốc xịt mũi chiết xuất từ thảo dược sẽ giúp giảm nhanh hiện tượng sổ mũi, nghẹt mũi, điếc mũi...
Việc kết hợp cùng lúc 2 phương pháp "trong uống, ngoài thoa" sẽ là phác đồ điều trị hiệu quả nhất dành cho tất cả các bệnh nhân bị viêm xoang và VMDƯ.
Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược có thành phần từ bài thuốc cổ phương Tân Di Tán danh tiếng, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP- WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới) của công ty Nam Dược.
Chỉ định: Điều trị viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng có các triệu chứng: đau nhức, ê ẩm vùng đầu trán, sổ mũi, nghẹt mũi.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Liều dùng: uống 6-8 viên/ngày chia làm 2 lần. Thời gian dùng từ 1-2 tháng hoặc kéo dài hơn với thể viêm xoang phức tạp, lâu năm.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Tư vấn: 043.995.3901 - Website: www.thongxoangtan.vn Số giấy tiếp nhận HSĐKQC của Cục QLD- Bộ Y tế: 0240/12/ QLD-TT.
Theo Dân trí
Cách phòng tránh và điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào. Để trẻ không bị viêm phế quản, các bậc cha mẹ cần phải hiểu biết một số nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này. Đối tượng Thông thường, bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới...